Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 5 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 5 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

 Tiết (PPCT): 21

 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển.

- Sự phát triển của từ vựng được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ.

II. Chuẩn bị:

- GV: Một số tình huống về sự phát triển của từ vựng, phiếu học tập,

- HS: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.

 

doc 11 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1806Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 5 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5: Từ ngày 21 tháng 9 năm 2009 đến ngày 26 tháng 9 năm 2009
Tiết (PPCT): 21
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển.
- Sự phát triển của từ vựng được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Một số tình huống về sự phát triển của từ vựng, phiếu học tập, 
- HS: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Em hãy nêu cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ
Hướng dẫn đọc - tìm hiểu mục I
GV: Từ “kinh tế” có nghĩa là gì?
- Kinh bang tế thế lo việc nước, việc đời.
- Hoài bão cứu nước của những người yêu nước. 
GV: Ngày nay nghĩa ấy còn dùng nữa không?
- Không. Vì nghĩa của từ chuyển từ nghĩa rộng sang nghĩa hẹp.
GV: Qua đó em có nhận xét gì về nghĩa của từ?
- Nghĩa của từ có thể thay đổi theo thời gian.
* GV gọi HS đọc ví dụ 2.
GV: Trong ví dụ a từ (mùa) “xuân” có nghĩa gì? Nghĩa nào là nghĩa gốc nghĩa nào là nghĩa chuyển? Hiện tượng chuyển nghĩa của từ được tiến hành theo phương thức nào?
Gọi 2 học sinh đọc to, rõ ghi nhớ.
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ:
1. Ví dụ: 1, 2 SGK.
2. Nhận xét:
- Kinh tế: Kinh bang tế thế lo việc nước, việc đời.
- Hoài bão cứu nước của những người yêu nước.
* Nghĩa của từ có thể thay đổi theo thời gian.
a) Xuân 1: Mùa xuân 
 Xuân 2: Tuổi trẻ
Hiện tượng chuyển nghĩa này được thể hiện theo phương thức ẩn dụ.
b) Tay 1: Bộ phận của cơ thể con người.
 Tay 2: Kẻ buôn người.
Hiện tượng chuyển nghĩa được tiến hành theo phương thức hoán dụ.
* Ghi nhớ: SGK
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập
GV: Cho HS thảo luận theo nhóm, Gọi đại diện lên trình bày kết quả.
Nếu còn thời gian thì cho HS làm bài tập 3.
Bài tập 3. Nghĩa chuyển của đồng hồ như sau:
- Đồng hồ điện để đếm số đơn vị điện đã tiêu dùng.
- Đồng hồ nước để đếm số đơn vị nước đã tiêu dùng.
- Đồng hồ xăng để đếm số đơn vị xăng đã tiêu dùng .
II. Luyện tập.
Bài tập 1.
a) Nghĩa gốc: Một bộ phận cơ thể con người.
b) Nghĩa chuyển: Một vị trí trong đội tuyển (hoán dụ).
c) Nghĩa chuyển: Vị trí tiếp xúc đất của cái kiềng (ẩn dụ).
d) Nghĩa chuyển: Vị trí tiếp xúc đất của mây (ẩn dụ).
Bài tập 2. 
- Giống: “ Trà” ở nét nghĩa đã chế biến để pha nước uống.
- Khác: “ Trà” ở nét nghĩa dùng để chữa bệnh.
Củng cố:
HS nhắc lại nội dung đã học, đọc lại phần Ghi nhớ.
Hướng dẫn, dặn dò:
HS về nhà học bài, làm bài tập 4, 5 và chuẩn bị cho tiết tiếp theo (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh).
IV. Rút kinh nghiệm.
Tuần 5: Từ ngày 21 tháng 9 năm 2009 đến ngày 26 tháng 9 năm 2009
Tiết (PPCT): 22
CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
Trích Vũ trung tùy bút – Phạm Đình Hổ
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê - Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.
- Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của tùy bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Một số câu chuyện về người phụ nữ phong kiến, phiếu học tập, 
- HS: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong phần Đọc – hiểu văn bản.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy kể tóm tắt truyện Chuyện người con gái Nam Xương.
- Yếu tố kỳ ảo trong truyện có tác dụng gì?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc – tìm hiểu chú thích
