Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 16 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 16 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước

 Tiết (PPCT): 72

 CHIẾC LƯỢC NGÀ

 Nguyễn Quang Sáng

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Giúp HS nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật và đặc biệt là nhân vật bé Thu. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ tự nhiên.

- Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu.

- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm.

I. Chuẩn bị:

- GV: Tư liệu về tác giả, tác phẩm, phiếu học tập,

- HS: Xem trước bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK.

 

doc 10 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1606Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn: Ngữ văn 9 - Tuần 16 - Trường Trung học cơ sở Cái Nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16: Từ ngày 07 tháng 12 năm 2009 đến ngày 12 tháng 12 năm 2009
Tiết (PPCT): 72
CHIẾC LƯỢC NGÀ
 Nguyễn Quang Sáng
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Giúp HS nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật và đặc biệt là nhân vật bé Thu. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ tự nhiên.
- Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu.
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm.
I. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu về tác giả, tác phẩm, phiếu học tập, 
- HS: Xem trước bài, thực hiện các yêu cầu trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày những hiểu biết của em về anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa.
- Phân tích ý nghĩa của các nhân vật phụ trong truyện.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp, nhận xét
GV: Cho HS tóm tắt nội dung tác phẩm.
-GV gọi HS đọc chú thích.
GV: Tóm tắt nét chính về tác phẩm.
HS: Tóm tắt
GV: Truyện được viết vào năm nào?
HS: 1966.
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Đọc:
2. Chú thích: * : Nguyễn Quang Sáng 
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc – hiểu văn bản
Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản.
GV: Truyện kể ở ngôi thứ mấy? Có tác dụng gì?
 - Tăng độ tin cậy và tính trữ tình của câu chuyện.
GV: Em hãy tìm tình huống của truyện.
 - Tình huống 1 : Từ đầu đến “vừa nói vừa từ từ tụt xuống”.
- Tình huống 2 : phần còn lại.
II. Đọc – hiểu văn bản
1.	 Ngôi kể :
Truyện kể ở ngôi thứ nhất đặt vào nhân vật anh Ba.
2.	Tình huống truyện.
- Tình huống 1: Anh Sáu về thăm nhàba ngày, bé Thu không nhận anh là ba nó, đến lúc hiểu ra sự thật thì cha con phải chia tay.
- Tình huống 2: Anh Sáu ở chiến khu làm chiếc lược ngà và hy sinh.
Củng cố:
HS : Tóm tắt truyện, nêu các nhân vật trong truyện.
Hướng dẫn, dặn dò:
- Học bài, chuẩn bị tiếp bài về các nhân vật, nội dung truyện.
- Hoàn chỉnh bản tóm tắt, nắm được khái quát về tác giả, tác phẩm.
IV. Rút kinh nghiệm.
Tuần 16: Từ ngày 07 tháng 12 năm 2009 đến ngày 12 tháng 12 năm 2009
Tiết (PPCT): 73
CHIẾC LƯỢC NGÀ (tt)
 Nguyễn Quang Sáng
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: tiếp tục:
- Giúp HS nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật và đặc biệt là nhân vật bé Thu. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ tự nhiên.
- Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu.
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tư liệu liên quan đến tác phẩm.
- HS: Trả lời các câu hỏi SGK (tt).
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu vài nét về tác giả và tác phẩm.
- Nêu tuyến nhân vật và ý nghĩa của các tình huống.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc – hiểu văn bản (tt)
Hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản
GV: Diễn biến tâm lý và tình cảm của nhân vật Bé Thu trong đoạn trích có thể chia làm mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
 Hai giai đoạn.
 - Trước buổi chia tay, trước khi nhận Anh Sáu là cha.
 - Trong buổi chia tay đầy nuớc mắt.
GV: Phân tích thái độ, tình cảm của Bé Thu trong phút đầu gặp hai người khách lạ. Em hãy lý giải nguyên nhân của hai thái độ ấy.
HS: Vì trên mặt Ông Sáu có vết thẹo khác với hình Ba nó.
GV: Qua đó em thấy Bé Thu là người như thế nào?
GV: Em hãy nhận xét và lý giải thái độ và hành động của Bé Thu trong buổi sáng chia tay với Anh Sáu.
HS: Thay đổi đột ngột, thay đổi hoàn toàn- gọi ba.
“ Nó vừa kêu...ôm chặt lấy cổ Ba nó...nó hôn Ba nó cùng khắp”
GV: Vì sao tác giả lại để Bà ngoại giải thích lý do mà không phải là ai khác?
HS: Bà là người tin tưởng, yêu nhất.
GV: Qua đó ta có thể nhận xét như thế nào về tính cách của Bé Thu và nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả?
GV cho HS đọc thầm, thảo luận theo nhóm tìm hiểu các chi tiết thể hiện tình cảm của Ông Sáu đối với con.
 Ba ngày về phép:
HS: Tâm trạng Ông Sáu buồn, ngạc nhiên, hụt hẫng khi con sợ hãi bỏ chạy.
HS: Hai ngày sau mong đứa con gọi mình một tiếng ba mà không thành, không nén được bực giận, dánh con.
- Ông sung sướng, hạnh phúc đến nghẹn ngào khi con đột ngột gọi ba, không cho anh đi.
- Câu chuyện không chỉ nói nên tình cha con thắm thiết sâu nặng của cha con Ông Sáu mà còn gợi lên những đau thương, mất mát éo le mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình.
 GV gọi HS đọc to rõ ghi nhớ SGK
3.	Diễn biến tâm lý và tình cảm của bé Thu trong ba ngày đầu anh Sáu về thăm nhà.
a. Thái độ tình cảm của Bé Thu trong ba ngày đầu.
- Tỏ ra ngờ vực, lảng tránh.
- Không chịu gọi cha.
- Ương ngạnh.
Vì mặt anh Sáu có vết thẹo -> Bé Thu là người có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em đối với ba sâu sắc, chân thật.
b. Thái độ và hành động của bé Thu trong buổi chia tay.
 “ Cất tiếng gọi ba ...chạy xô tới, ôm chặt lấy cổ ba nó, nó hôn ba nó cùng khắp, đôi vai nhỏ bé của nó run run -> Tình yêu cha mãnh liệt xen lẫn sự hối hận.
c. Một số nét tính cách của bé Thu biểu hiện qua tâm lý và hành động.
 - Cá tính: Cứng cỏi hồn nhiên, ngây thơ.
4. Tình cảm cha con sâu nặng ở ông Sáu.
- Nỗi nhớ thương xen lẫn sự day dứt ân hận vì đã trót lỡ đánh con gái.
- Lời dặn của đứa con lúc chia tay khiến ông nung nấu làm bằng được chiếc lược bằng ngà.
Khi kiếm được khúc ngà voi ông vô cùng sung sướng, vui mừng rồi ông dành hết tâm trí vào làm chiếc lược ngà. Chiếc lược làm dịu đi lỗi ân hận, chứa đựng bao tình cảm yêu mến nhớ thương con.
 Ông đã hy sinh khi chưa kịp trao tay con chiếc lược.
-> Ông Sáu là người rất yêu thương con.
* Ghi nhớ : SGK.
HOẠT ĐỘNG 2 : Luyện tập
Chú ý lý giải thái độ và hành động có vẻ trái ngược của Bé Thu thực ra lại nhất quán trong suy nghĩ và tính cách của em.
III. Luyện tập:
Bài tập 1
4. Củng cố: 
Từ truyện Chiếc lược ngà, em hãy nêu suy nghĩ của mình về tình cảm cha con và cuộc chiến tranh ác liệt.
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Về nhà học thuộc ghi nhớ. 
- Nắm được nội dung, nghệ thuật của truyện.
- Soạn bài: Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra Tiếng Việt và kiểm tra Văn.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 16: Từ ngày 07 tháng 12 năm 2009 đến ngày 12 tháng 12 năm 2009
Tiết (PPCT): 74
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Củng cố kiến thức về phân môn tiếng Việt đã học;
- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế để nhằm đạt được mục đích giao tiếp;
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Đề kiểm tra.
- HS: Ôn lại kiến thức Tiếng Việt đã học.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: Giáo viên phát đề cho học sinh.
Đề:
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm). Học sinh làm trực tiếp vào đề kiểm tra.
Khoanh tròn chữ đầu đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1. “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”, là câu văn miêu tả bằng :
A – Hình ảnh
C – Liên tưởng , tưởng tượng 
B – So sánh
D – So sánh và liên tưởng, tưởng tượng.
Câu 2. Biện pháp nghệ thuật gì đã sử dụng trong đoạn văn sau ? 
“Măng chòi lên nhọn hoắt như mũi gai khổng lồ trổi dậy . Bẹ măng bọc kỹ thân cây non, ủ kỹ như áo mẹ trùm lần ngoài cho đứa con non nớt” : 
A – So sánh, ẩn dụ
B – Ẩn dụ 
C – So sánh và nhân hoá 
D – Nhân hoá.
Câu 3. Trong câu “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến” Tác giả sử dụng phép tu từ nào ? 
A – Nhân hoá
B – Tương phản
C – Tăng cấp
D – Liệt kê.
Câu 4. Cụm từ “không đến nỗi đen cháy như các bạn có thể nghĩ về một kẻ chẳng quan tâm tí gì đến da dẻ của mình” trong câu “Nó không đến nỗi đen cháy như các bạn có thể nghĩ về một kẻ chẳng quan tâm tí gì đến da dẻ của mình” là :
A. Cụm danh từ	B. Cụm động từ	C. Cụm tính từ	 D. Tất cả đều sai
Câu 5. Khoanh tròn vào những câu có thành phần khởi ngữ :
A. Tôi đọc quyển sách này rồi. B. Quyển sách này tôi đọc rồi.
C. Nhà tôi có hai con mèo. D. Mèo nhà tôi có hai con.
Câu 6. Câu thơ sau đã sử dụng biện pháp tu từ gì ?
 “Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng
	 Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ”
A – So sánh và nhân hóa
C – Ẩn dụ và nhân hóa
B – Nhân hoá và tượng trưng
D – Hoán dụ và ẩn dụ.
II. TỰ LUẬN (7 điểm). Học sinh làm trực tiếp vào đề kiểm tra.
Câu 1: Nêu nội dung của các phương châm hội thoại mà em đã học ? (2.5 điểm)
Câu 2: Đặt 5 cặp câu có từ ngữ xưng hô mang tính lịch sự của tiếng Việt. (2.5 điểm)
Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn có sử dụng cả hai cách dẫn (trực tiếp và gián tiếp). Lưu ý gạch chân phần được dẫn (2 điểm )
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) Mỗi câu đúng được 0,5 đ
Câu 1 : D ; Câu 2 : C ; Câu 3 : D ; Câu 4 : C ; Câu 5 : A ; Câu 6 : C
II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu 1 : Trình bày đủ ý như trong SGK, mỗi phương châm được 0,5 đ
Câu 2 : Đặt câu đúng mỗi cặp được 0,5 đ
Câu 3 : Viết đoạn văn có sử dụng đủ hai cách dẫn trực tiếp và gián tiếp được 2 đ
4. Củng cố: Thu bài
	5. Hướng dẫn, dặn dò: Về nhà chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra phần Văn.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 16: Từ ngày 07 tháng 12 năm 2009 đến ngày 12 tháng 12 năm 2009
Tiết (PPCT): *
ÔN TẬP VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: 
- Hệ thống hoá kiến thức phần thơ và truyện hiện đại đã học trong kỳ I ở lớp 9.
- Rèn luyện các kỹ năng cảm thụ văn chương hiện đại.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Hệ thống hóa kiến thức.
- HS: Ôn lại về tác giả, tác phẩm, thuộc lòng các bài thơ, nắm được cốt truyện, tuyến nhân vật và phân tích được các nhân vật trung tâm.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
Bài mới:
Hoạt động 1 : Ôn khái quát.
 GV cho HS trao đổi, thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi :
Em hãy nêu vài nét về tác giả, tác phẩm hiện đại vừa học.
Đọc thuộc lòng các bài thơ.
Tóm tắt các tác phẩm, đoạn trích truyện.
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập.
- Viết đoạn văn nêu cái hay của bài thơ, đoạn thơ;
- Chuyển ngôi kể cho một vài đoạn trong các tác phẩm truyện.
Củng cố: 
 5. Hướng dẫn, dặn dò:
HS về nhà ôn lại kiến thức chuẩn bị kiểm tra.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 16: Từ ngày 07 tháng 12 năm 2009 đến ngày 12 tháng 12 năm 2009
Tiết (PPCT): 75
KIỂM TRA
VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Củng cố kiến thức về thơ và truyện hiện đại đã học;
- Nắm vững hơn kiến thức về các tác phẩm hiện đại học trong chương trình;
- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích văn học.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Đề kiểm tra.
- HS: Ôn lại kiến thức phần thơ và truyện hiện đại đã học.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: Giáo viên phát đề cho học sinh.
Đề:
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm). Học sinh làm trực tiếp vào đề kiểm tra.
Khoanh tròn chữ đầu đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1: Tác giả Phạm Tiến Duật đã từng tốt nghiệp trường:
 A. Đại học kinh tế	 B. Đại học nhạc	
 C. Đại học sư phạm	 D. Đại học mỹ thuật
Câu 2: Các tác giả sau: Bằng Việt, Nguyễn Duy, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành từ:
 A. Trong kháng chiến chống Pháp. B. Trong kháng chiến chống Mỹ.
 C. Từ phong trào thơ mới. D. Từ sau năm 1975.
Câu 3: Bài thơ “ Bếp lửa” ( Nguyễn Khoa Điềm) được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
 A. Lúc bố đi kháng chiến chống Pháp. B. Lúc còn nhỏ ở với bà.
 C. Lúc đi du học ở nước ngoài. D. Lúc tham gia bộ đội.
Câu 4: Chủ đề bài thơ “Đồng chí” là gì?
 A. Ca ngợi tình đồng chí gắn bó, yêu thương của những người lính cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 
 B. Tình đoàn kết gắn bó giữa hai người chiến sĩ.
 C. Sự nghèo túng vất vả của những người lính. 
 D. Vẻ đẹp của hình ảnh” đầu súng trăng treo”.
Câu 5: Hình ảnh lãng mạng đẹp nhất trong bài thơ “ Đồng chí ”?
 A. Đất cày lên sỏi đá. B. Rừng hoang sương muối.
 C. Giếng nước gốc đa. D. Đầu súng trăng treo.
Câu 6: Biện pháp nghệ thuật chính đã được sử dụng trong hai câu thơ?
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
 Sóng đã cài then, đêm sập cửa. (Trích “Đoàn tuyền đánh cá” - Huy Cận)
 A. Hoán dụ. B . Ẩn dụ. C. So sánh. D. Điệp ngữ.
Câu 7: Tình yêu thương của người mẹ Tà-ôi trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
 A. Yêu con tha thiết. B. Yêu lao động sản xuất.
 C. Yêu quê hương – tình yêu nước. D. Tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu.
Câu 8: Dòng nào nói đúng tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu của ông theo giặc?
 A. Bị ám ảnh trước bọn giặc Tây và bọn Việt gian bán nước. 
 B. Luôn sợ hãi, đau xót, tủi hổ, mỗi khi nghe ai đó tụ tập và nói về việc làng của ông theo giặc.
 C.Thản nhiên như không có gì xảy ra. 
 D. Suy nghĩ sẽ trở về làng trị tội những kẻ trong làng theo giặc.
Câu 9: Truyện “ Lặng lẽ Sa pa” được thực hiện theo ngôi kể nào?
 A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai . C. Ngôi thứ ba. D. Tác giả.
Câu 10: Truyện “ Chiếc lược ngà ” được kể theo lời kể của nhân vật nào?
 A. Ông Sáu. B .Bé Thu. 
 C. Người bạn cùng chiến đấu với ông Sáu. D.Tác giả trực tiếp kể.
Câu 11: Nhận định nào sau đây không đúng với giá trị nghệ thuật của truyện “Chiếc lược ngà”?
 A. Xây dựng được cốt truyện chặt chẽ có nhiều yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí. 
 B. Đặt nhân vật vào tình huống đặt biệt để bộc lộ tính cách và tâm lí.
 C. Tập trung xây dựng nhân vật người kể chuyện thích hợp.
 D. Miêu tả cảnh và độc thoại nội tâm đặc sắc.
Câu 12. Nội dung cơ bản thể hiện trong văn bản “Làng” của Kim Lân là:
A. Tính hay khoe làng của nhân vật ông Hai
B. Tình yêu làng chung thuỷ của nhân vật ông Hai
C. Tình yêu làng gắn bó với tình yêu nước của nhân vật ông Hai.
D. Sự vui sướng tột cùng của nhân vật ông Hai trước cái tin “Làng Chợ Dầu theo giặc” được cải chính.
II. TỰ LUẬN (7 điểm). Học sinh làm ra giấy kiểm tra.
Câu 1. Tóm tắt đoạn trích “Lặng lẽ Sa Pa” trong SGK Ngữ văn 9 . (2 điểm)
Câu 2. Chép lại bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. (3 điểm)
Câu 3. Em hãy nêu vài nét về tác giả Chính Hữu và tác phẩm Đồng chí. (2 điểm)
4. Củng cố: Thu bài
	5. Hướng dẫn, dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài ôn tập Tập làm văn.
IV. Rút kinh nghiệm:
Duyệt của Tổ trưởng
Ngày .. tháng .. năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngu van 9 Tuan 16 (09-10).doc