Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Ngữ cảnh

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Ngữ cảnh

I. KHÁI NIỆM:

Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó một yếu tố ngôn ngữ được sử dụng hoặc được tạo ra trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ , đồng thời người nghe (người đọc) dựa vào bối cảnh đó mà lĩnh hội được lời nói, câu văn.

Ví dụ: SGK

II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH:

1/ Nhân vật giao tiếp :

- Trong cùng một hoạt động giao tiếp có thể có một hoặc nhiều người tham gia(gọi chung là các nhân vật giao tiếp).

- Nhân vật giao tiếp hoặc đóng vai trò người nói(người viết) hoặc người nghe (người đọc).

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2865Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Ngữ cảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ CẢNH
I. KHÁI NIỆM: 
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó một yếu tố ngôn ngữ được sử dụng hoặc được tạo ra trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ , đồng thời người nghe (người đọc) dựa vào bối cảnh đó mà lĩnh hội được lời nói, câu văn. 
Ví dụ: SGK
II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH:
1/ Nhân vật giao tiếp : 
- Trong cùng một hoạt động giao tiếp có thể có một hoặc nhiều người tham gia(gọi chung là các nhân vật giao tiếp). 
- Nhân vật giao tiếp hoặc đóng vai trò người nói(người viết) hoặc người nghe (người đọc). 
- Nội dung và hình thức của lời nói, câu văn luôn chịu sự chi phối bởi quan hệ của các nhân vật giao tiếp và vị thế của họ so với nhau. 
(Mỗi nhân vật giao tiếp đều có những đặc điểm về nhiều mặt: lứa tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, cá tính, địa vị xã hội, quan hệ xã hội, địa phương sinh sống ... Những đặc điểm này luôn chi phối lời nói của cá nhân và việc lĩnh hội lời nói của người khác) 
Ví dụ : SGK
2/ Bối cảnh ngoài ngôn ngữ: 
 a) Bối cảnh giao tiếp rộng: 
 Đây là nhân tố tạo nên môi trường giao tiếp, chi phối cả người nói và người nghe, cả quá trình tạo lập và lĩnh hội lời nói của câu văn: bối cảnh xã hội, lịch sử, địa lí, văn hóa, phong tục tập quán, thể chế chính trị ... tựu trung là bối cảnh văn hóa. Vì bao gồm những phạm trù giao tiếp ở bên ngoài ngôn ngữ nên rất rộng lớn.
Ví dụ: SGK
* Đối với văn bản văn học: bối cảnh văn hóa chính là hoàn cảnh sáng tác (ra đời) của tác phẩm, chi phối nội dung lẫn hình thức ngôn ngữ (từ ngữ, câu, đoạn... )
b) Bối cảnh giao tiếp hẹp:
- Văn bản (sản phẩm của hoạt động giao tiếp) luôn được nảy sinh trong một tình huống giao tiếp cụ thể, đó là :
+ Nơi chốn, thời gian phát sinh văn bản 
+ Những sự việc, hiện tượng xảy ra xung quanh
Đây là những nhân tố không thể thiếu khi tìm hiểu mỗi trường hợp phát sinh văn bản (do bên cảnh giao tiếp này tạo nên những tình huống của văn bản giao tiếp nên còn được gọi là bối cảnh tình huống).
Ví dụ : SGK
* Đối với giao tiếp bằng ngôn ngữ, tình huống thường luôn thay đổi ® quan hệ giữa các nhân và giao tiếp; vị thế giao tiếp; tình cảm, cảm xúc của các nhân vật giao tiếp cũng thay đổi tùy tình huống ® thay đổi nội dung, hình thức của văn bản giác tiếp
c) Hiện thực được nói tới
Phần nghĩa sự việc của câu văn được tạo nên bởi hiện thực được nói đến. Đó có thể là hiện thực bên ngoài các nhân vật giao tiếp hoặc hiện thực tâm trạng con người.
3/ Văn cảnh:
- Khi nói đến ngữ cảnh của một đơn vị ngôn ngữ rộng hoạt động giao tiếp, không thể không nói đến văn cảnh xuất hiện của nó.
- Thuật ngữ văn cảnh đề cập đến những nhân tế tố ngữ cảnh sau:
+ Lời đối thoại hoặc lời đơn thoại
+ Dạng nói hoặc dạng viết
+ Trong mọi trường hợp, các đơn vị ngôn ngữ (âm tiếng, từ, ngữ, câu, đoạn...) đi trước hoặc đi sau một đơn vị ngôn ngữ đều tạo nên văn cảnh của nó.
=> Cũng như nhân vật, bối cảnh giao tiếp, văn cảnh vừa là cơ sở cho việc sử dụng vừa là cơ sở cho việc lĩnh hội đơn vị ngôn ngữ.
III. VAI TRÒ CỦA NGỮ CẢNH:
1/ Đối với người nói (người viết và quá trình sản sinh lời nói, câu văn)
- Ngữ cảnh chính là môi trường sản sinh ra lời nói câu văn ® luôn ảnh hưởng và chi phối nội dung và hình thức của câu Þ người nói (viết) phải biết tạo nên những sản phẩm giao tiếp thích hợp với ngữ cảnh
- Luôn có mối quan hệ giữa môi trường và văn bản giao tiếp - sản phẩm được tạo ra trong môi trường ấy Þ văn bản luôn mang dấu ấn của ngữ cảnh.
2/ Đối với người nghe (người đọc và quá trình lĩnh hôi lời nói, câu văn:
- Ngữ cảnh không chỉ có vai trò quan trọng với quá trình tạo lập mà với cả quá trình lĩnh hội văn bản giao tiếp, vì vậy, muốn lĩnh hội trọn vẹn (chính xác, hiệu quả) lời nói, câu văn, người nghe (người đọc) nên:
+ Căn cứ vào ngữ cảnh rộng và hẹp
+ Phải gắn từ ngữ, câu với ngữ cảnh sử dụng của nó; với từng tình huống và diễn biến cụ thể để có thể phân tích , tìm hiểu và giải thích thấu đáo, cặn kẽ về nội dung và hình thức của lời nói, câu văn)

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu canh(1).doc