Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Luyện tập câu nghi vấn tu từ

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Luyện tập câu nghi vấn tu từ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh:

- Nhận diện được các câu nghi vấn tu từ: những câu có hình thức như câu nghi vấn ( kết thúc bằng dấu chấm hỏi), nhưng không dùng để hỏi mà để thực hiện chức năng tu từ

- Nắm được hiệu quả diễn đạt của câu nghi vấn tu từ

- Biết vận dụng hểu biết về câu nghi vấn tu từ vào việc đọc- hiểu văn bản văn và làm văn

B. KIỂM TRA BÀI CŨ :

 - Giá trị nội dung và nghệ thuật của tập thơ Từ ấy của Tố Hữu?

C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : SGK, SGV, thiết kế bài dạy

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 5409Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Luyện tập câu nghi vấn tu từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án ngữ văn 11 nâng cao
Tiết thứ : 99 Phân môn: Tiếng Việt
Tên bài : 
Luyện tập câu nghi vấn tu từ
A. mục tiêu bài học : Giúp học sinh: 
- Nhận diện được các câu nghi vấn tu từ: những câu có hình thức như câu nghi vấn ( kết thúc bằng dấu chấm hỏi), nhưng không dùng để hỏi mà để thực hiện chức năng tu từ
- Nắm được hiệu quả diễn đạt của câu nghi vấn tu từ
- Biết vận dụng hểu biết về câu nghi vấn tu từ vào việc đọc- hiểu văn bản văn và làm văn
B. kiểm tra bài cũ : 
 - Giá trị nội dung và nghệ thuật của tập thơ Từ ấy của Tố Hữu? 
C. Phương tiện dạy học : SGK, SGV, thiết kế bài dạy
D. Hướng dẫn bài bài mới 
Hoạt động của GV và H
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: 
Thực hành theo sgk
 HĐ2: Tìm hiểu một số câu hỏi tu từ trong các ngữ cảnh khác
 I- Thực hành theo sách giáo khoa
Bài tập 1:
- Những câu nghi vấn trong đoạn trích Vũ Như Tô dùng để hỏi ( gọi là: những câu nghi vấn chân thực, những câu nghi vấn đích thực), nó được " cộng tác đối thoại" bằng những câu trả lời sau đó.
- Câu nghi vấn trong đoạn thơ của Tố Hữu không dùng để hỏi mà dùng để bộc lộ cảm xúc. Có thể diễn đạt hai câu thơ thành một câu văn xuôi như sau: " Không có sâu bằng những trưa thương nhớ".
 Bài tập 2:
 Nêu vai trò và tác dụng nghệ thuật của câu nghi vấn tu từ trong bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu.
 Bài Nhớ đồng có 13 khổ thơ, trong đó có 11 khổ thơ có câu nghi vấn tu từ ( trừ hai khổ 11,12). Những câu nghi vấn tu từ có tác dụng tô đạm nỗi nhớ nhung da diết của tác giả.
 Bài tập 3
a. Hàm ý trả lời:
- Nguyễn Giang cũng ở trong số người ấy.
- Cái xã hộichính là do các nhân vật ấy gây ra.
b. Nội dung chung: ý khẳng định, xác nhận.
c. Ví dụ tương tự:
 Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương
Há chẳng đây là xứ Phật
Mà sao ai nấy mặt đau thương?
 (Huy Cận )
d. Chuyển đổi câu:
- Chính Nguyễn Giang cũng ở trong bọn những người ấy.
- Cái xã hội Âu chẳng ra Âu, Hán chẳng ra Hán này, do chính các nhân vật giả dối Âu chẳng ra Âu, Hán chẳng ra Hán ấy múa bút khua lưỡi gây nên.
 Bài tập 4:
a. Hàm ý:
- Người ta không phải là cầm thú
-không thể tưởng tượng là mình khỏe và tự khắc khoẻ
- Không ai cho tao lương thiện. Không thể làm mất được những vết mảnh chai.
b. Phần nội dung chung: ý phủ định, phủ nhận
c. Ví dụ tương tự:
Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn ngàn năm
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
 (Chế Lan Viên)
d. Chuyển đổi câu
- Người ta không phải là cầm thú
- Một người nằm trên giường bệnh không thể tưởng tượng là mình khoẻ và tự khắc khoẻ được.
- Không ai cho tao lương thiện. Không thể làm cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này.
Bài tập5: Viết một đoạn văn, trong đó có dùng câu nghi vấn tu từ ( Xem sgv tr 212)
 II.Tìm hiểu một số câu hỏi tu từ trong các ngữ cảnh khác
 Câu văn luôn thay đổi để góp phần diễn đạt chính xác, tinh tế những biến thái trong đời sống tình cảm của con người.
* Với một hình thức câu nghi vấn, chúng ta thấy nó "thiên biến vạn hoá":
- Mấy giờ đá trận chung kết ? à hỏi để thu xếp công việc, sau đó đi xem
- Chị đi chợ về đấy à? à hỏi để thay lời chào
- Em mà cũng nói đến tình yêu chung thuỷ ư? à hỏi để ngụ ý chê cô gái thay đổi người yêu như thay áo.
- Anh thật thà nhất thế gian này thì phải? à hỏi để giễu cợt anh chàng hay nói dối như cuội
- Ai mua cho em cái áo khoác này? à để thăm dò
- Sao cái áo của anh lại có vết son? à hỏi để điều tra
- Em có biết anh hạnh phúc đến nào không khi có em bên cạnh? à để khẳng định 
*Với một ý khẳng định, chúng ta có thể gặp các câu sau:
- Ngôi nhà kia rất cao!
- Ngôi nhà kia cao khủng khiếp !
- Ngôi nhà kia cao chót vót !
- Ngôi nhà kia cao ngất ngưởng !
- Ngôi nhà kia mới cao làm sao !
- Ngôi nhà khia cao đến là cao !
- Trời ơi, ngôi nhà kia cao đến chóng mặt !
- Khiếp, chưa bao giờ thấy ngôi nhà nào cao như ngôi nhà kia !
 Ngược lại, với một ý phủ định:
- Ngôi nhà ấy mà cho là cao !
- Ngôi nhà kia chẳng hề cao !
- Ngôi nhà khác còn cao gấp bội !
- Ngôi nhà này thấp thảm hại !
- Ngôi nhà này không cao bằng ngôi nhà kia!
 Chúng ta sẽ hiểu thế nào về các câu sau đây:
- Em có đi chơi với anh được không?
- Em không bận việc gì chứ?
- Em không thấy sốt ruột à?
- Đến giờ rồi đấy em ạ!
- Anh không ngờ em lại sớm quên đến thé?!
- Nếu em thích, chúng ta sẽ đi bộ ?
 Có bao nhiêu cách hiểu chỉ sau một câu hỏi "bâng quơ":
- Ông Xuân lại bỏ hút thuốc lá?
 + Đã bỏ nhiều lần nhưng không được.
 + Một người kém nghị lực
 - Chị Hoa chưa có chồng?
 + Thế mà lại có con được?
 + Kén cá chọn canh.
- Chị Hiền có chồng cũng như không?
 + Chồng không quan tâm.
 + Chồng bê tha rượu chè, cờ bạc
 + Phải nuôi chồng tàn phế.
- Thơ thiếu nhi?
 + Thơ do các em thiếu nhi sáng tác
 + Thơ viết dành riêng cho các em thiếu nhi.
 + Thơ viết ngây ngô như trẻ em mới tập làm thơ.
G. Tài liệu tham khảo: 
 K.bổ sung kiến thức: 

Tài liệu đính kèm:

  • docT99 L.tap cau nghi van tu tu.doc