Giáo án môn Ngữ văn 11 - Trao duyên (trích Truyện Kiều)

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Trao duyên (trích Truyện Kiều)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : GIÚP HS:

 - Hiểu được tình yêu sâu nặng và bi kịch của Kiều qua đoạn trích. Đối với Kiều, tình và hiếu thống nhất chặt chẽ.

 - Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích (đối thoại – độc thoại nội tâm)

B. PHƯƠNG PHÁP:

Kết hợp phát vấn, phân tích, thảo luận nhóm.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

 Nêu những đặc điểm về nội dung của thơ văn Nguyễn Du?

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3463Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Trao duyên (trích Truyện Kiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: NS: 
Tiết: 85
TRAO DUYÊN
(TRÍCH TRUYỆN KIỀU)
 NGUYỄN DU
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : GIÚP HS:
 - Hiểu được tình yêu sâu nặng và bi kịch của Kiều qua đoạn trích. Đối với Kiều, tình và hiếu thống nhất chặt chẽ.
 - Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích (đối thoại – độc thoại nội tâm)
B. PHƯƠNG PHÁP:
Kết hợp phát vấn, phân tích, thảo luận nhóm.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Nêu những đặc điểm về nội dung của thơ văn Nguyễn Du?
3. Bài mới: 
Hoạt động của Thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
 Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
HS đọc đoạn trích - xác định vị trí đoạn trích trong TP.
Chia bố cục – tìm ý chính từng phần.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn trích
* Tìm hiểu tâm trạng, thái dộ của Kiều khi tâm sự, cậy nhờ Vân
- HS thảo luận nhóm (3’)
 + Mở đầu đoạn trích em có nhẫn xét gì về lời thỉnh cầu của Kiều với Vân qua các từ ngữ : cậy, chịu lời, lạy thưa? 
(so sánh với cách dùng từ khác)
 + Theo em tại sao Kiều lại có cử chