Giáo án môn Ngữ văn 11 - Vào phủ Chúa Trịnh

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Vào phủ Chúa Trịnh

I. Mục tiêu bài học

 1. Kiến thức

- Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cùng thái độ và tấm lòng của một danh y qua việc phản ánh cuộc sống, cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh; Hiểu được đặc điểm bút pháp kí sự của tác giả qua đoạn trích.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện HS kĩ năng khái quát , tổng hợp, phân tích

3. Giáo dục tư tưởng, tình cảm

 GDHS có lối sống đạo đức tốt trong mối quan hệ giữa con người với con người trong cuộc sống.

II. Chuẩn bị của giỏo viờn và học sinh

- Giáo viên: đọc SGK + SGV; Thiết kế bài dạy: Chuẩn bị chân dung Lê Hữu Trác

- Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK.

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Vào phủ Chúa Trịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 2009	 Ngày giảng:Lớp 11E: / / 2009
 Lớp 11G: / /2009
Tiết 1: Đọc văn
Vào phủ chúa trịnh
( Trích “ Thượng kinh kí sự ” ) - Lê Hữu Trác -
I. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức
- Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cùng thái độ và tấm lòng của một danh y qua việc phản ánh cuộc sống, cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh; Hiểu được đặc điểm bút pháp kí sự của tác giả qua đoạn trích.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện HS kĩ năng khái quát , tổng hợp, phân tích 
3. Giáo dục tư tưởng, tình cảm
 GDHS có lối sống đạo đức tốt trong mối quan hệ giữa con người với con người trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị của giỏo viờn và học sinh
- Giáo viên: đọc SGK + SGV; Thiết kế bài dạy: Chuẩn bị chân dung Lê Hữu Trác
- Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
III. Tiến trình bài dạy
 * ổn định tổ chức (1’) Lớp 11E: Lớp 11G:
1. Kiểm tra bài cũ: (3’)
 Ôn tập một số kiến thức văn học trung đại Việt Nam ở lớp 10 
2. Bài mới
* Lời vào bài (1’)
 Nói tới người thầy dạy học mẫu mực, chúng ta nghĩ tới Chu Văn An. Nhắc tới người thầy thuốc giỏi, chúng ta nhớ tới Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác. Hải Thượng Lãn Ông không chỉ là một thầy thuốc giỏi mà còn là nhà thơ, nhà văn có tài. Để thấy được, ta tìm hiểu đoạn Vào phủ chúa Trịnh trích trong tác phẩm Thượng kinh kí sự.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung ( 15’)
HS đọc SGK 
? Hãy trình bày những nét chính về cuộc đời Lê Hữu Trác.
?Em có những hiểu biết gì về sự nghiệp Lê Hữu Trác.
 1. Tác giả (4’)
 - Sinh năm 1720 mất năm 1791, hưởng thọ 71 tuổi. Quê ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương nay thuộc huyện Yên Mĩ, Hưng Yên. Tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (ông già lười ở đất Thượng Hồng). Lười không phải đối lập với chăm chỉ mà không nghĩ gì và lo tính về con đường danh vọng. 
 - Gia đình có truyền thống học hành thi cử, đỗ đạt làm quan. Cha đẻ là quan Hữu Thị Lang Bộ Công. Lê Hữu Trác là con thứ 7 nên còn có tên là Chiêu Bảy. Gần ba mươi tuổi Lê Hữu Trác về sống tại quê mẹ thuộc xứ Đầu Thượng, xã Tình Diễm, huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh.
 2. Sự nghiệp (7’) 
- Lê Hữu Trác không chỉ chữa bệnh giỏi mà còn soạn sách, mở trường, truyền bá y học. Sự nghiệp của ông được tập hợp trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển biên soạn trong thời gian gần 40 năm. Đây là tác phẩm y học xuất sắc nhất trong thời trung đại. Quyển cuối cùng trong bộ sách này là một tác phẩm văn học đặc sắc Thượng kinh kí sự.
- Thượng kinh kí sự đánh dấu sự phát triển của thể kí Việt Nam thời trung đại.Tác phẩm hoàn thành vào tháng 8/1783. ở thiên kí sự này, tác giả đã kết hợp nhiều bút pháp, như: du kí, nhật kí, hồi kí, kí phong cảnh, kí ghi người, ghi việc 
- Tác giả ghi lại cảm nhận của mình bằng mắt thấy, tai nghe từ khi nhận được lệnh vào kinh chữa bệnh cho Thế tử Cán ngày 12 tháng giêng năm Nhâm dần (1782), cho đến lúc xong việc về tới tại Hương Sơn ngày 2 tháng 11. Tổng cộng là 9 tháng 20 ngày. Tác phẩm mở đầu bằng cảnh sống ở Hương Sơn của một ẩn sĩ lánh đời. Bỗng có lệnh triệu vào kinh. Lãn Ông buộc phải lên đường. Từ đây mọi sự việc diễn ra theo thời gian và đè nặng lên tâm trạng của tác giả. Thượng kinh kí sự khẳng định Lê Hữu Trác còn là nhà văn, nhà thơ. 
 HS đọc SGK
? Thế nào là thể kí.
? Kí Trung đại Việt Nam bắt đầu bằng tác phẩm nào? Tác phẩm nào là hoàn thiện nhất.
? Từ đó yêu cầu của người viết kí.
HS đọc văn bản và chú thích.
? Theo em văn bản nên đọc như thế nào.
 3. Khái niệm về thể kí Trung đại Việt Nam (3’) 
- Kí là loại hình văn xuôi tự sự dùng để ghi chép về hiện thực con người, cảnh vật đồng thời thể hiện cảm xúc chân thật của người viết.
- Kí Trung đại Việt Nam bắt đầu bằng tác phẩm: “Công dư tiệp kí” của Vũ Phương Đề (thế kỉ XVIII) là tác phẩm mở đầu cho thể kí ở Việt Nam. Sau đó là: “Cát Xuyên tiệp bút” của Trần Tiến, “Bắc hành tùng kí” của Lê Quýnh, “Vũ trung tuỳ bút” của Phạm Đình Hổ. Nhưng phải đến “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác mới thực sự là tác phẩm kí hoàn chỉnh.
- Yêu cầu với người viết kí phải quan sát nhạy bén, giàu trí tưởng tượng. Đặc biệt phải có xúc cảm chân thành.
 4. Đọc - giải nghĩa từ khó (3’)
- Đọc chậm rãi, thể hiện được những suy nghĩ của tác giả trước uy quyền và cuộc sống của phủ chúa Trịnh.
? Nêu vị trí đoạn trích.
 5. Vị trí đoạn trích (2’)
Đến kinh đô, Lê Hữu Trác được xếp đặt ở nhà người em của Quận Huy - Hoàng Đình Bảo. Sau đó tác giả được đưa vào phủ chúa Trịnh để khám bệnh cho Thế tử Cán. Đoạn trích này bắt đầu từ đó.
? Theo em đoạn trích đã đề cập đến vấn đề gì.
Tác giả ghi lại một cách sinh động, chân thực về cuộc sống xa hoa uy quyền của chúa Trịnh. Đồng thời bộc lộ thái độ xem thường danh lợi và khẳng định y đức của mình. 
? Tác giả đã làm như thế nào để miêu tả quang cảnh của phủ Chúa.
? Quang cảnh và cuộc sống đầy uy quyền của chúa Trịnh được miêu tả như thế nào?.
? Nội cung miêu tả gồm những gì.
II. Đọc – hiểu ( 18 ) 
 1. Cảnh sống xa hoa đầy uy quyền của chúa Trịnh và thái độ của tác giả (17’)
- Bậc danh y tuổi cao, tài lớn đã nhìn thấy và ghi lại quang cảnh ở phủ chúa Trịnh Sâm. Đó là cảnh cực kì xa hoa, tráng lệ và nổi lên quyền uy tột bậc của nhà Chúa.
+ Vào phủ Chúa phải qua nhiều lần cửa và “những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”. “Đâu đâu cũng là cây cối um tùm chim kêu ríu rít, hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương...). 
+ Trong khuôn viên phủ Chúa “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi”. Bài thơ ghi lại cảm nhận của tác giả để minh chứng cho cảnh sống xa hoa, uy quyền của phủ Chúa.
“Lính nghìn cửa vác đòn nghiêm ngặt
Cả trời Nam sang nhất là đây”.
+ Nội cung được miêu tả gồm những chiếu gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh,
? Về nghi thức để thăm bệnh cho Thế tử, theo cách miêu tả của Lê Hữu Trác có gì đặc biệt.
? Qua cách miêu tả các chi tiết trong phủ chúa Trịnh để nói lên điều gì.
hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít, mặt phấn áo đỏ...
+ Ăn uống thì “Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ”. 
+ Về nghi thức: Lê Hữu Trác phải qua nhiều thủ tục mới được vào thăm bệnh cho Thế tử. Nào là phải qua nhiều cửa, phải chờ đợi khi có lệnh mới được vào. “Muốn vào phải có thẻ” vào đến nơi, người thầy thuốc Lê Hữu Trác phải “lạy bốn lạy”, khám bệnh xong đi ra cũng phải “lạy bốn lạy”. 
=> Tất cả những chi tiết trên cho người đọc nhận thấy phủ chúa Trịnh thật lộng lẫy, sang trọng, uy nghiêm. Lời lẽ nhắn tới chúa Trịnh và Thế tử đều phải hết sức cung kính (thánh thượng, ngự, yết kiến, hầu mạch...). Chúa Trịnh luôn luôn có “phi tần chầu chực” xung quanh. Tác giả không thấy mặt Chúa mà chỉ làm theo mệnh lệnh của Chúa do quan Chánh đường truyền đạt lại. Xem bệnh xong chỉ được viết tờ khải để dâng lên Chúa. Nghiêm đến nỗi tác giả phải “Nín thở đứng chờ ở xa”.
? Em hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả của nhà văn.
- Đó là tài quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động giữa con người với cảnh vật. Thuật lại sự việc theo trình tự diễn ra. Ta có cảm giác, tác giả không hề thêm thắt, hư cấu mà cảnh vật, sự việc cứ hiện ra mồn một. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc. Đằng sau bức tranh và con người ấy chứa đựng, dồn nén bao tâm sự của tác giả.
? Thái độ của tác giả bộc lộ như thế nào trước quang cảnh ở phủ chúa. 
? Em có nhận xét gì về thái độ ấy của Lê Hữu Trác.
- Với tư cách của một người: “Vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết. Chỉ có những việc trong phủ chúa là mình chỉ mới nghe nói thôi”. Bước chân tới đây tác giả không bộc lộ trực tiếp thái độ. Song ngòi bút sắc sảo, ghi lại những gì mắt thấy, tai nghe của tác giả, người đọc nhận ra thái độ của người cầm bút. Tác giả tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ của vật chất. Ông sững sờ trước quang cảnh của phủ chúa. “Khác gì ngự phủ đào nguyên thuở nào” (một ngự phủ chèo thuyền theo dòng suối lạc vào động tiên). Việc được hưởng thụ giàu sang đang nằm trong tay, nhưng rút cục tác giả chẳng thiết tha gì. Đây là đường vào nội cung Thế Tử: “ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả”. 
- Phải chăng thái độ gián tiếp của tác giả tỏ ra không đồng tình với cuộc sống xa hoa, hưởng lạc thú quá mức của những người giữ trọng trách quốc gia. Cách tìm cuộc sống an nhàn nơi ẩn dật rõ ràng là sự đối trọng gay gắt với cách sống của gia đình chúa Trịnh Sâm và bọn quan lại dưới trướng. Thì ra tất cả những thứ sơn son, thiếp vàng, võng điều áo đỏ, sập vàng, gác tía, nhà cao cửa rộng, hương hoa thơm nức, đèn đuốc lấp lánh... Chỉ là phù phiếm, hình thức che đậy những gì nhơ bẩn bên trong. Những thứ đó qua cái nhìn của một ông già áo 
? Ngoài miêu tả quang cảnh nơi phủ chúa, đoạn trích còn thành công trên lĩnh vực nào.
GV củng cố
? Kí là loại hình văn học ntn.
? Đoạn trích gợi nhớ đến văn bản nào đã học ở chương trình THCS.
? Trong cảnh sinh hoạt của phủ chúa Trịnh chi tiết nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc
vải, quê mùa tự nó phơi bày tất cả. Điều đó giúp ta khẳng định Lê Hữu Trác không thiết tha gì với danh lợi với quyền quý cao sang. Ông khinh thường tất cả. 
- Đó là sự thành công khi miêu tả con người. Từ quan truyền chỉ đến quan chánh đường, từ người lính khiêng võng, cầm lọng đến các quan ngự y, từ những cô hầu gái đến những phi tần, mĩ nữ đều hiện lên rất rõ. Nhưng rõ nhất là Thế tử Cán.
 * Củng cố ( 2 )
Phần ghi nhớ sgk / trang 9
- Nhắc lại khái niệm thể kí.
- Một số tác phẩm: Công dư tiếp kí của Vũ Phương Đề, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ 
* Luyện tập (3’)
- Tuỳ HS lựa chọn và phân tích
- GV nhận xét và củng cố
3. Hướng DẫN học và làm bài tập (2’)
a. Bài cũ:
 - Học và nắm chắc nội dung bài học.
 - Tìm đọc tác phẩm của Lê Hữu Trác.
 - Phân tích thái độ của tác giả qua đoạn trích đã học.
 b. Bài mới:
 - Chuẩn bị tiết 2 của bài “ Vào phủ chúa Trịnh ,,
	 - Yêu cầu: Đọc kĩ đoạn trích và nắm các chi tiết quan trọng 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 111cb.doc