MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS thấy được:
+ Vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng và ý nghĩa cao cả của sự hi sinh của nhân vật Lượm.
+ Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả nhân vật kết hợp với kể và biểu hiện cảm xúc của tác giả.
- Tích hợp với phân môn tiếng Việt: các biện pháp tu từ nhân hoá và hoán dụ với phân môn tập làm văn ở thể loại thơ tự sự, thể thơ 4 tiếng kể chuyện, lời kể xen với đối thoại và tả cảnh, tả việc.
- Rèn luyện cho HS về các thành phần chính của câu (đã học ở bậc Tiểu học).
- Giáo dục lòng yêu nước, bồi dưỡng tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, đức tính dũng cảm cho HS
BÀI GIẢNG: bài 24 Đọc hiểu văn bản: LƯỢM - Tố Hữu - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS thấy được: + Vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng và ý nghĩa cao cả của sự hi sinh của nhân vật Lượm. + Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả nhân vật kết hợp với kể và biểu hiện cảm xúc của tác giả. Tích hợp với phân môn tiếng Việt: các biện pháp tu từ nhân hoá và hoán dụ với phân môn tập làm văn ở thể loại thơ tự sự, thể thơ 4 tiếng kể chuyện, lời kể xen với đối thoại và tả cảnh, tả việc. Rèn luyện cho HS về các thành phần chính của câu (đã học ở bậc Tiểu học). Giáo dục lòng yêu nước, bồi dưỡng tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, đức tính dũng cảm cho HS NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý: Về tác giả: Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu cho thơ ca cách mạng. Tố Hữu viết nhiều về những tấm gương anh hùng cách mạng, trong đó có các thiếu nhi anh hùng. Về tác phẩm: “Lượm” là một bài thơ viết theo thể 4 chữ, tự sự trữ tình, kể lại câu chuyện về một em bé giao liên nhà thơ đã từng gặp, rồi sau một thời gian nghe tin em mất trên đường công tác. Bài thơ in trong tập “Việt Bắc” (1946 – 1954). TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ Câu hỏi kiểm tra bài cũ: Hãy đọc thuộc lòng và diễn cảm bài “Đêm nay Bác không ngủ”. Con thích nhất câu nào, vì sao? - HS: câu cuối, nâng lên tầm quan trọng của Bác Hồ, Bác thức vì lo cho dân, cho nước Hoạt động 2: Dẫn nhập vào bài mới: Hnay sẽ tìm hiểu 1 trong những bài thơ của TH là bài Lượm Hoạt động 3: Tổ chức đọc hiểu khái quát văn bản: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT - Ai đã đọc bài thơ ở nhà? - GV kiểm tra vở * Ghi tên bài lên bảng - Con biết gì về TH? Cuộc đời có gì đặc biệt?Con biết gì về tác phẩm của TH? - GV chốt - Hoàn cảnh ra đời bài thơ? Giống bài thơ nào? - GV chốt: kc c Pháp rất khốc liệt - TH có lần kể: Lượm - Lượm là một nhân vật có thật (các bạn nhỏ tự nguyện tham gia chiến đấu) – là hoàn cảnh ra đời trực tiếp để nthơ đốt nóng n cảm xúc - Bài thơ viết theo thể nào? Phương thức biểu đạt theo con là gì? - thể 4 chữ có gtrị ntn se tìm hiểu sau? - bài Đêm nay và bài này có điều gì giống và khác nhau? - 2 bthơ đều lấy 1 sợi chỉ đỏ xuyên suốt? - Truyện đặt trong trục thời gian - Theo sự trôi chảy thời gian ntn? - Có thể chia bài thơ ứng với các ý ntn? - bthơ có n nv nào? - nv Lượm và nv người chú. - vì là bài tự sự, có thể tìm hiểu được theo 2 cách, nhưng nên theo trình tự để tìm ra được mạch kết nối truyện * Hướng dẫn HS đọc: - GV đọc, y/c HS nhắm mắt, tưởng tượng *Ghi vở * Đọc * HS trả lời * HS theo dõi chú thích SGK. * HS phát biểu * HS phát biểu - đều có ytố tự sự; Thể thơ 4 chữ, 1 khổ 4 dòng. Bắt nguồn từ cảm xúc chân thành - HS đọc Hoạt động 4: Tổ chức đọc hiểu chi tiết văn bản: * Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn 1: - GV y/c HS đọc đoạn thơ - Em thấy hình ảnh chú bé Lượm hiện lên như thế nào, em vẽ chú ntn? Con cảm thấy chú bé là người ntn? - Tại sao con lại cảm nhận được điều đó? Yếu tố nào? - ngoài ngôn ngữ còn có ytố nào giúp con hình dung được? - có viết như chụp ảnh không? Như tạc tượng ko? Hay qua điều gì? Chuyện này đã xảy ra chưa? - Hình ảnh chú bé Lượm được miêu tả toát lên tính cách gì ở chú? Tính cách ấy có đáng yêu không? Tại sao đoạn thơ này lại lặp lại ở phần cuối? Em hiểu được tình cảm của tác giả dành cho chú bé như thế nào? - GV chốt. - Tình cảm yêu mến của nhà thơ đối với Lượm được cụ thể hoá ở đoạn đối thoại với Lượm như thế nào? Ngược lại Lượm có những tình cảm gì với “chú”, tại sao em lại biết được điều ấy? Điều ấy cho ta hiểu gì về ý thức của Lượm đối với công việc của mình? - Tại sao nhà thơ lại chào Lượm là “đồng chí”? - Hình ảnh Lượm được miêu tả qua chi tiết nào? - GV chốt * Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn 2: - Y/c HS đọc đoạn thơ, nhận xét sự chuyển đổi giọng điệu. - Tại sao nhà thơ lại ngắt thành hai câu thơ đặc biệt “Ra thế/ Lượm ơi!”? -Tác giả đã kể lại chuyến đi công tác của Lượm qua bằng những chi tiết nào? Em xúc động mạnh với chi tiết nào? Em có suy nghĩ gì về nhân vật Lượm? - Hình ảnh Lượm nằm trên lúa, tay nắm chặt bông, hồn bay giữa đồng là hiện thực hay tưởng tượng của tác giả? Tại sao hình ảnh này lại gây ra cảm xúc mạnh cho chúng ta? - Những kiểu câu nào được sử dụng ở đây? Tác dụng của nó trong việc thể hiện cảm xúc của tác giả? - GV chốt. * Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn 3: - GV cho HS đọc, lưu ý giọng điệu cảm xúc đã có khác so với đoạn đầu - Em hãy nêu dụng ý nghệ thuật của tác giả khi điệp lại toàn bộ đoạn thơ này? Hãy thử đóng vai Lượm trên đường đi liên lạc? - Qua đó em có cảm nhận gì về những tấm gương thiếu nhi - chiến sĩ trong cuộc kháng chiến của dân tộc? Hãy nêu tên một vài tấm gương tiêu biểu? - GV định hướng cho HS. * HS tưởng tượng: Trong sáng hồn nhiên, dũng cảm, tinh nghịch, đáng yêu Rất nhanh nhẹn * HS phát hiện, nhận xét * HS phát hiện, nhận xét. * HS đọc, phát biểu cảm nhận * Học sinh thuật lại các chi tiết, nêu lên cảm nhận cá nhân. * HS nhận xét, miêu tả, phát hiện, phân tích. * HS đọc. * HS phân tích, nhận xét. * HS đóng vai, nêu cảm nhận. II.Đọc hiểu văn bản * Gặp gỡ: - trang phục : sắc xinh xinh, ca lô đội lệch - ngoại hình: loắt choắt, thoăn thoắt, mà đỏ - cử chỉ: cười híp mí -hđ: huýt sáo vang - lời nói: vui lắm chú à Nthơ tạc chân dung của chú bé Lượm = ngôn ngữ, từ láy tượng hình, nhịp điệu của thể 4 chữ, ngắt 2/2 như bước nhảy chú bé. - bức chân dung được gợi dậy qua hồi tưởng - Giọng vui tươi, nhí nhảnh, nhịp nhanh - Chú bé Lượm: nhỏ bé, nhanh, nhí nhảnh, vui vẻ + Từ láy gợi hình kết hợp các vần trắc và bằng, vần chân và lưng: thoăn thoắt (nhanh, ẩn hiện bất ngờ), loắt choắt (gầy, nhỏ, nhẹ, nhanh), nghênh nghênh (hơi nghênh, tò mò, thích ngó nghiêng). + Hình ảnh: huýt sáo vang như con chim chích (nghịch ngợm, vui vẻ như đi chơi); cái xắc xinh xinh, calô đội lệch (nghịch ngợm, duyên dáng). → Sự kết hợp hàng loạt từ láy, từ ngữ có tính tạo hình mạnh, cách gieo vần, biện pháp so sánh tạo nên bức chân dung sống động về cậu bé Lượm hồn nhiên, nhanh nhẹn, đáng yêu. Đoạn thơ được lặp lại ở phần cuối bài thơ thể hiện ấn tượng mạnh của nhà thơ về Lượm; thể hiện tình cảm yêu thương trìu mến. - Đối thoại: cách xưng hô thân tình, gần gũi như người thân (cháu, chú); dùng hư từ (à); các câu cảm thán - thể hiện tình thương mến, cảm xúc vui tươi trong cuộc gặp gỡ tình cờ, ngắn ngủi giữa chú và cháu. giọng nói nhanh, vừa trịnh trọng vừa như khoe, hàm chứa niềm vui sướng, thích thú, thể hiện ý thức cao về trách nhiệm, niềm tự hào của Lượm về “công tác cách mạng” của mình. Chào “đồng chí” - - Cười híp mí, má đỏ bồ quân: vẻ đẹp khoẻ khoắn, đáng yêu → Cuộc gặp gỡ tình cờ để lại những ấn tượng thú vị của tác giả với chú bé Lượm. Trong trí nhớ của ông, hình ảnh Lượm hiện ra đáng yêu, tinh nghịch nhưng cũng rất thông minh, đầy tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ cách mạng của mình. * Đoạn 2: 12 khổ tiếp - Giọng chuyển đột ngột: từ nhanh, vui sang nghẹn ngào, xót xa, rồi đến giọng chân thành, cảm động, ngợi ca. - Câu cảm thán: “Ra thế/ Lượm ơi!...” - sự bàng hoàng, vỡ lẽ một hiện thực đau xót: dự báo có một điều gì không may xảy đến với Lượm. - Chuyến công tác: + Như thường lệ, Lượm bỏ thư vào bao, đi băng qua làn đạn. Chiếc ca lô nhấp nhô trên con đường quê - sự dũng cảm, táo bạo của Lượm: không sợ hiểm nguy, thách thức cái bạo tàn. + Lượm trúng đạn, nằm trên cánh đồng, tay năm chặt bông lúa- hình ảnh vừa thực vừa hư cấu, một sự hi sinh anh dũng nhưng cũng rất nhẹ nhõm, vẻ đẹp anh hùng nhưng lại đầy chất thơ, chất lãng mạn. Linh hồn Lượm như hoá thân vào đồng quê bình dị, an lành. → Những chi tiết vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa rất bất ngờ, kịch tính vừa giàu chất thơ; những câu trần thuật xen câu nghi vấn, cảm thán làm tôn lên sự quả cảm, cao cả mà vẫn rất hồn nhiên, thơ ngây của Lượm qua cảm xúc thương xót mà trân trọng, ngợi ca của nhà thơ. * Đoạn 3: hai khổ cuối. - Điệp khúc, giọng điệu giảm chút ít sự vui tươi, gia tăng thêm yếu tố trang trọng, tự hào, thành kính - khẳng định hình ảnh Lượm là bất tử. →Đây là khúc vĩ thanh ca ngợi tấm gương người thiếu niên liên lạc anh hùng. Tác giả muốn qua hình ảnh Lượm để thể hiện cảm hứng yêu nước, khao khát muốn khích lệ trong lòng người đọc sự dũng cảm, hi sinh, xả thân vì độc lập cho dân tộc Hoạt động 5: Tổng kết, luyện tập HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT * Hướng dẫn tổng kết: - Hãy lí giải vì sao hình ảnh Lượm vẫn gây ra nhiều xúc động cho người đọc trong thời bình? Em hãy nêu những phẩm chất cần có của những thanh thiếu niên trong giai đoạn hiện nay? - Y/c HS tổng kết lại đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của văn bản, đọc ghi nhớ SGK tr.91 * Hướng dẫn HS luyện tập ở nhà: - Viết một đoạn văn kể về một tấm gương thiếu niên trong giai đoạn cách mạng hoặc trong giai đoạn ngày nay. - Khuyến khích HS tìm đọc thêm thơ của Tố Hữu * Y/c HS chuẩn bị bài mới: soạn bài “Mưa”, SGK tr.78. * HS phát biểu tổng kết, đọc ghi nhớ. * HS ghi đề bài tập luyện tập về nhà: bài 2 - Luyện tập, SGK tr.77; soạn bài mới “Mưa” III. Tổng kết - luyện tập * Tổng kết: Ghi nhớ tr.91 * Luyện tập: Bài 2 – SGK tr.91
Tài liệu đính kèm: