Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Học kì II

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Học kì II

A. Mục tiêu bài học:

 Giúp HS

- Giúp học sinh thấy được chí lớn, khí phách anh hùng, tinh thần quyết liệt của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Cảm nhận được nét đặc sắc về phương diện nghệ thuật của bài thơ thể hiện qua giọng điệu, lối dùng từ ngữ, mạch liên tưởng.

B. Phương tiện thực hiện:

+Sách GK, sách GV

+Thơ văn Phan Bội Châu

+Giáo án lên lớp cá nhân

C. Cách thức tiến hành

- Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái hiện, thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. Tiến trình dạy học

 1 Kiểm tra bài cũ:

 

doc 119 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1405Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số: 73 ppct
Lưu biệt khi xuất dương
(Xuất dương lưu biệt)
 -Phan Bội Châu-
A. Mục tiêu bài học:
 Giúp HS
- Giúp học sinh thấy được chí lớn, khí phách anh hùng, tinh thần quyết liệt của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Cảm nhận được nét đặc sắc về phương diện nghệ thuật của bài thơ thể hiện qua giọng điệu, lối dùng từ ngữ, mạch liên tưởng.
B. Phương tiện thực hiện: 
+Sách GK, sách GV
+Thơ văn Phan Bội Châu
+Giáo án lên lớp cá nhân
C. Cách thức tiến hành 
- Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái hiện, thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
D. Tiến trình dạy học 
	 1 Kiểm tra bài cũ: 
2. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
- Hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát
- Hs làm việc với SGK
- Gv định hướng Hs khái quát những ý cơ bản
Suy nghĩ của em về sự nghiệp cách mạng của Phan Bội Châu?
Kể tên những tác phẩm trong sự nghiệp văn chương của Phan Bội Châu?
Nội dung chính thơ văn Phan Bội Châu ?
Em hãy nêu bố cục bài thơ?
Hs đọc bốn câu đầu
Câu thơ đầu nói về điều gì?
Có phải cụ Phan là người đầu tiên nói về chí làm trai
Cái lạ ấy theo em là gì?
Chí làm trai của cụ Phan có điều gì khác so với các bậc tiền nhân?
Suy nghĩ của em về hai câu thơ tiếp theo?
Thái độ của tác giả trước tình cảnh đất nước trong hiện tại?
Hs đọc hai câu thơ cuối
Đọc lại toàn bài thơ
Theo em? yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ?
ấn tượng của em về hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ?
@ Hs thảo luận nhóm
& Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau:
 Nghĩa của câu
I.Tìm hiểu chung
1.Tiểu dẫn
Tác giả
+Phan Bội Châu (1867-1940).Thuở nhỏ có tên là Phan Văn San. Hiệu là Sào Nam.
+Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho, tại
làng Đan Nhiệm, Nam Hoà, Nam Đàn, Nghệ An
+Ông nổi tiếng thần đồng: 13 tuổi đỗ đầu huyện, 16 tuổi đỗ đầu xứ, 33 tuổi (1900) đỗ Giải nguyên trường Nghệ An . 
+Phan Bội Châu là nhà Nho Việt Nam đầu tiên nuôi ý tưởng tìm đường cứu nước. Năm 1904, ông lập Hội Duy Tân-tổ chức cách mạng theo đường lối dân chủ tư sản.
+Năm 1905, theo chủ trương của Hội Duy Tân, Phan Bội Châu lãnh đạo phong trào Đông Du và xuất dương sang Nhật.
+Năm 1912, ông thành lập Việt Nam Quang phục hội. Cũng năm này ông bị Nam triều (đứng sau là thực dân Pháp) kết án tử hình vắng mặt.
Năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt cóc ở Trung Quốc, chúng định đem ông về nước để thủ tiêu bí mật. Việc bại lộ, thực dân Pháp phải đem ông ra xét xử công khai, trước sự đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân, chúng phải xoá án khổ sai chung thân và đưa ông về quản thúc (giam lỏng) tại Huế. ông mất ở đây năm 1940.
v Phan Bội Châu là người khởi xướng, là ngọn cờ đầu của phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam, trong khoảng 20 năm đầu của thế kỉ XX.
Sự nghiệp cứu nước của ông tuy không thành, nhưng đã khơi dậy tinh thần yêu nước mạnh mẽ trong mọi tầng lớp nhân dân.
-Năm 17 tuổi, viết : Bình Tây thu Bắc, dán ở các cổng trong làng, để kêu gọi mọi người hưởng ứng phong trào Cần Vương.
-Trong quá trình hoạt động cách mạng, Phan Bội Châu đã sáng tác nhiều tác phẩm, thuộc nhiều thể loại khác nhau, bằng chữ Hán và chữ Nôm.
+Bái thạch vi huynh phú (1987)
+Việt Nam vong quốc sử (1905)
+Hải ngoại huyết thư (1914)
+Ngục trung thư (1906)
+Trùng quang tâm sử (1921-1925)
+Văn tế Phan Châu Trinh (1926)
+Phan Bội Châu niên biểu (1929)
+Phan Bội Châu văn tập và Phan Sào Nam tiên sinh quốc văn thi tập (hai tập văn thơ này làm trong thời gian cụ Phan bị thực dân Pháp giam lỏng tại Huế)
-Thơ văn Phan Bội Châu sôi sục, nóng bỏng tinh thần yêu nước; Thơ văn ông đã thành công trong việc tuyên truyền, cổ vũ tinh thần, ý chí dân tộc và hành động cứu nước. Thơ văn ông giàu nhiệt huyết, có ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân. ông được coi là cây bút xuất sắc nhất trong những năm đầu thế kỉ XX.
Tác phẩm:
-Duy Tân hội được thành lập năm 1905, khi phong trào Cần Vương đã cho thấy sự bế tắc của con đường cứu nước theo tư tưởng phong kiến do các sĩ phu yêu nước lãnh đạo. Phan Sào Nam, lúc này còn rất trẻ đã biểu hiện quyết tâm vượt qua giáo lí đã lỗi thời của đạo Nho để đón nhận luồng tư tưởng mới, tìm hướng mới khôi phục giang sơn. Phong trào Đông Du được nhóm lên, đặt cơ sở, tạo cốt cán cho phong trào cách mạng trong nước và chủ trương cầu Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp.
-Lưu biệt khi xuất dương được viết trong bữa cơm ngày tết cụ Phan tổ chức ở nhà mình, để chia tay với bạn đồng chí trước lúc lên đường.
2.Văn bản
Thơ Nôm Đường luật cũng như thơ Đường Luật thường có bố cục 4 cặp câu (Đề, thực, luận, kết) hay 4 câu trên, 4 câu dưới.
Có thể chia bài thơ làm hai phần:
*Bốn câu trên:
Quan niệm mới về chí làm trai, cùng ý thức của cái tôi đầy trách nhiệm.
*Bốn câu còn lại:
ý thức được nỗi nhục mất nước, sự lỗi thời của nền học vấn cũ, đồng thời thể hiện khát vọng hăm hở, dấn thân trên hành trình cứu nước.
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Bốn câu đầu 
- Làm trai phải lạ ở trên đời
Sinh ra làm thân nam nhi, phải làm được những việc lớn lao kì lạ, trọng đại cho đời.
Các bậc tiền nhân trước như: Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Công Trứ đã từng nói nhiều về chí làm trai....
- Há để càn khôn tự chuyển dời
Lời nhắc nhở: làm trai phải xoay trời chuyển đất, phải chủ động, không nên trông chờ. (lẽ nào cuộc sống muốn đến đâu thì đến, mình là kẻ đứng ngoài vô can.
“Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược
Có nhân, có chí, có anh hùng”
 (Nguyễn Trãi- Bảo kính cảnh giới số 5) 
“Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”
 (Phạm Ngũ lão- Tỏ lòng)
“Làm trai sống ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
 (Nguyễn Công Trứ- Chí làm trai)
