Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 24 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 24 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

 Tiết (PPCT): 110

 LUYỆN TẬP LK CÂU VÀ LK ĐOẠN VĂN

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

Củng cố lại kiến thức, nhận ra và sửa chữa một số lỗi về liên kết.

I. Chuẩn bị:

- GV: Bài tập, phiếu học tập,

- HS: Xem trước bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc thuộc ghi nhớ. Cho ví dụ.

 

doc 12 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1658Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 24 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24: Từ ngày 01 tháng 02 năm 2010 đến ngày 06 tháng 02 năm 2010
Tiết (PPCT): 110
LUYỆN TẬP LK CÂU VÀ LK ĐOẠN VĂN
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
Củng cố lại kiến thức, nhận ra và sửa chữa một số lỗi về liên kết.
I. Chuẩn bị: 
- GV: Bài tập, phiếu học tập, 
- HS: Xem trước bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc ghi nhớ. Cho ví dụ.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1 :
- Học sinh đọc bài 1.
 Học sinh thảo luận chỉ ra phép liên kết.
 Mỗi tổ thảo luận một câu.
- Học sinh trình bày kết quả thảo luận.
 Tổ khác nhận xét, bổ sung.
 Gv nhận xét.
* Hoạt động 2 :
Học sinh lên bảng làm.
* Hoạt động 3 :
- Học sinh thảo luận trả lời
=> Lỗi về liên kết nội dung
 Các câu không phục vụ chủ đề chung.
=> Lỗi về liên kết nội dung. Trật tự các câu không hợp lí.
* Hoạt động 4 :
=> Lỗi liên kết hình thức
1. Bài 1 :
a. Có 3 câu :
- Câu 1 – 2 : Phép lặp (trường học).
- Câu 3 – 2 : Phép thế (như thế).
 Phép liên tưởng (thầy giáo, 
 học trò, trường học)
b. Có 4 câu :
- Câu 1 – 2 : Phép lặp (văn nghệ).
- Câu 2 – 3 : Phép lặp (sự sống).
- Câu 4 – 1 : Phép lặp (văn nghệ).
- Câu 4 – 3 : Phép lặp (tâm hồn).
c. Có 3 câu :
- Câu 1 – 2 : Phép lặp (thời gian)
- Câu 3 – 2 : Phép nối (bởi vì)
 Phép lặp (con người, thời gian)
d. Có 2 câu :
Câu 1 – 2 : Phép trái nghĩa (yếu - mạnh
 hiền – ác)
2. Bài 2 : Các cặp từ trái nghĩa :
Thời gian vật lí
Vô hình
Giá lạnh
Thẳng tắp
Đều đặn
Thời gian tâm lí
Hữu hình
Nóng bỏng
Hình tròn
Lúc nhanh lúc chậm
3. Bài 3 : Lỗi liên kết :
a. Thêm vào trong câu :
- Câu 2 : Trận địa đại đội 2 của anh
- Câu 3 : Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc, hai bố con anh ...
- Câu 4 : Bây giờ
b. Chữa :
Năm 19 tuổi ... rồi chết.
Suốt 2 năm ấy, chị làm ... con.
Trong thời gian ấy, có những ngày ngắn ngủi cơn bệnh tạm lui, chị cảm nhận thấy anh yêu thương chị vô cùng.
4. Bài 4 :
a. Thay “nó” – “chúng”
b. Lỗi : “văn phòng” và “hội trường” không cùng nghĩa với nhau trong trường hợp này.
Sửa : Thay “hội trường” – “văn phòng”
Củng cố:
HS : Cần lưu ý những gì khi liên kết câu và liên kết đoạn văn?
Hướng dẫn, dặn dò:
- Hoàn chỉnh các bài tập .
- Chuẩn bị bài Hướng dẫn đọc thêm: Con cò.
IV. Rút kinh nghiệm.
Tuần 24: Từ ngày 01 tháng 02 năm 2010 đến ngày 06 tháng 02 năm 2010
Tiết (PPCT): 111
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: CON CÒ
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: tiếp tục:
- Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru.
- Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu về tác giả, tác phẩm, phiếu học tập, 
- HS: Xem trước bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
So sánh hình tượng con cừu và chó sói trong thơ của La-phông-ten và con cừu, chó sói trong nghiên cứu của Buy-phông ?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc – tìm hiểu chung về văn bản
- HS đọc văn bản – chú thích.
- Tìm hiểu một số chú thích số trong sgk.
- HS phân chia bố cục của bài văn.
I. Đọc và tìm hiểu chung 
1. Đọc
2. Chú thích: *
3. Bố cục 
 (sgk) 
HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc – hiểu văn bản
Hướng dẫ học sinh trả lời câu hỏi.
- Hình ảnh con cò trong khổ thơ thứ nhất tượng trưng điều gì ?
=> Ca dao
=> Con người : người mẹ, người phụ nữ vất vả, cực nhọc.
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Khổ thơ đầu :
- Con cò trong ca dao đi vào trong thơ và biến thành lời hát ru con.
- Hình ảnh con cò qua những lời ru đã đến với tuổi ấu thơ một cách vô thức. Đây là sự khởi đầu đi vào thế giới tâm hồn của con người.
4. Củng cố: 
Nhức lại kiến thức vừa tìm hiểu.
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài. 
- Soạn bài: tiếp theo.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 24: Từ ngày 01 tháng 02 năm 2010 đến ngày 06 tháng 02 năm 2010
Tiết (PPCT): 112
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: CON CÒ
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: tiếp tục
- Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru.
- Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu liên quan.
- HS: Trả lời câu hỏi trong SGK (tt).
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm. Nội dung khổ thơ đầu.
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc – hiểu văn bản (tt)
- Cánh cò trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ như thế nào ?
=> Cò đứng ở quanh nôi
 Cò vào trong tổ
 Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
 Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi
- Cánh cò trong lời ru đã đi vào tiềm thức của con khi tới trường như thế nào?
=> Mai khôn lớn con theo cò đi học
 Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
- Cánh cò từ trong tiềm thức sẽ đi theo con đến tuổi trưởng thành ra sao ?
 => Lớn lên, lớn lên, lớn lên...
 Con làm gì ?
 Con làm thi sĩ !
- Hình ảnh con cò đã phát triển thành biểu tượng gì ?
- Từ thấu hiểu lòng mẹ, bài thơ đã khái quát lên một quy luật tình cảm gì ?
- Từ cảm xúc mẹ con, bài thơ đã mở ra các suy tưởng gì ?
2. Khổ thơ thứ hai :
- Cánh cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ.
 Cò đùm bọc tuổi thơ như vòng tay âu yếm của mẹ.
- Cánh cò dìu dắt con vào thế giới tri thức như mẹ sẽ nuôi dạy con.
- Cò đưa con vào thế giới nghệ thuật như lòng mẹ mong ước, tâm hồn con mở rộng hơn, trong sáng hơn.
=> Cánh cò đã trở thành người đồng hành của con.
3. Khổ thơ thứ 3 :
- Cò chính là người mẹ, lúc nào cũng bên con.
 Con dù lớn vẫn là con của mẹ
 Đi hết đời, lòng mẹ cũng theo con.
=> Tình cảm mẹ con bền vững rộng lớn.
- Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi.
=> Con lớn lên trong sự đùm bọc vuốt ve, âu yếm của lời ru, của mẹ.
HOẠT ĐỘNG 2 : Tổng kết
 GV giảng về nghệ thuật :
- Sự liên kết câu, liên kết đoạn :
+ Câu thơ ngắn dài bất thường.
+ Nhịp thơ biến đổi sinh động.
+ Sử dụng nhiều điệp ngữ.
+ Giọng thơ vừa là lời ru vừa là suy ngẫm.
 Cho học sinh đọc ghi nhớ.
III. Tổng kết :
ND : Bài thơ là biểu tượng cho tình thương và niềm mơ ước của người mẹ hiền.
 Đó chính là một phần của mỗi con người. Nó đã thấm sâu vào tâm hồn dân gian, tâm hồn dân tộc.
NT : 
- Thể thơ : Tự do.
- Hình ảnh : Con cò trong ca dao.
4. Củng cố: 
- Ý nghĩa của hình tượng con cò.
- Vài nét về nội dung, nghệ thuật.
Hướng dẫn, dặn dò:
Về nhà học thuộc ghi nhớ, nội dung bài học, ôn lại kiến thức văn nghị luận.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 24: Từ ngày 01 tháng 02 năm 2010 đến ngày 06 tháng 02 năm 2010
Tiết (PPCT): 113
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5. VIẾT BÀI TLV SỐ 6 Ở NHÀ
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: 
Rút kinh nghiệm cho bài văn nghị luận của mình.
II. Chuẩn bị: 
- GV: chuẩn bị đề bài. 
- HS: Xem lại kiến thức về văn nghị luận.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
* Hoạt động 1 :
- Cho học sinh nắm lại đề bài.
 Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Người. 
- Học sinh xác định lại nội dung -> lập dàn ý
+ Mở bài : Giới thiệu vấn đề nghị luận.
+ Thân bài : Nêu được một số nét chính về Bác:
 - Bác là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam.
 . Bác sinh ra tại một làng quê Việt Nam.
 . Chứng kiến cảnh đau thương của dân tộc Việt Nam -> muốn nhân dân được sống tự do, ấm no ...
 . Bác ra đi tìm đường cứu nước.
 . Bác bôn ba hoạt động ở nước ngoài nhiều năm, sống ở nhiều nơi trên thế giới.
 . Bác tham gia sáng lập Đảng CS Pháp -> tìm ra con đường đi cho dân tộc Việt Nam: con đường cách mạng vô sản.
 . Thành lập Đảng CSVN ngày 3/2/1930.
 . Trở về nước (8/2/1941), Bác dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
 . Ngày 2/9/1969, Bác đã đi xa. 
 . Ta vẫn đi theo con đường mà Bác đã lựa chọn -> giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc -> phát triển đất nước như ngày hôm nay.
 - Bác còn là nhà văn, nhà thơ tài ba
 - Bác nói được nhiều thứ tiếng, am hiểu nhiều về các nền văn hoá các nước.
 - Bác là người rất yêu thiên nhiên, sống hoà mình vào thiên nhiên, sống giản dị như một người bình thường khác: bộ quần áo, bữa cơm...
 - Bác rất yêu thiếu nhi.
 - Bác được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới năm 1990.
+ Kết bài :
 Chúng ta ngày nay đã, đang và sẽ tiếp tục học tập tấm gương đạo đức của Người => hoàn thiện hơn về nhân cách -> XH bền vững, sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới.
Hoạt động 2 :
- Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh :
+ Ưu điểm :
+ Khuyết điểm :
- Đọc bài hay.
- Phát bài cho học sinh.
- Lấy điểm vào sổ
Củng cố: 
Nhận xét khái quát.
 5. Hướng dẫn, dặn dò:
HS về nhà sửa lại bài văn số 5, làm bài văn số 6.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 24: Từ ngày 01 tháng 02 năm 2010 đến ngày 06 tháng 02 năm 2010
Tiết (PPCT): 114
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
Biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu liên quan, đề văn mẫu.
- HS: Thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đề bài và cách làm bài văn nghị luận
Học sinh tìm hiểu đề bài.
- Học sinh đọc đề bài.
- Các đề trên có điểm gì giống nhau ?
- Có điểm gì khác nhau ?
- Học sinh nghĩ ra đề bài tương tự.
 Học sinh thảo luận ghi lên bảng.
- Giáo viên ghi đề bài lên bảng.
- Học sinh đọc mục 1 – sgk 
- Loại đề ?
- Yêu cầu ?
- Phạm vi ?
- Nghĩa đen của câu tục ngữ ?
- Bài học đạo lí ?
-Ý nghĩa ?
=> Lời nhắc nhở : đối với những ai vô ơn.
 Lời khích lệ : Cống hiến cho xã hội.
- Học sinh đọc phần 2.
- Giáo viên khái quát lại các nội dung chính của ba phần.
- Xen lẫn phần 2 và phần 3 (viết bài) lại với nhau.
- Học sinh đọc phần 3.
- Các cách mở bài như trong sgk đi theo cách nào ?
=> Gián tiếp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh kết luận theo hướng mở bài, thân bài, kết bài theo từng mục sgk.
I. Đề bài nghị luận :
Đề bài : (sgk) 
- Giống : Đều tự do, không giới hạn, đều chứa đựng khái niệm về tư tưởng, đạo lí.
- Khác :
+ Dạng đề có mệnh lệnh : 1, 3, 10
+ Dạng đề không có mệnh lệnh : 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9
- VD : 
+ Bàn về chữ hiếu.
+ Lòng nhân ái.
+ Suy nghĩ về câu tục ngữ : “Gần mục thì đen, gần đèn thì rạng”.
II. Cách làm bài nghị luận :
Đề bài : Suy nghĩ về đạo lí : “Uống nước nhớ nguồn”.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý :
- Đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Yêu cầu : Nêu suy nghĩ.
- Phạm vi : Hiểu về tục ngữ và trong đời sống.
- Nghĩa đen : 
+ Nước : Là vật thể tự nhiên có vai trò quan trọng trong đời sống.
+ Nguồn : Nơi bắt đầu của mọi dòng chảy.
- Nghĩa bóng : 
+ Nước : Thành quả con người hưởng thụ : giá trị vật chất và giá trị tinh thần.
+ Nguồn : Tổ tiên, những người đi trước.
- Bài học đạo lí :
Biết ơn những người tạo ra thành quả ấy.
Có trách nhiệm tiếp tục sáng tạo ra giá trị ấy.
- Ý nghĩa : 
+ Nhân tố tạo nên sức mạnh dân tộc.
+ Nguyên tắc đối nhân, xử thế.
2. Lập dàn ý :
- Mở bài 
- Thân bài
- Kết bài
3. Viết bài :
 (sgk) 
4. Đọc lại và sửa chữa 
HOẠT ĐỘNG 2 : Luyện tập
Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- Học sinh lập dàn bài cho đề số 7.
- Viết phần mở bài.
- Trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét.
II. Luyện tập
Đề bài : Tinh thần tự học
A. Mở bài : 
Giới thiệu việc học và tinh thần tự học.
B. Thân bài : Giải thích
- Học là gì ? (Hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của một chủ thể học tập nào đó)
Học diễn ra dưới hai hình thức :
+ Học có sự hướng dẫn
+ Tự học
- Tinh thần tự học là gì ?
+ Tự học -> nhu cầu
+ Ý chí vượt qua mọi khó khăn.
+ Có phương pháp phù hợp với bản thân.
- D/c : Trong sách báo, bạn bè chung quanh.
C. Kết bài :
Khẳng định vai trò của tự học và tinh thần tự học trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách con người.
4. Củng cố: 
Cần nắm vững những gì về văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
Hướng dẫn, dặn dò: 
Về nhà học thuộc bài, chuẩn bị bài tiếp theo: Cách làm văn nghị luận.
IV. Rút kinh nghiệm:
Duyệt của Tổ trưởng
Ngày .. tháng .. năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngu van 9 Tuan 24 (09-10).doc