Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 35 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 35 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

 Tiết (PPCT):161

 TỔNG KẾT VĂN HỌC (tt)

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh tiếp tục:

- Hiểu được Lân-đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong đoạn trích này.

- Bồi dưỡng lòng yêu thương loài vật.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc 7 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 35 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35: Từ ngày 03 tháng 05 năm 2010 đến ngày 08 tháng 05 năm 2010
Tiết (PPCT):161
TỔNG KẾT VĂN HỌC (tt)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh tiếp tục: 
- Hiểu được Lân-đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong đoạn trích này.
- Bồi dưỡng lòng yêu thương loài vật.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: 
Hoạt động củaThầy - Trò
Ghi bảng
Tìm hiểu tiến trình lịch sử.
-Nhìn trên tổng thể lịch sử văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến nay có thể chia ra làm mấy thời kì lớn? Mỗi thời kì lại có thể chia ra làm các gai đoạn như thế nào?
- Có thể nêu tên gọi và nội dung khái quát của mỗi thời kì như thế nào? Kể tên một vài tác phẩm, tác giả tiêu biểu ở một số thời kì? 
II. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam:
- Chia làm 3 giai đoạn:
1. Từ thế kỉ X đến hết Thế kỉ XIX: Văn học trung đại.
- Ra đời, tồn tại và phát triển trong khuôn khổ xã hội phong kiến Việt Nam.
- Lịch sử dành và giữ vững nền độc lập tự chủ của đất nước, xây dựng quốc gia Đại Việt hùng mạnh.
- Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương.
2.Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945: Văn học chuyển sang thời kì hiện đại.
- Xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa thực dân nữa phong kiến, phong trào yêu nước cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa giành độc lập.
-Văn học phát triển theo hướng hiện đại hoá, phát triển toàn diện, mau lẹ.
- Tác phẩm tiêu biểu, tác giả tiêu biểu: Thế Lữ, Tản Đà, Xuân Diệu, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Tô Hoài, Tố Hữu, Vũ Trong Phụng, Nam Cao...
3. Từ năm 1945 đến nay:
- Nền văn học của thời đại mới. Thời đại cả nước độc lập, thống nhất, dân chủ và đi lên CNXH. Chia ra làm hai giai đoạn:
a. Từ 1945 -1975:
- Văn học phục vụ tích cực 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ xâm lược bảo vệ độc lập giành thống nhất đất nước. Phục vụ sự nghiệp xây dựng CNXH của nhân dân miền Bắc (1954-1975). Nêu cao tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng nhân ái, đức hy sinh, sáng tạo những hình tượng cao đẹp về đất nước, con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động.
- Tác giả tiêu bểiu: Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Trung Thông, Nguyễn minh Châu, Hoàng Trung Thông, Bằng Việt, Trần Đăng Khoa. Tố Hữu...
b. Giai đoạn từ 1975 đến nay:
- Đất nước thống nhất xây dựng và phát triển CNXH, phấn đấu dân giàu, nước mạnh.
IV. Mấy nét đặc sắc nổi bật của Việt Nam: SGK
Củng cố:
Hướng dẫn, dặn dò:
- Chuẩn bị bài tiếp.
IV. Rút kinh nghiệm.
Tuần 35: Từ ngày 03 tháng 05 năm 2010 đến ngày 08 tháng 05 năm 2010
Tiết (PPCT): 162
TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh :
- Ôn tập và hệ thống hóa những vấn đề về lý thuyết tập làm văn đã học.
- Tích hợp với các bài, các văn bản đã học.
- Rèn luyện các kỹ năng về văn bản nghị luận.
I. Chuẩn bị: 
- GV: 
- HS: Xem lại kiến thức.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Hoạt động 1: 
	GV hướng dẫn HS ôn tập các kiểu văn bản đã học.
	GV cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi SGK.
I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình ngữ vănTHCS.
1. Các kiểu văn bản trên khác nhau ở hai điểm chính là:
- Khác nhau về phương thức biểu đạt.
- Khác nhau về hình thức thể hiện.
2. Các kiểu văn bản trên không thể thay thế cho nhau được, vì:
a) Phương thức biểu đạt khác nhau.
b) Hình thức thể hiện khác nhau.
c) Mục đích khác nhau.
	d) Các nguyên tố cấu thành văn bản khác nhau.
3. Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể vì:
Trong văn bản tự sự có thể sử dụng phương thức miêu tả, thuyết minh và ngược lại.
4. So sánh kiểu văn bản và thể loại văn học.
	a) Giống nhau: Các kiểu văn bản và các thể loại văn học có thể dùng chung một phương thức biểu đạt nào đó. Ví dụ:
	- Kiểu tự sự có mặt trong thể loại tự sự.
	- Kiểu biểu cảm có mặt trong thể loại trữ tình.
b) Khác nhau:
- Kiểu văn bản là các cơ sở của các thể loại văn học
- Thể loại văn học là môi trường xuất hiện các kiểi văn bản. Ví dụ:
Trong các thể văn học như tự sự, trữ tình, kịch, ký thì thể loại tự sự có thể sử dụng các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm,thuyết minh nghị luận...
Trong thể kịch cũng có thể sử dụngếac kiểu văn bản trên.
Củng cố: 
 5. Hướng dẫn, dặn dò:
- HS về nhà chuẩn bài tiếp theo.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 35: Từ ngày 03 tháng 05 năm 2010 đến ngày 08 tháng 05 năm 2010
Tiết (PPCT): 163
TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN (tt)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh tiếp tục: 
- Ôn tập và hệ thống hóa những vấn đề về lý thuyết tập làm văn đã học.
- Tích hợp với các bài, các văn bản đã học.
- Rèn luyện các kỹ năng về văn bản nghị luận.
II. Chuẩn bị: 
- GV: giáo án. 
- HS: Tổng hợp kiến thức tập làm văn.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi SGK.
	II. Các kiểu văn bản trọng tâm.
Văn bản thuyết minh.
Văn bản tự sự.
Văn bản nghị luận.
 	Mục đích thuyết phục mọi người tin theo các đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.
	Văn bản nghị luận phải9 có: Luận đề, luận điểm, luận cứ, lập luận.
	Luận điểm, luận cứ, lập luận phải đúng đắn,chính xác, chặt chẽ.
	III.Thực hành lập dàn ý.
 	Đề bài: Em hãy nêu suy nghĩ của mình về nhân vật Phương Định trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
4. Củng cố: 
Hướng dẫn, dặn dò: 
- Chuẩn bị tiết sau.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 35: Từ ngày 03 tháng 05 năm 2010 đến ngày 08 tháng 05 năm 2010
Tiết (PPCT):164, 165
KIỂM TRA HỌC KỲ II
I. Mục tiêu cần đạt: 
II. Chuẩn bị: 
- GV: 
- HS: Chuẩn bị theo yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: 
Bài mới: 
Đề:
I- TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm).
Câu 1: (2,0 điểm). Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng trong các câu hỏi sau.
(1). Nhà thơ đã thể hiện tình cảm gì qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ?
A – Tình yêu thiên nhiên đất nước.	B – Tình yêu cuộc sống.
C – Khát vọng cống hiến cho đời.	D – Cả A, B, C.
(2). Hai câu thơ sau sử dụng phép liên kết gì ?
Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa,
A – Phép thế.	B – Phép nối.
C – Phép lặp từ ngữ.	D – Không có phép liên kết.
(3). Nội dung chính được thể hiện qua truyện Những ngôi sao xa xôi là gì ?
A – Vẻ đẹp của những người lính công binh trên con đường Trường Sơn.
B – Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn.
C – Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn.
D – Cuộc sống gian khó ở Trường Sơn trong những năm chống Mĩ.
(4). Trong câu “Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam” có sử dụng ?	
A – Thành phần tình thái.	B – Thành phần cảm thán.
C – Thành phần gọi – đáp.	D – Thành phần phụ chú
(5). Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác vào năm nào ?
A – Năm 1974.	B – 1975.	C – Năm 1976.	D – Năm 1977.
(6). Câu nào sau đây có khởi ngữ ?
A – Về đề tài đánh cờ thì nó đứng nhất lớp.	B – Nó đứng nhất lớp về đề tài đánh cờ.
C – Cờ vua là môn thể thao rất lí thú.	D – Chúng tôi rất thích học đánh cờ.
(7). Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ Hữu Thỉnh cảm nhận lần đầu tiên từ đâu ?
A – Từ hương vị trái chín (hương ổi).	B – Từ một đám mây.
C – Từ một cơn mưa.	D – Từ một cánh chim.
(8). Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo đức là bàn về vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống. Đúng hay sai?
A – Sai.	B – Đúng.
Câu 2: (0,25 điểm).
Chọn một cụm từ thích hợp trong các cụm từ (nghĩa tường minh, hàm ý, nghĩa cụ thể) điền vào chỗ chấm (...) trong câu sau.
....................................... là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể được suy ra từ những từ ngữ ấy.
Câu 3: (0,75 điểm).
	Hãy nối cột A (tên tác phẩm) với cột B (nội dung) sao cho đúng.
A (tên tác phẩm)
B (nội dung)
Nối
1- Những ngôi sao xa xôi
a) Ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống cao đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước.
1 + .......
2- Lặng lẽ Sa Pa
b) Ca ngợi tâm hồn trong sáng, giàu mộng mơ, tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ.
2 + .......
3- Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
c) Cuộc sống vô cùng khó khăn gian khổ và tinh thần lạc quan của nhân vật khi chỉ một mình trên đảo hoang vùng xích đạo suốt mười mấy năm ròng rã.
3 + .......
II- TỰ LUẬN (7,0 điểm).
Câu 1: (2,0 điểm).
Kể tóm tắt nội dung truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê (Ngữ văn 9 - Tập 2). Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
Câu 2: (5,0 điểm).
Cảm nhận của em về vẻ đẹp bức tranh thu qua hai khổ thơ đầu của bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
Củng cố: 
Hướng dẫn, dặn dò: 
Về ôn tập tất cả các tác phẩm đã học.
IV. Rút kinh nghiệm:
Duyệt của Tổ trưởng
Ngày .. tháng .. năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngu van 9 Tuan 35 (09-10).doc