Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Liên tưởng, tưởng tượng

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Liên tưởng, tưởng tượng

A/. MỤC TIÊU:

 Giúp H:

1/. Hiểu được nội dung vàvai trò của liên tưởng, tưởng tượng trong làm văn.

2/. Bước đầu có ý thức vận dụng liên tưởng, tưởng tượng vào làm văn.

B/.CHUẨN BỊ:

· GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.

· HS: SGK, Tầm quan trọng của việc liên tưởng, tưởng tượng.

 C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 G tổ chức giờ dạy theo cách nêu vấn đề k/hợp với các h/thức trao đổi th/luận, trả lời các câu hỏi.

 D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1 On định tổ chức: Kiểm diện HS

2. Kiểm tra bài cũ:

 An dụ tu từ là gì? Cho TD?

- H trả lời như mục I phần 1.

 Nói giảm, nói tránh là gì? Cho TD?

 - H trả lời như mục I, phần 2

 Nói quálà gì? Cho TD?

- H trả lời như mục I, phần 3

3.Giảng bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2784Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Liên tưởng, tưởng tượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 58
Ngày dạy: 
A/. MỤC TIÊU: 
 Giúp H:
1/. Hiểu được nội dung vàvai trò của liên tưởng, tưởng tượng trong làm văn.
2/. Bước đầu có ý thức vận dụng liên tưởng, tưởng tượng vào làm văn.
B/.CHUẨN BỊ:
GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
HS: SGK, Tầm quan trọng của việc liên tưởng, tưởng tượng.
 C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 G tổ chức giờ dạy theo cách nêu vấn đề k/hợp với các h/thức trao đổi th/luận, trả lời các câu hỏi.
 D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Oån định tổ chức: Kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ: 
F Aån dụ tu từ là gì? Cho TD?
- H trả lời như mục I phần 1.
F Nói giảm, nói tránh là gì? Cho TD?
 - H trả lời như mục I, phần 2
F Nói quálà gì? Cho TD?
- H trả lời như mục I, phần 3
3.Giảng bài mới:
* Giới thiệu 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
H đọc mục 1 SGK/ 179
TD:
1/ Nhìn hoa mai nở, em nghĩ đến điều gì?
2/ Cầm miếng trầu têm cánh phượng, nhà vua nghĩ đến vợ.( Truyện TC ) 
H: Cho TD và phát biểu khái niệm.
G: Nhận xét điều chỉnh k/niệm mà H p/biểu, yêu cầu H phân biệt liên tưởng trong đời sống và liên tưởng trong VH. Phân biệt các cách liên tưởng khác nhau.
H: Trả lời, tìm ra các loại liên tưởng, cho TD thêm.
H đọc mục 2 SGK/ 180
TD:
Cây bàng xoè tán tựa chiếc dù lớn.
- Thế nào là tưởng tượng?
- Tưởng tượng có những loại nào? Tưởng tượng tái tạo? Tưởng tượng sáng tạo?
H: Cho TD.
G: Liên tưởng, tưởng tượng có ý nghĩa ntn trong đ/sống và trong sáng tạo văn học nghệ thuật?
BT1 SGK/ 181
H: Đọc VB, thảo luận và trả lời theo câu hỏi của SGK.
BT2 SGK/ 181,182
H: Đọc VB, thảo luận và trả lời theo câu hỏi của SGK.
BT3 SGK/ 181,182
H: Đọc câu hỏi của SGK, thảo luận và trả lời theo câu hỏi đã định hướng. 
I/.LIÊN TƯỞNG: 
1/ Liên tưởng là hoạt động tâm lý của con người: từ việc này mà nghĩ đến việc kia, từ người này mà l/hệ đến người nọ.
 - Cơ sở của liên tưởng là do trong thực tế các sự vật, hiện tượng tồn tại không tách rời mà có quan hệ với nhau.
2/ Liên tưởng trong đời sống và liên tưởng trong sáng tác văn học, trong làm văn có sự khác nhau.
- Trong đời sống: liên tưởng tự phát, tản mạn, không nhất thiết phải có mục đích, ý nghĩa.
- Trong làm văn, sáng tác văn học: liên tưởng có mục đích nhằm làm nổi bật điều muốn nói, tạo ra một ý nghĩa nào đó.
TD: 1,2.
3/ Có nhiều cách liên tưởng: 
- Liên tưởng tương cận ( gần nhau).
TD: Từ bảng đen, phấn trắng à liên tưởng tới thầy,cô giáo..
- Liên tưởng tương đồng ( giống nhau )
TD: Từ Bác Hồ liên tưởng mặt trời ( Viếng lăng Bác- VP)
- Liên tưởng đối sánh trái ngược.
TD: Từ “dại” liên tưởng tới “khôn” ( Nhàn- NBK)
- Liên tưởng nhân quả ( nguyên nhân – hệ quả)
TD: “ Aên quả nhớ kẻ trồng cây” ( Tục ngữ )
* Chú ý: Liên tưởng trong làm văn có thể biểu hiện thành so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, cũng có thể biến thành hình tượng bao trùm với nhiều chi tiết phong phú.
II/. TƯỞNG TƯỢNG:
1/ Tưởng tượng là hoạt động tâm lý của con người nhằm tái tạo, biến đổi các biểu tượng ( hình ảnh) trong trí nhớ và sáng tạo ra hình tượng mới.
2/ Tưởng tượng tái tạo vàtưởng tượng sáng tạo:
a) Tưởng tượng tái tạo: Dựa vào một số thông tin tranh ảnh mà tạo ra hình tượng hoàn chỉnh về sự vật con người.
b) Tưởng tượng sáng tạo: Kết hợp các hình ảnh đã biết tạo ra hình ảnh mới chưa từng có. Đây là nền tảng của sáng tạo nghệ thuật.
3/ Ý nghĩa của liên tưởng, tưởng tượng:
- Chắp cánh cho tư duy con người thoát khỏi sự lệ thuộc váo các sự vật, việc trước mắt.
- Mở rộng tầm nhìn, khám phá những bí ẩn của thế giới và con người.
- Sáng tạo những sản phẩm mới, những hình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu ý nghĩa
II/.LUYỆN TẬP:
BT1:
a) Tác giả liên tưởng giếng nước với những con người sâu sắc. Đây là loại liên tưởng tương đồng.
b) Liên tưởng của tác giả rất thích hợp và thoả đáng: giếng nước sâu, trong mát, vị ngọt ngào cũng như con người sâu sắc, có trí tuệ mà không “ phô ra cho thiên hạ xem”
c) Liên tưởng giúp tác giả triển khai suy nghĩ của mình được thấu đáo, toàn diện về con người từ đó đem đến cho người đọc sự lý thú.
BT2:
a) XD đã tưởng tượng ra nhân vật “ em tuổi nhỏ” – một đoạn đời tuổi thơ rất đẹp của mình về gặp mình trong hiện tại rồi từ giã từ.
b) Đây là tưởng tượng hết sức sáng tạo: gặp lại “ em nhỏ của tôi”, “ nằm giữa tuổi thơ” đánh thức em dậy để “giãtừ ”, “ em biến mất” để lại bâng khuâng, nuối tiếc.
c) Tưởng tượng đã nói được tư tưởng của tác gia một cách thú vị: “tuổi nhỏ” làđẹp nhất – hãy trân trọng tuổi nhỏ và sống đẹp, sống có ý nghĩa.
BT3: Luyện tập đề a,c.
a) Liên tưởng từ chiếc nón lá VN.
- Người che nắng, che mưa ( người phụ nữ)
- Người che mặt làm duyên ( các thiếu nữ)
- các điệu múa trong các lễ hội.
- Con người VN giản dị, duyên dáng
b) Tưởng tượng nếu thời gian dừng lại hoặc quay ngược trở lại thời xưa.
- Trái đất không quay nữa.
- Không có mặt trời, mặt trăng, không có gió mưa, có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.
- Nồi cơm đang nấu không chín, cây không ra hoa, sự sống không ngưng đọng.
- Con người không được thêm tuổi, không lên lớp, không trưởng thành, không già đi
- Nếu thời gian quay ngược trở lại: con người trở lại thời nguyên thuỷ, em còn trong bụng mẹ ( hoặc đi học lớp 1, mẫu giáo)
4/. Củng cố:
Liên tưởng là gì? Tưởng tượng là gì? 
5/. Hướng dẫn H tự học ở nhà: 
- Học bài. Chuẩn bị bài: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng.
+ Sơ nét về tác giả?
+ Thể loại? Xuất xứ? Chủ đề?
+ Phân tích 2 câu đầu và 2 câu cuối theo định hướng của SGK. 
E/. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docLien tuong va tuong tuong.doc