Chí làm trai mà các bậc tiền nhân nhắc đến gắn với lí tưởng phong kiến, gắn với nhân nghĩa, chí khí, với công danh sự nghiệp.
Chí làm trai theo quan niệm mới mẻ của cụ Phan: 
Phải xoay trời chuyển đất, phải chủ động, phải làm những việc phi thường, phải gắn liền với sự nghiệp cứu nước. ý tưởng lớn lao, mới mẻ này đã giúp Phan Bội Châu thể hiện cái tôi đầy trách nhiệm của mình, trong những câu thơ tiếp theo.
- Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Khẳng định đầy tự hào, đầy trách nhiệm: dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cứu nước.
Tự nhận gánh vác việc giang sơn một cách tự giác, 
Nói bằng cả tâm huyết, bằng tấm lòng sục sôi của mình. Phá vỡ tính quy phạm của văn học trung đại
(Tính phi ngã).
Gv: nghệ thuật tuyên truyền chỉ đạt được hiệu quả, khi tác phẩm được viết bằng cả tấm lòng, tâm huyết, niềm tin chân thật!
- Sau này muôn thuở há không ai?
Cụ Phan không hề khẳng định mình và phủ nhận mai sau, mà muốn nói lịch sử là một dòng chảy liên tục, có sự góp mặt và tham gia gánh vác công việc của nhiều thế hệ! có niềm tin với mình như thế nào, với mai sau như thế nào mới viết được những câu thơ như thế.
2.Bốn câu cuối
- Non sông đã chết....Hiền thánh còn đâu?...
Nhục....hoài!
Việc học hành thi cử cũ, không còn phù hợp với tình hình đất nước hiện tại. (Cụ không hề phủ nhận Nho giáo, cụ chỉ muốn kêu gọi sự thức thời, tinh thần hành động vì sự nghiệp giải phóng dân tộc! Con người tràn đầy nhiệt huyết, cá tính mạnh mẽ ưa hành động đã dùng những từ phủ định đầy ấn tượng:
“Tử hĩ” (chết rồi); “Đồ nhuế” (nhơ nhuốc);
“Si” (ngu)
Các từ trong bản dịch: nhục, hoài; chưa thể hiện được các từ “Đồ nhuế”, “Si” trong nguyên tác.
-Khát vọng hành động, tư thế của nhân vật trữ tình được thể hiện qua các từ chỉ không gian: “Trường phong đông hải” “Thiên trùng bạch lãng” vừa kì vĩ, vừa rộng lớn gây ấn tượng sâu sắc về con người của vũ trụ. (Con người trong thơ xưa chưa phải là con người các nhân, cá thể mà là con người vũ trụ)
Hình ảnh mang tính vũ trụ ấy có tác dụng tô đậm phẩm chất của nhân vật trữ tình, đó là khát vọng là tư thế hăm hở lên đường cứu nước.
- Con người như muốn lao ngay vào môi trường hoạt động mới mẻ sôi động, bay lên cùng cơn gió lớn làm quẫy sóng đại dương. Mạnh mẽ hơn nữa: cùng một lúc bay lên với muôn trùng sóng bạc.
Thứ nhất:
Giọng điệu thơ đầy tâm huyết, khẳng định, tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ:
Hai câu đầu ý thơ mở ra có tính chất mạnh mẽ (hướng ngoại). Những câu tiếp: khẳng định ý thức trách nhiệm cá nhân một cách tự tin, giọng thơ lắng xuống khi nhìn vào thực trạng đất nước.
Hai câu cuối: tứ thơ lại trào lên mạnh mẽ, hăm hở, với khát vọng lên đường.
Nhân vật trữ tình được thể hiện rõ qua giọng điệu bài thơ:đó là con người tự tin, dám khẳng định mình; ý thức rõ về nỗi vinh nhục ở đời, có khát vọng lớn lao, trên hành trình đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Thứ hai:
Cách sử dụng từ ngữ:
Càn khôn, non sông, khoảng trăm năm
(những từ ngữ chỉ đại lượng không gian, thời gian rộng lớn, mang tầm vóc vũ trụ-Đặc trưng thơ tỏ chí trung đại (múa giáo non sông...) đó cũng là đặc trưng trong bút pháp thơ của Phan Bội Châu.
Những từ phủ định mạnh mẽ, đã tác động đến độc giả một cách sâu sắc (Tử hĩ, đồ nhuế, si)
III.Củng cố
Hình tượng nhân vật trữ tình là hình tượng một người anh hùng, tràn đầy ý thức về cái tôi của mình, cái tôi ý thức đầy trách nhiệm về sự tồn vong của đất nước, để từ đó thể hiện vai trò của mình với giang sơn đất nước.
& Luyện tập
Chí làm trai của Phan Bội Châu được khẳng định trên mấy cơ sở sau đây:
+Sức vươn lên mạnh mẽ của tuổi trẻ, của cái tôi. làm trai phải xoay trời chuyển đất, xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài yên
+Vai trò của tuổi trẻ với sự tồn vong của dân tộc, thanh niên là lực lượng cứu nước chính. Cứu nước phải tìm đường, phải học hỏi. không thể theo lối mòn cũ!
+Nét mới: sự nhạy cảm của Phan Bội Châu trước đòi hỏi của lịch sử, dứt khoát từ bỏ kiểu học vấn cũ. Chí làm trai gắn liền với sự tồn vong của dân tộc, chuyện lưu danh muôn thuở không phải là mục đích chính!
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số: 74 ppct
Nghĩa của câu
A. Mục tiêu bài học:
 Giúp HS
- Giúp học sinh nắm được khái niệm “nghĩa sự việc” “nghĩa tình thái” trong câu.
- Biết cách vận dụng hiểu biết nghĩa của câu vào việc phân tích , tạo lập câu.
B. Phương tiện thực hiện: 
- SGK, SGV, thiết kế bài học
- Giáo án cá nhân lên lớp 
C. Cách thức tiến hành 
- Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
D. Tiến trình dạy học 
	 1 Kiểm tra bài cũ: 
2. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
- Hs làm việc với SGK
- Gv định hướng Hs khái quát những ý cơ bản
Thế nào là nghĩa sự việc?
Hs làm việc với sgk
Thế nào là nghĩa tình thái?
Nêu các loại nghĩa tình thái hướng về sự việc?
@Hs làm việc theo nhóm
@Hs làm việc theo nhóm
@Hs làm việc theo nhóm
& Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau:
 Bài viết số năm (nghị luận văn học)
I.Tìm hiểu chung
1.Nghĩa của sự việc và nghĩa tình thái
-Nghĩa của sự việc là thành phần phản ánh sự tình trong câu.
Vd:
“Tiếng trống thu không trên cái chòi canh của phố huyện. Từng tiếng một vang xa gọi buổi chiều”
- Sự việc: báo an toàn không có gì xảy ra, chuẩn bị đóng cửa thành khi bóng chiều sắp hết.
- Nghĩa tình thái là th ...  bài học kinh nghiệm
Bác bỏ:
-Sợ thất bại nên không dám làm gì
-Bi quan chán nản khi gặp thất bại
-Không biết rút ra bài học
Câu 3
-Tác giả bác bỏ hạng người không biết sợ cái gì trên đời này. Đấy là quỷ chứ đâu phải là người. Loại người này rất hiếm, thực ra không có.
-Tác giả bác bỏ loại người thứ hai: “loại người sau đây thì chắc chắn không ít: sợ rất nhiều thứ nhất là quyền thế và đồng tiền. Nhưng đối với cái tài, cái thiên lương thì lại không biết sợ, thậm chí sẵn sàng lăng mạ giày xéo. Đấy là hạng người hèn hạ nhất, thô bỉ nhất, đồi bại nhất”
Ngày soạn 
Ngày dạy
Tiết số 121-122 ppct
Kiểm tra tổng hợp cuối năm
A. Mục tiêu bài học
 Học sinh nắm vững nội dung cơ bản của chương trình ngữ văn trong sách ngữ văn 11; Biết vận dụng kiến thức vào việc làm bài kiểm tra tổng hợp cuối năm.
Biết cách làm bài trắc nghiệm, viết được một bài văn nghị luận có luận điểm, luận cứ, luận chứng chính xác, hợp lí. Đồng thời thể hiện được quan điểm của bản thân về một đề tài quen thuộc trong đời sống hoặc trong văn học. 
B. Phương tiện thực hiện
-Sách GK, sách GV
-Giáo án lên lớp cá nhân
C. Cách thức tiến hành
 Giáo viên quán triệt chung học sinh về tinh thần làm bài kiểm tra theo tư tưởng của cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung, đã triển khai trong năm học. 
D. Tiến trình lên lớp
1.Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
2.Giáo viên phát đề cho học sinh
3.Học sinh làm bài kiểm tra
4.Thu bài, nhận xét chung về tình hình làm bài của học sinh.
Phương án I: Kiểm tra theo đề chung của nhà trường.
Phương án II: Kiểm tra theo đề giáo viên tự ra 
(Bài soạn theo phương án 2) 
A.Phần trắc nghiệm (3,0 điểm)
Câu1. Sắp xếp các bài thơ sau theo trình tự thời gian sáng tác:
A. Lưu biệt khi xuất dương
B. Từ ấy
C. Chiều tối
D. Nhớ rừng 
Câu 2. Xác định nét riêng độc đáo của Hồ Xuân Hương trong việc vận dụng quy tắc chung về ngôn ngữ qua hai câu thơ sau:
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
A. Dùng những động từ diễn tả cảm giác mạnh: xiên ngang, đâm toạc, cùng biện 
 pháp đối rất chuẩn để nhấn mạnh nỗi cô đơn, cũng như sự phản kháng của 
 một con người bị đối xử bất bình đẳng trong xã hội.
B. Dùng những hình ảnh đối lập: rêu và đất, đá và mây, một bên rất yếu mềm, một 
 bên rất cứng cỏi; một bên là lẻ loi, một bên là mênh mông bát ngát để làm tăng 
 thêm nỗi buồn trong tâm trạng của mình. Một người chưa từng được hưởng 
 hạnh phúc trọn vẹn trong cuộc đời.
C. Sắp xếp danh từ trung tâm (rêu, đá) ở trước tổ hợp định từ và danh từ chỉ loại
 (từng đám, mấy hòn); Sắp xếp vị ngữ đứng trước chủ ngữ để nhấn mạnh các 
 hình tượng thơ.
D. Dùng những hình ảnh mà xưa nay chưa từng ai sử dụng. Chưa ai mang hình ảnhrêu và đá để diễn tả nó trong mối quan hệ với một sức sống mãnh liệt, ngầm chứa bên trong bao nhiêu là phẫn uất, phản kháng.
Câu 3. Trong các tác phẩm dưới đây, bài thơ nào thể hiện nỗi sầu nhân thế của một linh hồn nhỏ trước vũ trụ bao la?
A. Hầu trời
B. Tràng giang
C. Nhớ đồng
D. Lưu biệt khi xuất dương 
Câu 4. Trong các bài thơ sau, có một bài thơ thất ngôn viết về buổi chiều, nhưng trong các dòng thơ không hề có chữ chiều. Đó là bài thơ nào?
A. Chiều xuân
B. Nhớ đồng
C. Lai Tân
D. Chiều tối
Câu 5. Hai câu thơ : Lời yêu mỏng mảnh như màu khói
 Ai biết lòng anh có đổi thay
 (Xuân Quỳnh, Hoa cỏ may)
Phảng phất tinh thần và câu chữ trong hai câu kết của bài thơ nào ?
A. Vội vàng
B. Đây thôn Vĩ Dạ
C. Tràng giang
D. Tương tư
Câu 6. Trong các từ lá sau đây, từ nào được dùng với nghĩa gốc ?
A. Lá vàng.
B. Lá cờ.
C. Lá phiếu
D. Lá gan. 
Câu 7. Vào những năm đầu của thế kỷ XX, ai là người phê phán : bọn học trong nước ham quyền thế, ham bả vinh hoa...mà chẳng biết có dân ? 
A. Phan Châu Trinh
B. Phan Bội Châu
C. Nguyễn An Ninh
D. Tản Đà
Câu 8. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
 Mặt trời chân lí chói qua tim
 Hồn tôi là một vườn hoa lá
 Rất đậm hương và rộn tiếng chim (Tố Hữu, Từ ấy) 
Khổ thơ trên thẻ hiện chính xác tâm trạng nào của nhà thơ?
A. Niềm hân hoan, phấn khởi chào đón mùa hạ
B. Niềm hạnh phúc của một tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên
C. Niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lí tưởng cách mạng
D. Niềm vui sướng khi lần đầu đến với thi ca
Câu 9. Ngữ cảnh là...
A. ...Bối cảnh văn hoá mà ở đó lời (câu) được tạo lập và lĩnh hội. 
B. ...văn cảnh mà ở đó một đơn vị ngôn ngữ được tạo lập và lĩnh hội.
C. ...Bối cảnh ngôn ngữ, ở đó người nói (viết) sản sinh ra lời nói thích ứng, còn 
 Người nghe (đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội đúng câu nói.
D. ...Hiện thực được nói tới, tạo nên phần nghĩa sự việc của câu.
Câu 10. Giải nghĩa các từ sau: đề bạt, đề đạt, đề cử.
Câu 11. Điền từ còn thiếu vào câu sau:
 “Ngôn ngữ là............là phương tiện giao tiếp chung của cả...............còn.............là
 sản phẩm được...........tạo nên trên cơ sở các yếu tố............và tuân thủ.................”
Câu 12. Học hành là một từ ghép, khi dùng cách nói tách từ “học với chả hành” 
Người ta muốn biểu thị nghĩa:
A. Hài lòng về việc học của ai đó.
B. Không hài lòng về việc học của ai đó.
C. Lo lắng về việc học của ai đó.
D. Động viên việc học của ai đó.
Câu 13. Sau đây là một số đầu đề của các bài báo:
-Cô-ta sang Tây - Tìm hoa gặp họa
-Từ màn bạc đến két bạc - Trường tư, đầu tư từ đâu ?
-Sầu riêng với nỗi buồn chung - Mỹ mà xấu
-Bằng cấp giả, con dấu thật - Hồ than thở đang... thở than
-Kiểm mà không... sát -Phá rừng bằng...luật rừng 
Cách chơi chữ như vậy, nhằm : 
A. Đảm bảo tính thông tin-sự kiện của văn bản báo chí
B. Chứng tỏ quan điểm, lập trường của người viết
C. Tăng tính hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc.
D. Đảm bảo tính ngắn gọn, súc tích của báo chí.
Câu 14. Chọn câu trả lời chính xác về thành phần nghĩa của câu
A. Nghĩa sự việc và nghĩa hàm ẩn
B. Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái
C. Nghĩa tình thái và nghĩa hàm ẩn
D. Nghĩa tường minh và nghĩa sự việc
Câu 15. Từ gốc của cụm từ “đăm đăm chiêu chiêu” là:
A. Đăm đăm.
B. Đăm đắm
C. Đăm chiêu
D. Đằm đặm.
B. Phần tự luận (7,0 điểm) (chọn một trong hai đề)
Đề 1 
Nêu những suy nghĩ và cảm xúc riêng của anh (chị) về một bài thơ đã học
Đề 2 
Trình bày quan niệm của anh (chị) về việc chọn nghề trong tương lai 
Đáp án chấm
Phần trắc nghiệm :3,0 điểm (15 câu, mỗi câu đúng được 0,2 điểm)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
12
13
14
15
A-D-B-C
C
B
D
B
A
A
C
C
B
C
B
C
Câu 10: Giải nghĩa từ: Đề bạt (Cất nhắc lên địa vị cao hơn); Đề đạt (chuyển lên cấp trên, nói về đơn từ, ý kiến); Đề cử (Giới thiệu lên cấp trên để thu dùng, hoặc giới thiệu với quần chúng để quần chúng bầu, lựa chọn).
Câu 11: Điền các từ theo thứ tự sau: Tài sản chung, cộng đồng xã hội, lời nói cá nhân, cá nhân, ngôn ngữ chung, quy tắc chung.
Phần tự luận (7,0 điểm) 
Đề 1 
Bài viết cần đạt được các ý sau: 
+Nêu được hoàn cảnh, mục đích sáng tác bài thơ (truyện ngắn)
+Nêu được cảm xúc chủ đạo (bài thơ), chủ đề (truyện ngắn)
+Cảm nhận từng khía cạnh của bài thơ (chủ đề truyện ngắn)
+Phân tích để làm rõ cảm nhận, cảm nhận phải chân thành, không giả tạo.
Đề 2 
Bài viết cần đạt các ý sau:
+Nêu quan điểm của bản thân về việc chọn nghề?
+Giải thích sự lựa chọn của mình
+Hướng xác định của bản thân trong tương lai với nghề mình chọn
+Liên hệ thực tế: phê phán kiểu chọn nghề không đúng với khả năng thực tế của bản thân (học vấn, sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình)
Biểu Điểm phần tự luận
Điểm 7: Đáp ứng những yêu cầu trên. Bài có kết cấu mạch lạc, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, chỉ mắc vài lỗi sai sót nhỏ.
Điểm 6: Căn bản đáp ứng những yêu cầu trên, kết cấu bài gọn, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn có một vài sai sót nhỏ về lỗi chính tả.
Điểm 5: Diễn đạt hợp lí, nắm được những yêu cầu trên nhưng cách hiểu chưa sâu, còn mắc một số lỗi chính tả. 
Điểm 4 : Hiểu đề một cách sơ lược, diễn đạt còn lúng túng, cách triển khai các luận điểm chưa rõ ràng, còn sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 3: Chỉ nắm được một nửa các ý trên, còn yếu trong diễn đạt và lập luận.Sai nhiều lỗi chính tả
Điểm 2 > 1 : Không đạt các yêu cầu trên.
Điểm 0 : Lạc đề, để giấy trắng, hoặc viết linh tinh không phù hợp yêu cầu đề
Gv: thu bài
 4 Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau:
 Trả bài kiểm tra cuối năm
Ngày soạn 
Ngày dạy 
Tiết số 123 ppct
Trả bài kiểm tra tổng hợp
A. Mục tiêu bài học
 Giúp học sinh củng cố kiến thức ngữ văn đã học trong chương trình ngữ văn 11; Bước đầu học sinh tự đánh giá được kết quả làm bài của mình, biết cách chữa lỗi, sửa những luận điểm, luận cứ chưa tốt trong bài viết của mình.
B.Phương tiện thực hiện
+Sách GK, sách GV
+Giáo án lên lớp cá nhân
C.Cách thức tiến hành
 Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh trao đổi thảo luận, thực hành tự sửa các lỗi trong bài viết của mình.
D.Tiến trình lên lớp
1. Đề trắc nghiệm
- Gv cho Hs đọc lại những câu trả lời của mình trong bài làm
+Chọn bài Hs khá đọc 
+Hs tự rút kinh nghiệm trong việc lựa chọn các phương án trả lời
+Công bố đáp án trắc nghiệm
+Cho Hs đối chiếu, so sánh với điểm của bài viết
2.Đề tự luận
+Chọn bài Hs khá đọc
Đáp án trắc nghiệm
[3,0điểm (15 câu, mỗi câu đúng được 0,2 điểm)]
1
2
3
4
5
6
7
8
9
12
13
14
15
A-D-B-C
C
B
D
B
A
A
C
C
B
C
B
C
Câu 10: Giải nghĩa từ: Đề bạt (cất nhắc lên địa vị cao hơn); Đề đạt (chuyển lên cấp trên, nói về đơn từ, ý kiến); Đề cử (giới thiệu lên cấp trên để thu dùng, hoặc giới thiệu với quần chúng để quần chúng bầu, lựa chọn).
Câu 11: Điền các từ theo thứ tự sau: Tài sản chung, cộng đồng xã hội, lời nói cá nhân, cá nhân, ngôn ngữ chung, quy tắc chung.
Đáp án phần tự luận
Đề 1 
Bài viết cần đạt được các ý sau: 
+Nêu được hoàn cảnh, mục đích sáng tác bài thơ (truyện ngắn)
+Nêu được cảm xúc chủ đạo (bài thơ), chủ đề (truyện ngắn)
+Cảm nhận từng khía cạnh của bài thơ (chủ đề truyện ngắn)
+Phân tích để làm rõ cảm nhận, cảm nhận phải chân thành, không giả tạo.
Đề 2 
Bài viết cần đạt các ý sau:
+Nêu quan điểm của bản thân về việc chọn nghề?
+Giải thích sự lựa chọn của mình
+Hướng xác định của bản thân trong tương lai với nghề mình chọn
+Liên hệ thực tế: phê phán kiểu chọn nghề không đúng với khả năng thực tế của bản thân (học vấn, sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình)
Biểu Điểm phần tự luận
Điểm 7: Đáp ứng những yêu cầu trên. Bài có kết cấu mạch lạc, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, chỉ mắc vài lỗi sai sót nhỏ.
Điểm 6: Căn bản đáp ứng những yêu cầu trên, kết cấu bài gọn, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn có một vài sai sót nhỏ về lỗi chính tả.
Điểm 5: Diễn đạt hợp lí, nắm được những yêu cầu trên nhưng cách hiểu chưa sâu, còn mắc một số lỗi chính tả. 
Điểm 4 : Hiểu đề một cách sơ lược, diễn đạt còn lúng túng, cách triển khai các luận điểm chưa rõ ràng, còn sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 3: Chỉ nắm được một nửa các ý trên, còn yếu trong diễn đạt và lập luận.Sai nhiều lỗi chính tả
Điểm 2 > 1 : Không đạt các yêu cầu trên.
Điểm 0 : Lạc đề, để giấy trắng, hoặc viết linh tinh không phù hợp yêu cầu đề
Gv: Chốt lại các nội dung, dặn học sinh kế hoạch ôn tập trong hè 2007-2008
 &

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 11 ki 2.doc