Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 22 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 22 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

 Tiết (PPCT): *

 CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG (tt)

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh tiếp tục:

Biết cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.

II. Chuẩn bị:

- GV: Tư liệu liên quan, đoạn văn mẫu.

- HS: Thực hiện các yêu cầu trong SGK.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Như thế nào là nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống?

- Yêu cầu của bài nghị luận này?

 

doc 9 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1609Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 22 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22: Từ ngày 18 tháng 01 năm 2010 đến ngày 23 tháng 01 năm 2010
Tiết (PPCT): *
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG (tt)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh tiếp tục:
Biết cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu liên quan, đoạn văn mẫu.
- HS: Thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Như thế nào là nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống?
- Yêu cầu của bài nghị luận này?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đề bài NL về một SV, HT đời sống
GV giới thiệu đề bài.
GV cho HS từ những đề đã tìm ra ở tiết trước và thực hiện theo các bước như ở tiết trước.
- Các đề bài trên có điểm gì giống nhau?
Chỉ ra những điểm giống nhau đó?
=> Nêu suy nghĩ của mình về một sự việc hiện tượng đời sống.
- HS nghĩ đề bài.
=> Nhà trường với vấn đề an toàn giao thông.
 Nhà trường với vấn đề môi trường.
 Nhà trường với tệ nạn xã hội.
Cho học sinh chỉ ra từng đề bài.
I. Đề bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống:
1. Đề bài:
(sgk)
2. Nhận xét:
- Đề 1 , 2, 3, 4
=> Mệnh lệnh trong đề: “nêu suy nghĩ của mình”, “nêu nhận xét của mình”, “nêu ý kiến”, “bày tỏ thái độ” ...
HOẠT ĐỘNG 2 : Cách làm bài văn nghị luận
- GV giới thiệu đề bài.
- Đề thuộc loại gì?
- Đề đã nêu sự việc hiện tượng gì?
- Đề yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác.
- HS viết một đoạn nào đó trong phần thân bài.
- HS đọc ghi nhớ.
 GV củng cố lại bài.
II. Cách làm bài nghị luận:
1. Tìm hiểu đề:
Đề bài: (sgk)
- Đề thuộc loại nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
- Đề nêu gương người tốt việc tốt.
- Yêu cầu: Nêu suy nghĩ của mình về sự việc, hiện tượng ấy.
2. Tìm ý:
Phân tích để tìm ý nghĩa sự việc.
3. Lập dàn ý:
+ Mở bài:
+ Thân bài:
+ Kết bài:
4. Viết bài:
5. Kiểm tra lại bài:
* Ghi nhớ (sgk)
HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập
- Hướng dẫn HS tìm ý.
- (Nhân vật, đối tượng) sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh như thế nào?
- Hoàn cảnh ấy có bình thường không ? 
 Tại sao?
- (Đối tượng) có đặc điểm gì nổi bật?
 Tư chất gì đặc biệt?
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công của đối tượng?
- Em học tập được điều gì ở đối tượng?
III. Luyện tập:
Lập dàn ý cho một đề tự chọn.
Tìm ý:
- Nhà (nghèo).
- Hoàn cảnh sống (quá vất vả cho ĐT).
- Đối tượng có tư chất gì không.
- Đối tượng có tinh thần học hỏi, vượt khó.
4. Củng cố: 
Em cần lưu ý những gì về cách làm bài văn nghị luận về SV, HT đời sống?
Hướng dẫn, dặn dò: 
Về nhà học thuộc bài, chuẩn bị bài Hướng dẫn chuẩn bị bài Chương trình địa phương TLV.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 22: Từ ngày 18 tháng 01 năm 2010 đến ngày 23 tháng 01 năm 2010
Tiết (PPCT): 101
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO CT
ĐỊA PHƯƠNG TLV SẼ LÀM Ở NHÀ
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: tiếp tục:
- Tập suy nghĩ về hiện tượng thực tế ở địa phương.
- Viết bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu liên quan, 
- HS: Thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu vài nét về tác giả và tác phẩm.
- Nêu tuyến nhân vật và ý nghĩa của các tình huống.
Bài mới:
* Hoạt động 1:
Giới thiệu nhiệm vụ, yêu cầu của chương trình:
- Yêu cầu: Viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề đó.
- Hướng dẫn học sinh cách làm bài.
 HS đọc các mục trong sách giáo khoa
 + Các sự việc được chọn phải là sự việc như thế nào?
 => Có ý nghĩa, địa phương đang quan tâm.
 + Dẫn chứng của bài phải như thế nào?
 => Dẫn chứng xác thực.
 + Thái độ của người viết phải như thế nào?
 => Đánh giá đúng yêu cầu, khách quan, không vì lợi ích cá nhân.
* Hoạt động 2:
- Dặn học sinh: Nội dung phải rõ ràng, có sức thuyết phục. (không được nêu tên thật của cơ quan, tổ chức, cá nhân -> mất tính chất bài tập làm văn)
- Nộp bài cho lớp trưởng trước bài 27.
4. Củng cố: 
5. Hướng dẫn, dặn dò: 
Nộp bài cho lớp trưởng trước bài 27.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 22: Từ ngày 18 tháng 01 năm 2010 đến ngày 23 tháng 01 năm 2010
Tiết (PPCT): 102
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam. Yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời kì mới.
- Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu, các tư liệu liên quan.
- HS: Trả lời câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là khởi ngữ? Ví dụ.
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc và tìm hiểu chung
Giới thiệu bài
Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
- Nêu những phẩm chất tốt đẹp của con người VN?
=> Yêu nước, cần cù, dũng cảm, thông minh, tinh thần cộng đồng...
 Những phẩm chất ấy đã được kiểm nghiệm trong lịch sử nhất là trong các cuộc đấu tranh giữ nước.
 Ngược lại ta cũng có mặt yếu.
=> Nhận ra điểm mạnh, điểm yếu là con đường để đất nước tiến lên vượt qua trở ngại thách thức, đi lên ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.
I. Đọc hiểu văn bản: 
1. Đọc :
2. Chú thích:
 (sgk)
HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc – hiểu văn bản
- Kiểu loại văn bản?
=> Nghị luận về một vấn đề xã hội – giáo dục.
 Nghị luận giải thích.
- Tác giả viết bài này trong thời điểm nào của lịch sử?
=> Đầu năm 2001, khi đất nước ta cùng toàn thế giới bước vào năm đầu của thế kỉ mới (thời kì chuyển giao)
- GV giới thiệu tầm quan trọng của thời kì này: Nước ta phấn đấu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
- Bài viết đã nêu vấn đề gì?
- Vấn đề được nêu trực tiếp hay gián tiếp?
- Ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề này?
=> Đây là thời điểm chuyển giao hai thế kỉ, hai thiên niên kỉ. Với nước ta, công cuộc đổi mới ở thế kỉ trước đã đạt được những kết quả bước đầu và chúng ta tiến sang thế kỉ mới với mục tiêu phấn đấu rất cao.
=> Nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu, khắc phục những điểm yếu, phát huy điểm mạnh -> điều kiện để phát triển, hội nhập với thế giới.
- Đối tượng của vấn đề này?
- Nội dung vấn đề?
- Mục đích ?
- HS đọc lại phần chính của văn bản.
- Luận cứ đầu tiên tác giả đưa ra là gì?
- Tác giả đã dùng những lí lẽ nào để giải thích cho luận cứ ấy?
=> Từ cổ chí kim, con người ...
 Trong thế kỉ tới mà ai ai ....
- Luận cứ tiếp theo tác giả đưa ra là gì?
- Tác giả đã phân tích luận cứ này như thế nào?
=> Thế giới hiện nay: KHCN phát triển ngày càng mạnh, sự hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng.
 Nước ta: Giải quyết 3 nhiệm vụ: Thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp; đẩy mạnh CNH, HĐH; tiếp cận với nền kinh tế tri thức.
- Luận cứ thứ ba tác giả đưa ra là gì?
- Luận cứ này có vai trò như thế nào trong văn bản?
=> Trung tâm, quan trọng nhất của văn bản.
- Tác giả đã phân tích luận cứ này như thế nào?
 GV chia bảng làm 3 và trình bày ngang nhau.
 Cho HS chỉ ra nguyên nhân hay ví dụ sau khi so sánh.
 HS chỉ ra tác hại của những hạn chế ấy.
- GV hướng dẫn HS nắm lại cách trình bày vấn đề: Tác giả không chia ra Làm hai ý khác nhau mà ồng ghép vào nhau.
 Hai điểm ấy được đối chiếu với yêu cầu xây dựng đất nước hiện nay chứ không chỉ nhìn vào lịch sử.
- Tác giả có thái độ như thế nào khi trình bày vấn đề này ?
=> Tôn trọng sự thật, nói một cách khách quan, không thiên lệch.
- Phần kết thúc vấn đề tác giả đã làm gì?
- Cho HS tìm thành ngữ, tục ngữ tác giả sử dụng trong bài.
+ Nước đến chân mới nhảy: Không biết lo xa, nhìn trước.
+ Liệu cơm gắp mắm: Tuỳ theo tình hình giải quyết công việc.
+ Trâu buộc ghét trâu ăn: Kèn cựa, ghen tị nhau vì lợi ích riêng.
+ Bóc ngắn, cắn dài: Làm ít, chi tiêu nhiều, không tính toán.
=> Tạo sắc thái ngôn ngữ báo chí sinh động, cụ thể, gần gũi mà ý nhị. 
- HS đọc nghi nhớ.
II. Đọc – hiểu văn bản 
1. Nêu vấn đề:
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
=> Vấn đề được nêu trực tiếp, rõ ràng, ngắn gọn.
- Đối tượng: Lớp trẻ Việt Nam.
- Nội dung: Cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam.
- Mục đích: Rèn luyện thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.
2. Giải quyết vấn đề:
Hệ thống luận cứ:
* Luận cứ đầu tiên: :Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”
* Luận cứ thứ hai: Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
* Luận cứ thứ ba: Những điểm mạnh, yếu của con người VN.
Cái mạnh
Cái yếu
Hạn chê
- Thông minh, nhạy bén với cái mới.
- Cần cù sáng tạo, tháo vát.
- Đùm bọc, đoàn kết.
- Thích ứng nhanh
- Kiến thức bị hổng, có lối học chay, học vẹt.
- Thiếu tính tỉ mỉ, chưa tôn trọng công việc.
- Có tính đố kị trong làm ăn, lối sống.
- Có thái độ kì thị với kinh doanh
- Khả năng sáng tạo, thực hành bị hạn chế.
- Cản trở sự phát triển của nền kinh tế.
- Nền kinh tế phát triển không đồng đều.
- Cản trở sự phát triển của đất nước.
3. Kết thúc vấn đề:
Khẳng định tầm quan trọng của chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
III. Ghi nhớ: (sgk)
HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập
* Hoạt động 4: 
- GV cho HS tự liên hệ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và có hướng khắc phục, xây dựng những thói quen tốt bắt đầu từ những công việc nhỏ trong sinh hoạt, học tập.
4. Củng cố: 
- HS đọc lại ghi nhớ.
Hướng dẫn, dặn dò:
Về nhà học thuộc ghi nhớ, chuẩn bị bài TLV số 5.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 22: Từ ngày 18 tháng 01 năm 2010 đến ngày 23 tháng 01 năm 2010
Tiết (PPCT): 103, 104
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: 
- Viết được bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Nắm được kiểu bài và rút ra kinh nghiệm sống cho mình và người thân.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Đề bài.
- HS: Xem lại kiến thức về văn nghị luận đã học .
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
 GV ghi đề lên bảng.
Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Người. 
- Giáo viên lưu ý học sinh viết bài.
 + Bài viết phải có bố cục rõ ràng.
 + Có lập luận chặt chẽ.
 + Luận điểm, luận cứ phải rõ ràng, có sức thuyết phục.
 + Chú ý lỗi chính tả.
- GV thu bài.
- Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau.
Củng cố: 
Thu bài.
 5. Hướng dẫn, dặn dò:
HS về nhà chuẩn bị Các thành phần biệt lập.
IV. Rút kinh nghiệm:
Duyệt của Tổ trưởng
Ngày .. tháng .. năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngu van 9 Tuan 22 (09-10).doc