I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nắm được những giá trị hiện thực của đoạn trích.
- Hiểu được tâm trạng và tấm lòng của tác giả - một danh y giỏi.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu thể loại văn học trung đại – kí.
3. Thái độ:
Hiểu và trân trọng nhân cách cao đẹp của Lê Hữu Trác.
II. Phương tiện dạy học:
- GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
- HS: Sách giáo khoa, bài soạn
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp.
2. Vào bài mới:
Văn học trung đại rất đa dạng và phong phú về thể loại. Các em hãy kể một số thể loại và tác phẩm tiêu biểu mà chúng ta đã học ở lớp 10.
Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu thêm về một thể loại. Đó là kí, qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích Thượng kinh kí sự) Lê Hữu Trác I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nắm được những giá trị hiện thực của đoạn trích. - Hiểu được tâm trạng và tấm lòng của tác giả - một danh y giỏi. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu thể loại văn học trung đại – kí. 3. Thái độ: Hiểu và trân trọng nhân cách cao đẹp của Lê Hữu Trác. II. Phương tiện dạy học: - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án. - HS: Sách giáo khoa, bài soạn III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp. 2. Vào bài mới: Văn học trung đại rất đa dạng và phong phú về thể loại. Các em hãy kể một số thể loại và tác phẩm tiêu biểu mà chúng ta đã học ở lớp 10. Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu thêm về một thể loại. Đó là kí, qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh. 3. Nội dung: Hoạt động của gv Nội dung Hoạt động 1 - Hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Lê Hữu Trác. - Trình bày những nét chính về tác phẩm Thượng kinh kí sự Nhận xét, chốt ý (liên hệ Mê Kông kí sự) Thuyết giảng về nội dung đoạn trích. Hoạt động 2 Gọi hs đọc đoạn “Mồng 1 thuở nào!” “Họ bènphòng trà” - Nêu những chi tiết miêu tả quang cảnh phủ chúa (cách quan sát từ ngoài vào trong). - Bên trong, cảnh như thế nào? Nhận xét, chốt lại ý, phân tích các chi tiết. Cho hs đọc đoạn “ông santhật kĩ”. - Nội cung được tác giả miêu tả ra sao? - Em có nhận xét gì về quang cảnh phủ chúa? - Cuộc sống, cách sinh hoạt trong phủ chúa được miêu tả như thế nào? (gợi cho học sinh trả lời) Nhận xét và tóm lại những ý chính cho học sinh ghi nhận. Hoạt động 3 Gọi học sinh đọc “Tôi khúm núm.sẽ mất” + Đối với việc chữa bệnh cho thế tử Cán, LHT đã tỏ thái độ ntn? (Ông nhận xét như thế nào về bệnh trạng của thế tử? Sau đó ông có suy nghĩ gì về việc chữa bệnh?) ? Từ những điều đó, em nhận thấy được vẻ đẹp tâm hồn gì ở con người LHT? Liên hệ với tác giả Nguyễn Đình Chiểu. - Thái độ của tác giả trước cuộc sống giàu sang nơi phủ chúa? Gợi cho học sinh phân tích chi tiết tác giả sợ chữa lành bệnh sẽ bị phú quí ràng buộc. - Nêu lên những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích (cách tả, cách quan sát,) Họat động 4: Tổng kết. Giáo viên tổng kết lại các ý chính về nội dung và nghệ thuật. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Lê Hữu Trác (1724-1791). - Quê quán: làng Liêu xá, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương. - Biệt hiệu: Danh y Hải Thượng Lãn Ông. → Ông gắn phần lớn cuộc đời, hoạt động y học và trước tác với quê ngoại ở Hà tỉnh. 2. Tác phẩm: Thượng Kinh Kí Sự - Là phần cuối của bộ “Hải thượng y tông tâm lĩnh”, tập kí sự bằng chữ Hán, gồm 66 quyển, hoàn thành 1783 . 3. Đoạn trích: “Vào phủ chúa Trịnh”: Nội dung: Nói việc Lê Hữu Trác lên kinh đô, vào phủ Chúa để bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán. II. Đọc hiểu văn bản 1. Quang cảnh và cách sinh hoạt trong phủ chúa a. Quang cảnh: - Quang cảnh phủ Chúa hiện lên trong bài kí: Đi từ cửa sau, phải qua nhiều lần cửa, hành lang dài “quanh co nối nhau liên tiếp”. - Trong khuôn viên: “cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm”. + Lính canh cửa. + Ra vào phải trình thẻ. +“hậu mã quân túc trực”. - Bên trong phủ: nhà “Đại đường”, “Quyển bồng”, “Gác tía”, đồ đạc sơn son thếp vàng. - Nội cung: qua nhiều lần trướng gấm, “sập thếp vàng”, “ghế bày niệm gấm”, “đèn sáp chiếu sáng” → tráng lệ, cao sang đầy quyền uy và khuôn phép. b. Cảnh sinh hoạt: - Lính canh cửa, “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi”, luôn có thị vệ, quân sĩ, phi tần chầu chực. - Lời lẽ, hành động: cung kính, Lê Hữu Trác “lạy bốn lạy” “nín thở đứng chờ ở xa”, đứng “khúm núm”, xem mạch , kê toa không được nói trực tiếp mà phải viết một tờ trình lên. - Lối sống: + Đồ đạt sơn son thếp vàng, “chiếu gấm”, “sập vàng”, “màn là”. + Mâm vàng, chén bạc, của ngon vật lạ → Phản ánh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống giàu sang, xa hoa, hưởng lạc trong phủ chúa“Cả trời Nam sang nhất là đây”. 2. Thái độ và tâm trạng của tác giả - Đối với việc chữa bệnh cho thế tử Cán: + Xem mạch và chẩn đoán đúng bệnh “ăn quá no, mặc quá ấm nên phủ tạng yếu đi”. + Kê toa thuốc→là thầy thuốc giỏi, giàu kinh nghiệm. - Không ham giàu sang, danh lợi. + Lúc đầu, ông muốn chữa bệnh cầm chừng để tránh bị công danh trói buộc. + Nhưng sau đó, ông thẳng thắn đưa ra cách chữa đúng bệnh, kiên trì giải thích, dù khác ý với các quan thái y. => Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của LHT: một thầy thuốc có tài năng và y đức, yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm, khinh thường danh lợi. III. Tổng kết - Giá trị hiện thực của đoạn trích. - Nghệ thuật miêu tả. Củng cố và dặn dò: - Giá trị nội dung và nghệ thuật. Đặc điểm của thể kí. - Học bài, chuẩn bị bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tài liệu đính kèm: