A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Đối với “Tam Đại Con Gà”:
- Hiểu được mâu thuẫn trái tự nhiên trong cách ứng phó của nhân vật thầy đồ trong truyện.
- Nắm được nghệ thuật tự bộc lộ
• Đối với “Nhưng nó phải bằng hai mày”
- Thấy được sự phê phán của nhận dân đối với bản chất tham nhũng của quan lại và tình cảnh bi hài của người lao động khi lâm vào cảnh kiện tụng trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa.
- Nắm được nghệ thuật gây cười của truyện
B. PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng phương pháp gợi mở, đàm thoại, thuyết giảng, thảo luận
Trường THPT Trần Khai Nguyên Giáo viên: Nguyễn Thị Phương Tiết: 25 TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Đối với “Tam Đại Con Gà”: - Hiểu được mâu thuẫn trái tự nhiên trong cách ứng phó của nhân vật thầy đồ trong truyện. - Nắm được nghệ thuật tự bộc lộ Đối với “Nhưng nó phải bằng hai mày” - Thấy được sự phê phán của nhận dân đối với bản chất tham nhũng của quan lại và tình cảnh bi hài của người lao động khi lâm vào cảnh kiện tụng trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa. - Nắm được nghệ thuật gây cười của truyện B. PHƯƠNG PHÁP Sử dụng phương pháp gợi mở, đàm thoại, thuyết giảng, thảo luận C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1. Ổn định lớp 2. Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt GV gọi HS đọc phần Tiểu dẫn trong SGK Truyện cười có mấy loại? nêu đặc điểm của từng loại? HS gạch chân chi tiết quan trọng trong SGK ? Hai tác phẩm: “Tam Đại Con Gà” và“Nhưng nó phải bằng hai mày” thuộc loại gì trong truyện cười dân gian? ? Nêu chủ đề của truyện cười “Tam Đại Con Gà”? HS: phê phán thầy đồ giấu dốt ? Nêu chủ đề của truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày”? HS: phê phán thói tham lam của bọn quan lại GV cho HS diễn kịch minh họa câu truyện Nhân vật chính trong truyện là ai? đó là người như thế nào? GV: Mâu thuẫn trái tự nhiên khá phổ biến trong xã hội “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”. Người dốt và cái dốt không đáng cười nhưng người dốt mà hay khoe mình giỏi thì thật đáng buồn cười. Tình huống hé mở khi có người tưởng anh học trò giỏi mời về dạy chữ cho con. ?Trong phần tiếp theo của truyện có bao nhiêu tình huống gây cười? HS: 3 tình huống - Khi “Thầy” giảng chữ “kê” - “Thầy” khấn thổ công và cho học trò đọc to lời giảng - “Thầy” chống chế và biện minh với cha của học trò Ở tình huống gây cười thứ nhất thầy đồ giảng“dủ dỉ là con dù dì” em có hiểu nghĩa câu này không? Tại sao thầy lại giải nghĩa như vậy? HS: Câu nói hoàn toàn vô nghĩa, vì thầy dốt không biết chữ “kê” nên giảng bừa bãi bằng một câu chợt bật ra. Sau đó thầy đồ làm gì? Vì sao thầy đắc trí? HS: Khấn thổ công xin ba đài âm dương, khi thần công nhận thì thầy tin minh giỏi nên đắc ý. Qua đây có phải tác giả dân gian chỉ châm biếng riêng thầy đồ hay còn hướng tới đối tượng nào khác? HS: Thổ công cũng dốt nát, ngầm ý khuyên mọi người không nên mê tín. Khi bị cha của học trò lật tẩy “thầy” đã làm gì? HS: - Thầy nghĩ thầm công nhận cả người và thần đều dốt - Nhanh trí vội nói gỡ: dạy thế là để trò biết tận “tam đại con gà”, và giải thích rất lăng nhăng, vô lý nhưng khá vần: “dủ dỉ là con ông con gà”. Đặc sắc của nghệ thuật gây cười trong truyện là gì? HS: nhân vật tự bộc lộ cái dốt Qua câu truyện em hãy rút ra ý nghĩa phê phán và bài học của truyện? HS: Cái dốt đáng chê cười Tác giả dân gian khuyên ta không nên giấu dốt, phải không ngừng học tập và sáng tạo. Truyện có những nhân vật nào? HS: 3 nhân vật: quan, Cải và Ngô Nhận xét chung về cách kể – tả vụ xử kiện của thầy lí? HS: Kể ngắn gọn lược bỏ chi tiết thừa chỉ tập trung vào tình huống mâu thuẫn gây cười. Mâu thuẫn gây cười của truyện thể hiện qua sự việc nào? Tại sao thầy lí lại phán quyết ngay mà không hề hỏi bên nguyên, bên bị? HS: Thầy không xét theo lí lẽ mà xét theo tiền. ?Em có nhận xét gì về cử chỉ, hành động và lời nói của Cải trong cuộc xử kiện ngắn ngủi? HS: Thấy xử mình thua, Cải dùng ngôn ngữ mật: xòe năm ngón tay ngẩng mặt nhìn thầy lí, sau đó nói to‘‘lẽ phải thuộc về con”, cử chỉ này như muốn nhắc tới số tiền anh ta lo lót trước. ?Trước cử chỉ ấy của Cải, thầy lí xử lý như thế nào? HS: thầy lí cũng dùng ngôn ngữ mật: xòe năm ngón trái tay úp lên năm ngón tay phải, cử chỉ phù hợp với thông báo đối với Cải: “Tao biết mày phải...nhưng nó lại phải...bằng hai mày”, ngụ ý nói: cái phải đã bị cái khác che lấp úp lên che lấp mất rồi. Cái khác ở đây chính là tiền. Vậy thì giá trị tố cáo của truyện ở đây là gì? HS: tố cáo hiện tượng lẽ phải được đo bằng tiền, ai lót nhiều tiền người đó thắng. Thầy lí là người nắm cán cân công lí mà lại tham nhũng như vậy còn đâu là công bằng cho nhân dân. Rút ra ý nghĩa của truyện? I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Thể loại: - Truyện cười dân gian, - Loại trào phúng 2. Chủ đề: - “Tam Đại Con Gà”: Phê phán, chế giễu thầy đồ dốt nhưng lại sĩ diện hão. - “Nhưng nó phải bằng hai mày”: Đả kích thói tham lam của bọn quan lại, thói tham tiền che mờ công lí. II. ĐỌC - HIỂU Truyện cười “Tam Đại Con Gà” a. Nhân vật chính: Anh học trò - thầy đồ dốt nhưng hay khoe chữ. b. Nghệ thuật gây cười trong truyện: Cái cười thể hiện nhiều lần qua mâu thuẫn trái tự nhiên: - Là “Thầy” (đi dạy trẻ) mà dốt đến mức chữ “kê” cũng không biết khi học trò hỏi lại nói liều “dủ dỉ là con dù dì”. → Thầy đồ vừa dốt kiến thức sách vở, vừa dốt kiến thức thực tế . - Dốt nhưng lại giấu dốt và sĩ diện hão: sợ dạy sai mọi người nghe thấy liền bảo học trò đọc khẽ. - Cái dốt được khuếch đại và nâng lên: khấn thổ công để khẳng định mình đúng hay sai, khi xin ba đài âm dương được thì bảo học trò đọc to. → Thầy đồ dốt về phương pháp học hỏi. - Bị cha của học trò lật tẩy “thầy” tìm cách giấu dốt: + Thầy tự nhận thức được sự dốt nát của mình nhưng lại nhạo báng thổ công. “mình đã dốt, thổ công nhà nó còn dốt hơn”. + Vẫn tiếp tục giấu dốt: chống chế rằng mình biết nhưng dạy thế là để trò biết tận “tam đại con gà”. →Gượng gạo giấu dốt, ngoan cố giấu dốt. ð Đặc sắc của nghệ thuật: Để nhân vật tự bộc lộ qua từng cử chì, hành động và lời nói c. Ý nghĩa phê phán của truyện: - Phê phán thói giấu dốt nói chung. - Truyện mang ý nghĩa giáo dục lớn: đằng sau sự phê phán đó là lời khuyên răn mọi người : không nên giấu dốt, hãy mạnh dạn học hỏi không ngừng. 2. Truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày” a.Nhân vật: Người xử kiện: Lí trưởng Hai người theo kiện: Cải và Ngô Mâu thuẫn gây cười của truyện: Thể hiện qua sự việc: - Thầy Lý là người “nổi tiếng xử kiện giỏi”. - Cải và Ngô đánh nhau rồi đi kiện. Cải sợ yếu thế lót thầy lí trước năm đồng, Ngô sắm chè lá mười đồng. → Ngô thắng, Cải thua Thể hiện qua lời nói, cử chỉ và hành động của nhân vật: Đây chính là sự kết hợp giữa hai thứ “ngôn ngữ” trong truyện: + Ngôn ngữ bằng lời nói là ngôn ngữ công khai, nói cho tất cả mọi người có mặt nghe: “lẽ phải thuộc về con”;“Tao biết mày phải ...nhưng nó lại phải ...bằng hai mày”→ thầy lí xử kiện rất công bằng. Nhưng thực tế thầy lí đã lập lờ cả hai nghĩa của từ “phải”: “phải” là lẽ phải (đối lập với sai trái) với “phải” là điều bắt buộc cần có. + Ngôn ngữ bằng động tác là thứ ngôn ngữ mật, chỉ có thầy lí và Cải mới hiểu được. Cải ngầm thông báo khi xòe năm ngón tay ra, thầy lấy tay trái úp lên tay phải ngụ ý Ngô phải đút gấp đôi Cải cho nên lẽ phải thuộc về Ngô. ð Giá trị tố cáo của truyện: lẽ phải đối với người xử kiện được tính bằng tiền. Đồng tiền đo lẽ phải, tiền nhiều lẽ phải nhiều, tiền ít lẽ phải ít. c. Ý nghĩa của truyện: - Truyện chủ yếu là lời phê phán quan lại tham nhũng. - Nhẹ nhàng phê phán hai nhân vật Ngô, Cải lâm vào kiện mà mất tiền. Cải vừa mất tiền, vừa bị đánh. Họ vừa đáng thương, vừa đáng trách. III. TỔNG KẾT Ghi nhớ (sgk trang 79,80) Củng cố - dặn dò: - Củng cố: cho HS thảo luận Đối chiếu hai câu truyện để khái quát những đặc sắc nghệ thuật của truyện cười? Ngắn gọn, xây dựng mâu thuẫn gây cười qua tình huống truyện bất ngờ, lời nói cử chỉ hành động nhiều nghĩa để nhân vật tự bộc lộ, chơi chữ - Dặn dò: + Về nhà chuẩn bị bài “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa” + Tìm các câu dao mở đầu bằng thân em như...,về nỗi nhớ người yêu, cái khăn
Tài liệu đính kèm: