I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Giúp HS củng cố kiến thức về văn nghị luận đã học ở THCS và học kì II của lớp 10.
2. Kĩ năng
- Viết được bài nghị luận xã hội có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập của HS THPT.
2. Tư tưởng- tưởng cảm
Qua bài viết nhận thức rõ ràng hơn vấn đề đã đề cập tới và tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng viết trong nhà trường PT
II. Phương tiện thực hiện
1. Giáo viên : SGK, SGV, Thiết kế bài học
2. Học sinh : Ôn tập, chuẩn bị đồ dùng kiểm tra
III. Phần thể hiện trên lớp
Ngày soạn: / 8 /2009 Ngày giảng: Lớp11E: / 8 /2009 Lớp11G: / 8 /2009 Tiết 4: Làm văn Viết bài làm văn số 1 (Nghị luận xã hội) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Giúp HS củng cố kiến thức về văn nghị luận đã học ở THCS và học kì II của lớp 10. 2. Kĩ năng - Viết được bài nghị luận xã hội có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập của HS THPT. 2. Tư tưởng- tưởng cảm Qua bài viết nhận thức rõ ràng hơn vấn đề đã đề cập tới và tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng viết trong nhà trường PT II. Phương tiện thực hiện 1. Giáo viên : SGK, SGV, Thiết kế bài học 2. Học sinh : Ôn tập, chuẩn bị đồ dùng kiểm tra III. Phần thể hiện trên lớp * Ổn định tổ chức (1 phút) 11E: 11G: 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới (45 phút) Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt - GV chép đề lên bảng nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc. - HS đọc kĩ đề, phân tích yêu câù của đề, lập dàn ý sơ lược, viết bài. Đề Hãy bàn về tính trung thực trong học tập và thi cử của học sinh ngày nay. Đáp án I. Mở bài Giới thiệu được yêu cầu của đề bài (tính trung thực trong học tập và thi cử) II. Thân bài - Giới thiệu được tầm quan trọng của học tập đối với con người và xã hội - Có rất nhiều HS xác định được sự cần thiết của việc học và có ý thức học tập tốt (cần đưa ra một vái ví dụ cụ thể) - Bên cạnh đó còn một số HS (không phải là ít) chưa ý thức được điều này nên lười nhác, mải chơi, ỷ lại vào người khácNhưng lại muốn được điểm cao, muốn được xã hội thừa nhận, không dám nhìn thẳng vào sự thật® thiếu trung thực trong học tập và thi cử (Lấy ví dụ cụ thể và những biểu hiện của sự thiếu trung thực đó). - Tác hại của sự thiếu trung thực trong học tập và thi cử đối với xã hội và đối với từng cá nhân. - Nói lên suy nghĩ của bản thân về thực trạng đó (cần có thái độ rõ ràng) III. Kết luận - Khẳng định sự cần thiết, tầm quan trọng của việc học đối với toàn thể xã hội và từng cá nhân. - Việc gian lận trong học tập và thi cử ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển trung của xã hội và với chính cá nhân đó. - Cần phải trung thực Biểu điểm - Điểm 9- 10: Đáp ứng tốt yêu cầu trên. Bài viết mạch lạc, rõ ràng, có cảm xúc. Có thể mắc một vài lỗi nhưng không đáng kể - Điểm 7- 8 Hiểu đề, khai thác hợp lí. Đáp ứng tương đối tốt những yêu cầu về kiến thức. Còn mắc một số lỗi - Điểm 5- 6: Tỏ ra hiểu yêu cầu của bài nhưng bài viết chưa sâu sắc, chưa đú ý - Điểm3- 4: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề nhưng có cố gắng viết bài. Mắc nhiều lỗi. - Điểm 1-2: Bài viết sơ sài, cẩu thả. Lạc đề. - Điểm 0: Không làm bài. 3. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài (2 phút) - Lập dàn ý chi tiết cho đề bài trên - Viết thành bài văn hoàn chỉnh - Soạn "Tự tình II" theo hệ thống câu hỏi trong SGK. - Sưu tầm Tự tình I và Tự tình III® học thuộc lòng.Tìm đọc một vài cuốn sách viết về HXH để hiểu thêm về nữ sĩ.
Tài liệu đính kèm: