Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 37 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 37 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

 Tiết (PPCT): 171

HỢP ĐỒNG

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh :

- Phân tích được đặc điểm, mục đích và tác dụng của hợp đồng

- Viết được một hợp đồng đơn giản

- Có ý thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức trách nhiệm với việc thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng đã được thoả thuận và ký kết.

I. Chuẩn bị:

- GV: Một số mẫu hợp đồng

- HS: Xem trước và thực hiện các yêu cầu của bài.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc 9 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1360Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 37 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 37: Từ ngày 17 tháng 05 năm 2010 đến ngày 22 tháng 05 năm 2010
Tiết (PPCT): 171
HỢP ĐỒNG
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh :
- Phân tích được đặc điểm, mục đích và tác dụng của hợp đồng
- Viết được một hợp đồng đơn giản
- Có ý thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức trách nhiệm với việc thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng đã được thoả thuận và ký kết.
I. Chuẩn bị: 
- GV: Một số mẫu hợp đồng
- HS: Xem trước và thực hiện các yêu cầu của bài.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Hoạt động của Thầy - Trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của hợp đồng
- Gọi học sinh đọc VD SGK - Học sinh thảo luận
1. Tại sao cần phải có hợp đồng
2. Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?
3. Hợp đồng cần phải đạt những yêu cầu nào? - có sự thoả thuận
4. Hãy kể tên một số hợp đồng mà em biết.
- Hợp đồng lao động
- Hợp đồng kinh tế
- Hợp đồng cung ứng vật tư
- Hợp đồng mua bán sản phẩm
- Hợp đồng đào tạo cán bộ
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách làm hợp đồng
- Học sinh thảo luận
1. Bản hợp đồng gồm mấy phần? Chúng được sắp xếp ra sao?
2. Cách thức trình bày nội dung thế nào?
3. Cách dùng từ ngữ và viết câu có gì đặc biệt
- Lời văn phải chính xác chặt chẽ
 Gọi 2 học sinh đọc to, rõ ghi nhớ
Hoạt động 3: Làm bài tập
- Học sinh làm bài tập 1 SGK trang 139
I. Đặc điểm của hợp đồng: 
- Ghi lại nội dung thoả thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện đúng thoả thuận đã cam kết.
* Nội dung chủ yếu:
- Các bên tham gia ký kết hợp đồng
- Các điều khoản, nội dung thoả thuận giữa các bên. Yêu cầu, nội dung công việc, cách thức thực hiện hợp đồng, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên
- Hiệu lực của hợp đồng
(Thời gian, phạm vi thực hiện, bồi thường thiệt hạ, cam kết họ tên, chữ ký của người đại diện ký hợp đồng
II. Cách làm hợp đồng: 
1. Phần mở đầu: Quốc hiệu, Tiêu ngữ, Tên hợp đồng, Thời gian, địa điểm, họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên ký hợp đồng.
2. Phần nội dung: ghi lại nội dung hợp đồng theo từng khoản đã được thống nhất
3. Phần kết thúc: Chức vụ, ký tên của các bên
* Ghi nhớ SGK trang 138
III. Luyện tập:
- Làm bài tập 1
Củng cố: 
Làm bài tập 2 SGK trang 139
 5. Hướng dẫn, dặn dò:
- HS về nhà chuẩn bài tiếp theo, học thuộc ghi nhớ.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 37: Từ ngày 17 tháng 05 năm 2010 đến ngày 22 tháng 05 năm 2010
Tiết (PPCT):172
LUYỆN TẬP VIẾT HỢP DỒNG
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: 
- Ôn lại lý thuyết về đặc điểm và cách viết hợp đồng.
- Viết được một bản hợp đồng thông dụng, có nội dung đơn giản và thông dụng.
- Có thái độ cẩn trọng khi soạn hợp đồng.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: 
Hoạt động 1: Ôn lại lý thuyết
-Hợp đồng có đặc điểm gì?
I. Lý thuyết:
- Đặc điểm: Có tính pháp lý, ghi lại nội dung thoả thuận về trách nhiệm , nghĩa vụ, quyền lợo của hai bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện đúng thoả thuận cam kết.
2.Hợp đồng có mấy phần?
- 3 phần:
+ Mở đầu.
+Nội dung.
+ Kết thúc.
Hoạt động 2: GV kiểm tra việc làm bài tập của học sinh.
Hoạt động 3: hướng dẫn Hs làm BT1/157
- Gọi HS thảo luận theo nhóm.
- Gọi Hs trình bày. 
Bài tập 1: Cách diễn đạt đảm bảo chính xác nghĩa.
a.	Cách 1.
b.	Cách 2.
c.	Cách 2.
d.	Cách 2.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 trang 158.
Gọi Hs đọc các thông tin hợp đồng và cho biết nội dung đó đã đủ chưa?
Cho HS thảo luận thống nhất bố cục hợp đồng thuê xe đạp.
- Bố cục 3 phần. 
Củng cố:
Hướng dẫn, dặn dò:
- Chuẩn bị bài tiếp.
IV. Rút kinh nghiệm.
Tuần 37: Từ ngày 17 tháng 05 năm 2010 đến ngày 22 tháng 05 năm 2010
Tiết (PPCT): 173
THƯ, ĐIỆN
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: 
- Hiểu và trình bày được mục đích, tình huống, cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
- Viết được thư (điện) chúc mừng thăm hỏi trong từng trường hợp.
- Bộc lộ tình cảm chân thành của mình với người nhận.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Soạn bài và chuẩn bị mẫu một số bức thư, điện chúc mừng, thăm hỏi.
- HS: Thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1 : Những trường hợp cần viết thư điện chúc mừng, thăm hỏi 
- HS đọc hợp đồng SGK 202. Xem xét các bức thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi ?
 + Trường hợp a, b – Chúc mừng
 + Trường hợp c, d – Thăm hỏi.
- Gửi thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi trong hoàn cảnh nào ? Để làm gì ? Nếu có điều kiện đến tận nơi chúc mừng, thăm hỏi có cần gửi thư (điện) không ? Tại sao ?
 * Hoạt động 2 : Cách viết thư điện chúc mừng, thăm hỏi 
- Đọc thầm ba bức điện SGK 202.
- Nội dung thư (điện) chúc mừng khác thăm hỏi như thế nào ?
 + Đều có phần người gửi và người nhận.
 + Lý do gửi thư (điện), bộc lộ suy nghĩ, tình cảm với tin vui hoặc buồn.
 + Khác nhau : Lời chúc mừng và lời thăm hỏi chia buồn.
- Diễn đạt các nội dung thường gặp trong thư (điện) ?
 + Nhân dịp xuân về, mừng thọ, sinh nhật, tin người mất, lũ lụt thiên tai ...
 + Xúc động, tự hào, vui sướng, phấn khởi, lo lắng, xót thương, khâm phục ...
 + Chúc sức khỏe, chúc sống lâu, chúc hạnh phúc, thành đạt, học tập tốt, niềm cảm thông, vượt qua khó khăn ...
I- Những trường hợp cần viết thư (điên) chúc mừng, thăm hỏi
- Chúc mừng
- Thăm hỏi
- Vai trò, tác dụng, mục đích 
II- Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
- Giống nhau 
- Khác nhau
* Cụ thể hóa các nội dung diễn đạt trong từng bức thư (điện)
- Lý do cần viết thư (điện)
- Bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc.
* Ghi nhớ SGK 204.
4. Củng cố: 
Hướng dẫn, dặn dò: 
- Chuẩn bị tiết sau.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 37: Từ ngày 17 tháng 05 năm 2010 đến ngày 22 tháng 05 năm 2010
Tiết (PPCT): 174
THƯ, ĐIỆN (tt)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh tiếp tục: 
- Hiểu và trình bày được mục đích, tình huống, cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
- Viết được thư (điện) chúc mừng thăm hỏi trong từng trường hợp.
- Bộc lộ tình cảm chân thành của mình với người nhận.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Soạn bài và chuẩn bị mẫu một số bức thư, điện chúc mừng, thăm hỏi.
- HS: Thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập ( phút)
- Hoàn chỉnh ba bức điện ở mục II.1 theo mẫu. Trình bày theo yêu cầu ?
Hoạt động nhóm :
- Các tình huống cần viết thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi ?
- Hoàn chỉnh bức điện mừng theo mẫu của bưu điện với tình huống tự đề xuất ?
III- Luyện tập
- HS 4 nhóm trình bày ba bức điện SGK 204. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ?
- GV kết luận :
 + Nội dung thư (điện) phải nêu được lý do, lời chúc mừng, lời thăm hỏi và mong muốn người nhận điện sẽ có những điều tốt lành.
 + Thư điện viết ngắn gọn, xúc tích, tình cảm phải chân thành.
- Xác định các tình huống ?
 + Điện chúc mừng -> Phóng thành công tàu vũ trụ
 + Điện chúc mừng -> Tái đắc cử nguyên thủ.
 + Điện thăm hỏi -> Trận động đất ở một số nước.
 + Thư (điện) chúc mừng -> Bạn thân đạt HS giỏi
 + Thư (điện) chúc mừng -> Thành công luận án. 
- Hoàn chỉnh một bức điện theo mẫu của bưu điện ?
Hoạt động nhóm :
 + Chọn lý do (mừng), có lời chúc phù hợp, nội dung ngắn gọn, xúc tích, bộc lộ tình cảm. 
- HS trình bày. Các HS khác nhận xét, bổ sung ?
1- Bài 1 (204)
- Thăm hỏi
2- Bài 2 (205)
a) Điện chúc mừng
b) Điện chúc mừng
c) Điện thăm hỏi
d) Thư (điện) chúc mừng
e) Thư (điện) chúc mừng
3- Bài 3 (205)
- Người nhận
- Lý do
- Lời chúc
- Mong muốn.
- Người gửi
4. Củng cố: 
Hướng dẫn, dặn dò: 
- Chuẩn bị tiết sau.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 37: Từ ngày 17 tháng 05 năm 2010 đến ngày 22 tháng 05 năm 2010
Tiết (PPCT):175
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: 
- Hiểu được mâu thuẫn- xung đột cơ bản trong vở kịch và cảnh kịch được trích học.
- Tích hợp với đoạn kịch Bắc Sơn, đoạn kịch ông Giuốc - đanh học làm quý tộc, với bài tổng kết phần văn học và bài kiểm tra tổng hợp. 
- Rèn kỹ năng tìm hiểu, phân tích mâu thuẫn xung đột, tình huống và tính cách nhân vật trong một đoạn kịch nói qua ngôn ngữ đối thoại.
II. Chuẩn bị: 
- GV: 
- HS: Chuẩn bị theo yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: 
Bài mới: 
I - TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm).
Câu 1: (2,0 điểm).
Câu
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
Đáp án
D
C
C
B
C
A
A
B
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2: (0,25 điểm). Chọn từ: Hàm ý.
Câu 3: (0,75 điểm).
Nối
Đáp án
1 + b
2 + a
3 + c
Điểm
0,25
0,25
0,25
II - TỰ LUẬN (7,0 điểm).
Câu 1: ( 2,0 điểm).
* Tóm tắt: Phải đảm bảo các ý:
Truyện kể về 3 nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng yếu tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát và phá những quả bom chưa nổ để thông đường Trường Sơn.
Công việc và cuộc sống của họ hết sức nguy hiểm, hàng ngày, hàng giờ đối mặt với cái chết.
Cuộc sống vô cùng khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng họ vẫn hồn nhiên yêu đời. Đặc biệt họ có tinh thần yêu thương đồng đội.
Phương Định là nhân vật chính của truyện có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp được thể hiện qua hành động và tâm trạng của cô trong một lần phá bom.
* Nghệ thuật:
Phương thức trần thuật: Kể từ ngôi thứ nhất từ lời kể của nhân vật chính tạo điều kiện thuận lợi để tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật mà tạo ra một điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc chiến đấu ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
Nét đặc sắc nổi bật là nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật: Chủ yếu là miêu tả.
Ngôn ngữ và giọng điệu: ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện, thoải mái trẻ trung có chất nữ tính, lời kể những câu ngắn nhịp nhanh, tạo không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến đấu. Những đoạn hồi tưởng, nhịp kể chậm lại gợi nhớ một thời niên thiếu hồn nhiên.
Tác giả tỏ ra am hiểu: miêu tả quan sát tinh tế tâm lí nhân vật, cảm giác, suy nghĩ, ước mơ.
* Nội dung:
 Tâm hồn trong sáng, tinh thần lạc quan, dũng cảm của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Câu 2: ( 5,0 điểm).
1. Yêu cầu chung:
Về nội dung: HS nắm được kiểu bài phân tích đoạn thơ, biết phân tích các biện pháp nghệ thuật.
Về hình thức: Bài văn có bố cục chặt chẽ, đủ 3 phần. Diễn đạt trong sáng, không sai sót trong diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo các ý chính theo mẫu dàn bài sau:
a) Mở bài:
Giới thiệu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
Giới thiệu hai khổ thơ đầu.
b) Thân bài:
Sự chuyển biến trong không gian lúc sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế:
+ Hương ổi lan vào không gian, phả vào trong gió se.
+ Sương thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm.
+ Dòng sông trôi một cách thanh thản gợi lên vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên; những cánh chim bắt đầu vội vã trong buổi hoàng hôn.
+ Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”.
+ Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần.
+ Những ngày giao mùa đã ít đi những cơn mưa mùa hạ.
Nghệ thuật:
+ Các biện pháp tu từ: biện pháp nhân hoá “sương chùng chình”, “mây vắt nửa mình”, cùng với những động từ mạnh “phả”... góp phần diễn tả sự ngỡ ngàng bối rối của nhà thơ khi trời đất chuyển mùa.
+ Thể thơ 5 chữ, nhẹ nhàng lắng sâu.
+ Giọng thơ đằm thắm diễn tả nhiều cung bậc tinh tế của tâm hồn.
c) Kết bài:
Đánh giá, nhấn mạnh nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai khổ thơ.
Cảm xúc tâm trạng của mình.
3. Cho điểm:
* Điểm 5:
Nội dung: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên, chọn được các chi tiết đặc sắc và phân tích làm nổi bật.
Hình thức: Kết cấu chặt chẽ, hợp lí; diễn đạt trong sáng, trôi chảy, văn viết có cảm xúc, lỗi chính tả, dùng từ, câu không đáng kể.
* Điểm 4 - 3:
+ Nội dung: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên, biết bám vào lời thơ của từng khổ thơ để phân tích, toát lên được ý thơ. 
+ Hình thức: Kết cấu rõ ràng; diễn đạt tương đối tốt; lỗi dùng từ, câu, chính tả không quá 15 lỗi.
* Điểm 2 - 1:
Nội dung: Nội dung chưa đảm bảo các yêu cầu trên.
Hình thức: Không nắm được kiểu bài phân tích, bố cục lộn xộn, viết dài dòng; mắc trên 20 lỗi diễn đạt (lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu).
* Điểm 0: Không làm bài hoặc sai đề, lạc đề.
Lưu ý:
Trên tinh thần thang điểm đã nêu trên, giáo viên chấm bài căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh cho điểm cho các mức còn lại.
Tuỳ vào bài làm cụ thể của học sinh, giáo viên phát hiện các ý hay, ý mới, giáo viên có thể tính điểm lẻ 0,5 điểm.
Củng cố: 
Hướng dẫn, dặn dò: 
IV. Rút kinh nghiệm:
Duyệt của Tổ trưởng
Ngày .. tháng .. năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngu van 9 Tuan 37 (09-10).doc