Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Luyện nói: thảo luận, tranh luận

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Luyện nói: thảo luận, tranh luận

A.Mục tiêu bài học

 Giúp HS:

 - Nắm vững và vận dụng thao tác lập luận bác bỏ trong thảo luận, tranh luận

 - Biết tổ chức và triển khai một tình huống thảo luận, tranh luận

B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV

C.Kiểm tra bài cũ: trong LV khi lập luận cần sử dụng các thao tác nào và cách sử dụng?

D.Hướng dẫn bài mới

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2503Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Luyện nói: thảo luận, tranh luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 123 (LV)
Luyện nói: thảo luận, tranh luận
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Nắm vững và vận dụng thao tác lập luận bác bỏ trong thảo luận, tranh luận
 - Biết tổ chức và triển khai một tình huống thảo luận, tranh luận 
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ: trong LV khi lập luận cần sử dụng các thao tác nào và cách sử dụng? 
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:GVHDHS chuẩn bị
- HS đọc tình huống 1 SGK, thảo luận một số LĐ qua những thành ngữ tục ngữ với yêu cầu dưa ra ~ lí lẽ, dẫn chứng khẳng định cái đúng, bác bỏ cái sai hoặc tìm ra ~ nghĩa mới cho LĐ 
- GV định hướng cho HS thảo luận và xem xét .
*Các tình huống 2, 3 cách tiến hành tương tự 
- 
*HĐ2:HDHS thực hành trên lớp
- Gọi HS trình bày, các HS khác nhận xét.
- GV bổ sung và chốt lại vấn đề 
*HĐ3: GV củng cố bài học 
I.Chuẩn bị
 1.Tìm hiểu yêu cầu của các bài tập
 a.Tình huống 1
 LĐ1: tránh voi chẳng xấu mặt nào
 - Thành ngữ trên có hàm ý: việc nhượng bộ, chịu lùi bước trước kẻ mạnh, có thế lực ko có gì xấu hoặc mất thể diện cả.
 - Tuy nhiên ko phải lúc nào sự né tránh cũng là hành vi ứng xử phù hợp. Người dũng cảm có lúc dám đối mặt với" voi" , với kẻ mạnh( nhưng lại làm những điều ngang ngược ) để tỏ rõ dũng khí để bào vệ lẽ phải.
 LĐ2: 
 - Có hàm ý khuyên mỗi người trong giao tiếp cần biết suy nghĩ , lắng nghe, ko nên tự bộc lộ mình hoặc can thiệp vào công việc của người khác mới là khôn ngoan chín chắn.
 - Nhưng mặt khác, nếu trước ~ người, ~ việc sai trái mà cứ im lặng, ko tỏ thái độ gì thì đó ko phải là cách ứng xử đúng đắn , ko đáng khuyến khích.
 b.Tình huống 2: 
 - Cần xác định đồng ý hay ko đồng ý với ý kiến được đưa ra
 - ý kiến đưa ra không hoàn toàn đúng vì:
 + Người có tính tựchủ đúng là ngườicó thể làm chủ tình cảm, hành độngcủa mình mà ko để bị chi phối bởi hoàn cảnh và ~ người xung quanh
 + Tuy nhiên điều đó ko có nghĩa là người có tính tự chủ có thể làm mọi việc mà ko cần quan tâm tới hoàn cảnh hoặc ~ người xung quanh. 
 + Điều quan trọng nhất là cần có sự điều chỉnh trong suy nghĩ, hành động cho phù hợp để đạt được MĐ tốt đẹp
 c.Tình huống 3: Hai ý kiến đánh giá trái ngược nahu về bài thơ " Vội vàng" 
 - Trong bài thơ ko phải ko có biểu hiện của tư tưởng mà lâu nay vẫn được cho là " hưởng lạc sống gấp"
 - Nhưng cần hiểu hưởng lạc là đến với ~ thú vui tầm thường mà là khát khao tận hưởng mọi hương sắc diệu kì của thế gian, của cái đẹp, của MX hạnh phúc , và sống gấp ko phải là tiêu phí cuộc đời vào ~ trò cuồng say vô nghĩa mà là hiến dâng đến tận cùng mỗi giây phút tuổi xuân cho cuộc đời
 - Bởi vậy đây ko phải là lối sống tiêu cực, vị kỉ mà là niềm khát khao sống mãnh liệt, đáng được trân trọng 
II.Thực hành trên lớp
 - Tiến hành thảo luận theo các yêu cầu
 + Lựa chọn vấn đề nội dung thảo luận 
 + Thảo luận mỗi vấn đề ( theo nhóm hoặc cả lớp)
 + Lắng nghe để nhận xét, rút ra những kết luận phù hợp cho từng tình huống.
III.Củng cố: 
 - Để tiến hành tranh luận thảo luận cần xác định vấn đề cần bác bỏ và vấn đề cần khẳng định ( bảo vệ) 
 - Lựa chọn cách thức khẳng định, bác bỏ
 - Xây dựng đề cương trình bày.
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Nắm chắc thao tác lập luận
 - Đọc thêm tài liệu 
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11
 - SGV 11 Nâng cao
H.Kiến thức bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docT123- Luyen noi.doc