Hướng dẫn đọc - tìm hiểu chú thích.
Giáo viên đọc mẫu, gọi học sinh đọc tiếp.
Yêu cầu: Giọng đọc bình thản, chậm rãi, hơi buồn hàm ý phê phán kín đáo.
- Giải nghĩa từ: Hoạn quan: Thái giám giúp việc Hoàng hậu và các Phi tần.
- Cung giám: Nơi làm việc của các hoạn quan.
GV: Qua văn bản, hãy nêu đặc điểm của thể loại tùy bút ? 
I. Đọc – tìm hiểu chú thích:
1.Đọc văn bản.
2. Tìm hiểu chú thích.
Chú ý chú thích * , 1, 2, 3
3. Thể loại tùy bút là một loại bút ký thuộc loại tự sự, cốt truyện đơn giản, kết cấu tự do, tả người, kể việc và trình bày cảm xúc, ấn tượng của người viết.
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc – hiểu văn bản
Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
GV: Văn bản có bố cục mấy phần? Mỗi phần từ đâu đến đâu? Ý mỗi phần là gì?
GV: Gọi học sinh đọc đoạn 1. 
- Phần 1: từ đầu đến bất tường: Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của Trịnh Sâm.
- Phần 2 Còn lại : Lũ hoạn quan thừa gió bẻ măng.
GV: Những cuộc đi chơi của Chúa Trịnh được tác giả miêu tả như thế nào?
HS: Suy nghĩ trả lời.
- Ỷ quyền thế cướp đoạt những của quí trong thiên hạ (chim qúi, thú lạ, cây cổ thụ, chậu hoa, cây cảnh).
- Hãy nhận xét nghệ thuật miêu tả: Các sự việc đưa ra cụ thể, chân thực.
GV: Tìm hiểu ý nghĩa đoạn văn “Mỗi khi đêm thanh ... bất thường” - gợi cảm giác ghê rợn trước một cái gì đang tan tác, đau thương chứ không phải cảnh đẹp bình yên, phồn thực.
- Gọi học sinh đọc đoạn văn còn lại.
GV: Dựa vào thế chúa bọn hoạn quan đã làm gì? 
GV: Vì sao chúng có thể làm được như vậy?
HS: Vì được chúa dung dưỡng .
GV: Thực chất hành động đó là gì? 
HS: Vừa ăn cướp vừa la làng.
GV: Cách miêu tả của tác giả so với đoạn văn trên có gì khác?
Tương tự như đoạn trên: Tỷ mỷ, cụ thể, khách quan - cảm xúc xót xa, tiếc, hận giận mà chẳng làm gì được.
GV: Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1.	Bố cục văn bản: 2 phần.
- Phần 1: từ đầu đến bất tường: Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của Trịnh Sâm.
- Phần 2 Còn lại : Lũ hoạn quan thừa gió bẻ măng.
2. Tìm hiểu chi tiết.
a) Cuộc sống của Trịnh Sâm:
- Xây dựng đài đình liên tục, dạo chơi thường xuyên,
- Ỷ quyền thế cướp đoạt những của quý,
- Ăn chơi xa xỉ.
- Gợi cảm giác ghê rợn trước một cái gì đang tan tác, đau thương chứ không phải cảnh đẹp bình yên, phồn thực.
b) Những hành động của bọn hoạn quan (thái giám).
- Ra ngoài doạ dẫm.
- Đêm đến lẻn ra, hoặc sai lính lấy chậu hoa, cây cảnh, chim quý
- Doạ dẫm tống tiền - vừa ăn cắp vừa la làng.
* Ghi nhớ: SGK
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
Luyện tập: 
Giáo viên gọi học sinh đọc thêm.
Đặc sắc nghệ thuật là gì ? 
HS: Trả lời.
IV. Luyện tập:
Đọc phần đọc thêm.
4. Củng cố: 
- Em hiểu thêm gì về cuộc sống của vua chúa dưới thời phong kiến? Điều đó khiến em có suy nghĩ ntn? 
- 2 HS nhắc lại ND bài học theo Ghi nhớ.
5. Hướng dẫn, dặn dò: 
- Học thuộc bài và kể tóm tắt đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” 
- Soạn bài: Hoàng Lê nhất thống chí hồi 14 (trả lời các câu hỏi trong SGK)
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 5: Từ ngày 21 tháng 9 năm 2009 đến ngày 26 tháng 9 năm 2009
Tiết (PPCT): 23
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (Hồi thứ 14)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước.
- Hiểu sơ bộ về thể loại và giá trị NT của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tham khảo thêm một số tài liệu lịch sử về người anh hùng Nguyễn Huệ.
- HS: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc làm bài tập của HS.
- Hãy nêu những hiểu biết của em về cuộc sống của vua quan thời phong kiến. Dựa vào thế chúa bọn thái đã làm gì?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc – tìm hiểu chú thích, thể loại, đại ý và bố cục 
Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích.
GV: Đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp, nhận xét.
GV: Gọi HS đọc chú thích.
GV: Dốc suốt đại binh? - Chỉ huy cổ vũ đoàn quân lớn.
GV: Văn bản thuộc thể loại nào? Viết bằng chữ gì?
GV: Em hãy tìm đại ý của đoạn trích.
HS thảo luận trả lời.
GV: Phần trích có bố cục mấy đoạn, mỗi đoạn từ đâu đến đâu? Có nội dung gì? 
- 3 Đoạn.
- Đoạn 1: Từ đầu đến “Mậu thân” (1788): Nhận được tin cấp báo quân Thanh đã chiếm Thăng long. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế thân chinh ra bắc đánh giặc.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “kéo vào thành”: Cuộc hành quân thần tốc và những chiến thắng vẻ vang.
- Đoạn 3: phần còn lại: Sự thảm bại của bè lũ xâm lược và bọn bán nước.
I. Đọc tìm hiểu chú thích, đại ý, bố cục và thể loại.
1. Đọc văn bản.
2. Chú thích: Chú ý chú thích * 
3. Thể loại: Tiểu thuyết lịch sử chương hồi, viết bằng chữ Hán.
4. Đại ý đoạn trích: Miêu tả chiến thắng lừng lẫy của vua Quang Trung, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận của lũ vua quan phản nước hại dân.
5. Bố cục: 3 đoạn.
- Đoạn 1: Từ đầu đến Mậu thân (1788): Nhận được tin cấp báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế thân chinh ra Bắc đánh giặc.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “kéo vào thành”: Cuộc hành quân thần tốc và những chiến thắng vẻ vang.
- Đoạn 3: Phần còn lại: Sự thảm bại của bè lũ xâm lược và bọn bán nước.
4. Củng cố: 
- HS nhắc lại đại ý của Hồi thứ 14,
- Nêu lại nội dung của 3 đoạn.
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài.
- Chuẩn bị trước phần tìm hiểu về người anh hùng Nguyễn Huệ.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 5: Từ ngày 21 tháng 9 năm 2009 đến ngày 26 tháng 9 năm 2009
Tiết (PPCT): 24
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (Hồi thứ 14) tt
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước.
- Hiểu sơ bộ về thể loại và giá trị NT của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tham khảo thêm một số tài liệu lịch sử về người anh hùng Nguyễn Huệ, phiếu học tập, 
- HS: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu đại ý của Hồi thứ 14 và nội dung từng đoạn (3 đoạn).
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc – hiểu văn bản
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
GV: Trong khoảng thời gia từ 25/12 đến 30/12 – 1788, khi nhận được tin cấp báo của Nguyễn Văn Tuyết, Nguyễn Huệ đã có thái độ và quyết định gì? Ông đã làm được việc gì? Điều đó chứng minh Ông là người có phẩm chất gì?
HS: Giận lắm, ngay lập tức định kéo quân ra Bắc nhưng rồi ông đã nghe lời quần thần lên ngôi Hoàng Đế. Tổ chức hành quân thần tốc đi suốt ngày đêm, nấu ăn trên đường đi, tranh thủ ý kiến cao nhân Nguyễn Thiếp. Duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, hoạch định kế sách hành quân đánh giặc.
GV: Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận của Lê Chiêu Thống phản nước hại dân đã được miêu tả như thế nào? 
GV: Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật này?
- Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động, cụ thể gây được ấn tượng mạnh.
Giáo viên gọi học sinh đọc to, rõ ràng phần ghi nhớ SGK.
II. Đọc - hiểu văn bản .
1. Hình ảnh Quang Trung - Nguyễn Huệ.
- Là người hành động mạnh mẽ quyết đoán, nhanh nhẹn, có tính toán trước sau, có tham khảo ý kiến cộng sự.
- Là nhà lãnh đạo chính trị, quân sự, ngoại giao, có trí tuệ sáng suốt, nhìn xa, thấy rộng (biết mình, biết người)
- Tài dụng binh như thần.
- Lẫm liệt trong chiến trận.
2. Hình ảnh bọn cướp nước và bè lũ tay sai bán nước.
a) Bọn cướp nước:
- Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị bất tài, kiêu căng. Quân Tây Sơn đến sợ mất vía không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, bỏ chạy.
- Quân sĩ chạy tán loạn giày xéo lên nhau mà chết. 
- Thất bại thảm hại.
b) Lũ bán nước: Lê Chiêu Thống cùng bề tôi “đưa thái hậu ra ngoài”, chạy bán sống bán chết theo Tôn sĩ Nghị nhưng đã bị Nghị bỏ rơi, “luôn mấy ngày không ăn”. Khi theo kịp Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”.
3. Nhận xét lối văn trần thuật:
Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động, cụ thể gây được ấn tượng mạnh.
* Ghi nhớ: SGK 
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập, cho học sinh thảo luận:
Viết một đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 tết đến ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu. 
III. Luyện tập:
4. Củng cố: 
- 2 HS nhắc lại Ghi nhớ
- Nêu cảm nghĩ của em về người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài, thuộc ghi nhớ, 
- Hoàn chỉnh bài tập vào vở.
- Soạn bài “Sự phát triển của từ vựng tt”.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 5: Từ ngày 21 tháng 9 năm 2009 đến ngày 26 tháng 9 năm 2009
Tiết (PPCT): 25
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (tt)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Nắm được hiện tượng phát triển của từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ:
+ Tạo thêm từ ngữ mới.
+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. 
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tìm thêm từ ngữ được phát triển thông qua hai cách nêu trên, 
- HS: Xem trước bài, thực hiện yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Có mấy phương thức phát triển nghĩa của từ? Đó là những phương thức nào?
- Chữa bài tập số 5.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tạo từ ngữ mới.
Hướng dẫn tìm hiểu mục 1
- GV: Gợi dẫn học sinh mở rộng vốn từ:
Điện thoại di động - điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người.
- Kinh tế tri thức: Nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
- Nghịch tặc: Kẻ phản bội làm giặc.
I. Tạo từ ngữ mới:
- Theo mẫu:
 X + Tặc:
- Không tặc: Kẻ chuyên cướp trên máy bay.
- Hải tặc: Kẻ chuyên cướp trên tàu.
- Lâm tặc: Khai thác bất hợp pháp tài nguyên rừng.
- Gian tặc: Những kẻ gian manh, trộm cắp.
* Ghi nhớ: SGK.
HOẠT ĐỘNG 2: Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
Hướng dẫn tìm hiểu mục 2
GV: Xác định từ Hán Việt trong 2 đoạn trích: bạc mệnh, duyên phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết trinh bạch, ngọc.
GV: Tiếng Việt dùng những từ nào để chỉ những khái niệm sau:
a)	AIDS, đọc là ết.
b)	Ma-két-tinh.
GV: gọi HS đọc Ghi nhớ SGK.
II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài:
1. Từ Hán Việt:
- Thanh minh, lễ, tiết, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
2. Tiếng Anh:
- AIDS, đọc là ết.
- Ma-két-tinh.
* Ghi nhớ: SGK
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1:
a) X + trường: Thị trường, chiến trường, thương trường, lâm trường, công trường...
b) X + tập: Học tập, thực tập...
 Bài tập 2: 
- Bàn tay vàng: Bàn tay tài giỏi, khéo léo.
- Cầu truyền hình: Truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu - đối thoại trực tiếp với nhau qua hệ thống Ca-mê-ra giữa các địa điểm xa cách nhau. 
- Cơm bụi: Cơm giá rẻ.
III. Luyện tập
Bài tập 1:
a) X + trường: Thị trường, chiến trường, thương trường, lâm trường, công trường...
b) X + tập: Học tập, thực tập...
 Bài tập 2: 
- Bàn tay vàng: Bàn tay tài giỏi, khéo léo.
- Cầu truyền hình: Truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu - đối thoại trực tiếp với nhau qua hệ thống Ca-mê-ra giữa các địa điểm xa cách nhau. 
- Cơm bụi: Cơm giá rẻ.
4. Củng cố: 
2 HS nhắc lại 2 phần Ghi nhớ, Cho thêm ví dụ về việc mượn tiếng nước ngoài.
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Về nhà: Hoàn chỉnh các bài tập vào vở.
- Chuẩn bị: Xem trước bài “Truyện Kiều”.
IV. Rút kinh nghiệm:
Duyệt của Tổ trưởng
Ngày .. tháng .. năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngu van 9 Tuan 5 (09-10).doc