Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Ngữ cảnh

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Ngữ cảnh

I. Mục tiêu cần đạt

 Giúp học sinh:

- Nắm được khái niệm ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ cùng với những nhân tố của nó.

- Tích hợp với văn bản “ Hai đứa trẻ”, với tập làm văn ở các bài nghị luận.

- Rèn luyện kĩ năng nói, viết phù hợp với ngữ cảnh, có năng lực nhận thức và lĩnh hội được lời nói trong mối quan hệ với ngữ cảnh.

 

doc 7 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2300Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Ngữ cảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng việt: 
 NGỮ CẢNH
 Tiết: 39- 40
Giáo sinh: Nguyễn Thị Ngọc Mai
Giáo viên hướng dẫn: 
Ngày soạn:
Ngày dạy: Lớp: 11A5
I. Mục tiêu cần đạt
 Giúp học sinh:
- Nắm được khái niệm ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ cùng với những nhân tố của nó.
- Tích hợp với văn bản “ Hai đứa trẻ”, với tập làm văn ở các bài nghị luận.
- Rèn luyện kĩ năng nói, viết phù hợp với ngữ cảnh, có năng lực nhận thức và lĩnh hội được lời nói trong mối quan hệ với ngữ cảnh.
II. Tiến trình dạy học
Các hoạt động
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
Hình thành khái niệm : “ Ngữ cảnh”
1. Khái niệm : ngữ cảnh”
Hoạt động 2:
Tìm hiểu các nhân tố của ngữ cảnh
Hoạt động 3:
Tìm hiểu vai trò của ngữ cảnh
Hoạt động 4:
Hướng dẫn luyện tập
GV: yêu cầu HS tìm hiểu mục I trong SGK và trả lời câu hỏi :
Tại sao cùng là một câu hỏi: “ Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” ở mục I.1 lại được coi là một câu hỏi vu vơ, mà ở mục I.2 lại được coi là một câu xác định ?
GV: tổ chức HS thảo luận nhóm, gọi đại diện nhóm trả lời
GV: Có thể nói rằng,mỗi câu đều được sản sinh ra trong một bối cảnh nhất định và chỉ được lĩnh hội đầy đủ, chính xác trong bối cảnh của nó.Bối cảnh đó được gọi là ngữ cảnh. Vậy, hiểu một cách đơn giản, ngữ cảnh là gì?
GV: yêu cầu HS tìm hiểu mục II tròn SGK và suy nghĩ trả lời câu hỏi: Ngữ cảnh bao gồm những nhân tố nào?
GV: gọi 1 HS trả lời
GV: tổ chức cho học sinh là việc nhóm, chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm trình bày một nhân tố của ngữ cảnh, có ví dụ minh hoạ ( ví dụ lấy trong văn bản “ Hai đứa trẻ” là tốt nhất)
Chú ý: có thể chia nhóm theo từng dãy, hoặc theo bàn, tùy theo cấu trúc lớp học
GV: yêu cầu HS tìm hiểu mục III trong SGK và trả lời câu hỏi: Vai trò của ngữ cảnh đối với quá trình sản sinh văn bản ?
GV: Vai trò của ngữ cảnh đối với quá trình lĩnh hội văn bản?
GV: gọi 1 HS trả lời
GV: gọi một HS đọc phần “ Ghi nhớ” trong SGK
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách, chữa bài tập cùng HS.
HS: thảo luận nhóm tích cực, cử đại diện trả lời
Yêu cầu cần đạt: 
* Câu hỏi: “ Giờ muộn như thế này mà họ chưa ra nhỉ ?” là một câu hỏi vu vơ vì không thể xác định được :
- các nhân vật giao tiếp: ai hỏi, ai trả lời, quan hệ giữa người nói và người nghe như thê nào, địa vị xã hội ra sao
- thời gian, không gian: hỏi lúc nào, ở đâu
- đối tượng được nói đến: “ họ” là những ai?
- thời điểm của sự phủ định: “ chưa ra” tính từ thời điểm nào?...
* Câu hỏi : “ Giờ muộn như thế này mà họ vẫn chưa ra nhỉ?” được đặt trong đoạn trích giúp ta hiểu được:
- các nhân vật giao tiếp: câu hỏi này là câu hỏi của chị Tí, chị hỏi những người cùng cảnh với mình: Liên, bác Siêu, gia đình bác xẩm
- thời gian, không gian: buổi tối, nơi phố huyện nhỏ
- đối tượng được nói đến: mấy người phu gạo hay phu xe, hoặc mấy chú lính lệ trong huyện, hay người nhà thầy thừa đi gọi chân tổ tôm
- thời điểm của sự phủ định: tính từ buổi tối.
HS: trả lời
Yêu cầu cần đạt: 
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ, ở đó người nói ( người viết) sản sinh ra lời nói thích ứng, còn người nghe ( người đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội được đúng.
Cụ thể, ngữ cảnh là những yếu tố giúp cho câu nói trở nên cụ thể, khiến người nghe, người đọc có thể dễ dàng xác định được nhân vật giao tiếp ( gồm những ai), nội dung giao tiếp ( nói về cái gì, việc gì), thời gian và không gian giao tiếp ( lúc nào, ở đâu).
HS trả lời
Yêu cầu cần đạt: 
Ngữ cảnh bao gồm ba nhân tố:
 - nhân vật giao tiếp
 - bối cảnh ngoài ngôn ngữ
 - văn cảnh
HS: thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời
Yêu cầu cần đạt :
* Nhân vật giao tiếp
- Gồm tất cả các nhân vật tham gia giao tiếp: người nói( người viết), người nghe (đọc).
- Nếu chỉ có một người nói và một người nghe ta có song thoại.
VD: 
An đã nằm xuống gối đầu lên đùi chị, mi mắt sắp sửa rơi xuống, còn dặn với: 
 - Tàu đến chị gọi em dậy nhé.
 - Ừ, em cứ ngủ đi.
- Nếu có nhiều người tham gia và luân phiên vai nói- nghe cho nhau thì ta có một cuộc hội thoại.
VD: 
-Hôm nay, thằng Nam không đi học. Nó bị ốm à ? Bình hỏi cả nhóm.
- Hình như thế.Tuấn trả lời.
Thằng Thành gân cổ cãi:
- Ai bảo mày như thế, mẹ nó bị tai nạn, nó phải vào bệnh viện chăm sóc mẹ.
Bình nói thêm:
- Nam không bao giờ trốn học mà.Nam lại là thằng chăm học nhất trong nhóm mình nữa.
Tuấn gật đầu:
- Thế thì chiều nay, bọn mình cùng tới nhà Nam xem thế nào nhé! 
Cả bọn đồng thanh:
- Đồng ý!
- Mỗi người nói, nghe, đều có một vai nhất định: vai dưới ( con cái nói với bố mẹ, anh chị, thầy cô,nhân viên nói với sếp) Các vai này hình thành nên quan hệ giao tiếp ( gần gũi, đồng nghiệp, khách sáo, nhiệt tình hay hờ hững). Quan hệ của các nhân vật giao tiếp, vị thế của họ so với nhau luôn luôn chi phối nội dung và hình thức của lời nói, câu văn.
* Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
- Bối cảnh giao tiếp rộng:
 + Bối cảnh giao tiếp rộng bao gồm toàn bộ những nhân tố xã hộ, địa lí, kinh tế, văn hoá của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ, nó tạo thành một môi trường ngôn ngữ chi phối các nhân vật giao tiếp và cả quá trình sản sinh cũng như lĩnh hội lời nói.
 +Đối với văn bản văn học, bối cảnh văn hoá chính là hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Nó chi phối cả nội dung và hình thức của tác phẩm, vì thế người ta còn nói nhà văn lớn không phải là người đứng trên thời đại của mình mà là tinh hoa của thời đại mình.
- Bối cảnh giao tiếp hẹp:
 + Bối cảnh giao tiếp hẹp ( bối cảnh tình huống ). Đó là nơi chốn, thời gian xuất hiện câu nói với cùng những sự việc, hiện tượng xác định. Nhờ tính cụ thể này, mỗi câu nói đều có một tình huống xác định và do đó tình huống giao tiếp luôm luôn thay đổi một cách linh hoạt, sinh động: sự thay đổi ấy sẽ chi phối nội dung, hình thức và cả “ khẩu khí” của câu nói.
- Hiện thực được nói tới, bao gồm:
+ Hiện thực bên ngoài các nhân vật giao tiếp, gồm các sự kiện, các biến cố, các sự việc, hoạt động diễn ra trên thực tế đời sống ( thiên nhiên , xã hội).
+ Hiện thực bên trong ( tâm trạng) các nhân vật giao tiếp, gồm các trạng thái như: hưng phấn, lạnh nhạt, nông nhiệt, dửng dưng, hờ hững
+ Các hiện thực này không chỉ làm nên thông tin miêu tả ( thông tin về các sự kiện, biến cố) mà quan trọng hơn, còn làm nên “ thông tin bộc lộ”( thái độ, tình cảm của các nhân vật giao tiếp với nhau và đối với nội dung được các bên nói tới)
* Văn cảnh
+Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc đi sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó (âm, tiếng, từ, câu, đoạn văn)
+ Văn cảnh được xác định ở cả ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói, cả ở văn bản đơn và thoại (độc thoại) và văn bản đối thoại.
HS: trả lời
Yêu cầu cần đạt: 
 Đối với quá trình sản sinh văn bản ( nói, viết) : 
 +Ngữ cảnh chính là môi trường sản sinh lời nói, câu văn => ngữ cảnh luôn luôn ảnh hưởng và chi phối nội dung và hình thức của câu. Câu nói cần được sản sinh sao cho thích hợp với ngữ cảnh ( với các nhân vật giao tiếp, với bối cảnh rộng và hẹp, với hiện thực được đề cập tới, với văn cảnh) 
 + Ngữ cảnh để lại dấu ấn trong câu.
HS: trả lời
Yêu cầu cần đạt: 
 Đối với quá trình lĩnh hội ( nghe, đọc): nhờ ngữ cảnh mà khi lĩnh hội, người nghe (đọc) có thể dễ dàng giải mã các phát ngôn để hiểu được các thông tin miêu tả và thông tin bộc lộ.
HS: làm bài, trao đổi với bạn và với GV
Yêu cầu cần đạt: 
Bài 1: 
Đây là hai câu thơ trong bài “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Các câu này xuất phát từ bối cảnh: tin tức về kẻ địch đã có từ mười hai tháng nay rồi, nhưng chưa thấy lệnh quan. Trong khi chờ đợi, người nông dân cảm thấy chướng tai gai mắt trước những hành vi của kẻ thù.
Bài 2:
 Hai câu thơ của Hồ Xuân Hương gắn liền với tình huống giao tiếp cụ thể: đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọiHiện thực được nói tới trong hai câu thơ là hiện thực bên trong, tức là tâm trạng ngậm ngùi, chua xót của nhân vật trữ tình.
Bài 3:
Từ hoàn cảnh của xã hội Việt Nam thời bấy giờ, hoàn cảnh sống của nhà thơ chúng ta có thể hiểu bà Tú là một người phụ nữ tần tảo, hi sinh và chồng, vì con.
Bài 4:
Hoàn cảnh sáng tác chính là ngữ cảnh của các câu thơ trong bài. Rõ nhất là sự kiện vào năm Đinh Dậu( 1897), chính quyền thực dân Pháp lập nên đã tổ chức cho các sĩ tử Hà Nội xuống thi chung ở trường Nam Định. Trong kì thi đó, Toàn quyền Pháp ở Đông Dương là Đu-me đã cùng vợ đến dự. Những sự kiện đó chính là ngữ cảnh tạo nên các câu thơ.
Bài 5:
 Bối cảnh giao tiếp hẹp là : trên đường đi đi, hai người không quen biết gặp nhau, Trong bối cảnh đó, người hỏi muốn biết về thời gian để tínhtoán cho công việc riêng của mình ( có kịp đến điểm hẹn đúng giờ không, nên tiếp tục đi hay nghỉ, đi bình thường hay phải tăng tốc)

Tài liệu đính kèm:

  • docngu canh.doc