Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận

A. Mục tiêu bài học

Qua bài học, nhằm giúp HS:

- Hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học: kịch, nghị luận

- Vận dụng những hiểu biết đã học vào việc đọc và cảm thụ văn

B. Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV Ngữ văn 11

- Thiết kế bài học

- Các tài liệu tham khảo khác

C. Cách thức tiến hành

- Phương pháp đọc hiểu, kết hợp phân tích, so sánh, gợi mở.

- Tích hợp phân môn Tiếng Việt, Đọc văn, Làm văn.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1665Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 112 - 113
MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC:
KỊCH, VĂN NGHỊ LUẬN
Ngày soạn: 02.04.10
Ngày giảng:
Lớp giảng:	11A	11C	11K	11E
Sĩ số:
A. Mục tiêu bài học
Qua bài học, nhằm giúp HS:
- Hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học: kịch, nghị luận
- Vận dụng những hiểu biết đã học vào việc đọc và cảm thụ văn
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV Ngữ văn 11
- Thiết kế bài học
- Các tài liệu tham khảo khác
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đọc hiểu, kết hợp phân tích, so sánh, gợi mở. 
- Tích hợp phân môn Tiếng Việt, Đọc văn, Làm văn.
D. Tiến trình giờ học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận ?
3. GTBM
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: - Cho Hs đóng vai trong tác phẩm truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày”.
+ Nhân vật Cải.
+ Nhân vật Ngô.
+ Nhân vật ông quan.
-> HS nhận xét thành phần tham gia vở kịch
GV: Em đã được học những tác phẩm kịch nào trong chương trình ngữ văn THPT? Kịch là gì ?
HS trả lời GV chốt lại 
GV: Đối tượng và đặc trưng phản ánh của kịch là gì?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: Nhân vật kịch và ngôn ngữ nhân vạt kịch có điẻm gì chú ý?
HS trả lời Gv ghi bảng
GV: Bố cục kịch?
GV: yêu cầu để đọc văn bản kịch?
Hết tiết 112 -> tiết 113
GV: Em đã được học những thể loại văn nghị luận nào trong chương trình THPT? 
HS trả lời GV chốt lại
GV: Cần chú ý những yêu cầu gì khi đọc văn nghị luận?
I. Kịch
1. Khái lược về kịch
- Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, có sự tham gia của nhiều người: đạo diễn, diễn viên, hoạ sĩ, nhạc công, vũ đạo, ca sĩ, kĩ thuật âm thanh, ánh sáng, ghi hình(trong đó 3 đối tượng quan trọng nhất là kịch bản, đạo diễn và diễn viên).
2. Đặc trưng
- Đối tượng phản ánh của kịch là những mâu thuẫn xung đột trong đời sống xã hội và con người – xung đột kịch.
- Xung đột kịch có vai trò quan nhất, tạo tính kịch, hấp dẫn, lôi cuốn.
- Hành động kịch do nhân vật kịch thể hiện góp phần thể hiện xung đột kịch.
- Nhân vật kịch: (chính, phụ; phản diện, chính diện) bằng lời thoại và hành động thể hiện tính cách, xung đột kịch, qua đó thể hiện chủ đề vở kịch.
- Cốt truyện kịch: phát triển theo xung đột kịch, qua các giai đoạn: mở đầu – thắt nút – phát triển - điểm đỉnh – giải quyết
- Thời gian, không gian kịch: có thể một địa điểm, nhiều địa điểm; một ngày, nhiều ngày, hàng năm, nhiều năm, nhiều thế hệ
- Ngôn ngữ kịch: Thể hiện trong lời thoại, mang tính hành động và khẩu ngữ: đối thoại và độc thoại, làm nổi bật tính cách nhân vật.
- Bố cục kịch: Một vở kịch được chia thành nhiều màn (hồi) khác nhau. Mỗi màn(hồi) lại được chia thành nhiều lớp (cảnh ) khác nhau.
- Phân loại kịch
+ Căn cứ vào tính truyền thống hay hiện đại: Kịch dân gian (chèo, tuồng, cải lương), kịch cổ điển (trước XX), kịch hiện đại (từ XX)
+Căn cứ vào tính chất : bi kịch, hài kịch, chính kịch (xung đột trong cuộc sống), kịch lịch sử
+ Căn cứ vào ngôn ngữ diễn đạt: Kịch nói, kịch hát múa, kịch thơ, kịch rối, kịch câm
3. Yêu cầu đọc kịch bản văn học.
- Đọc kĩ phần giới thiệu, tiểu dẫn 
- Tập trung vào lời thoại của nhân vật
- Phân tích hành động kịch
- Khái quát chủ đề tư tưởng, đánh giá giá trị của đoạn trích và toàn vở kịch
II. Văn nghị luận
1. Khái lược về văn nghị luận
- Khái niệm: Nghị luận là một thể loại văn học dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (xã hội, chính trị, văn học ) nhằm tranh luận, thuyết phục, bác bỏ, khẳng định, phủ nhậngiúp người đọc hiểu rõ vấn đề nêu ra.
- Căn cứ vào thời gian xuất hiện: Nghị luận dân gian (tục ngữ), nghị luận trung đại (chiếu, hịch, cáo, thư dụ), nghị luận hiện đại (tuyên ngôn, lời kêu gọi, xã luận, phê bình)
- Căn cứ vào đối tượng và vấn đề nghị luận: Nghị luận xã hội – chính trị (chính luận), nghị luận văn học (phê bình,. nghiên cứu, bình giảng, phân tích) 
2. Yêu cầu đọc văn nghị luận
- Tìm hiểu thân thế tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
- Phát hiện chính xác luận đề và hệ thống luận điểm.
- Đánh giá giá trị của hệ thống luận điểm.
- Tìm hiểu phương pháp luận chứng làm sáng tỏ luận điểm.
- Tìm hiểu và đánh giá thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết. 
- Tìm hiểu và đánh giá sự đặc sắc độc đáo riêng của người viết.
	5. Củng cố và dặn dò
	- Nhắc lại kiến thức cơ bản
	- Chuẩn bị bài: Luyện tập...

Tài liệu đính kèm:

  • docMotsotheloaiVHKichVNL.doc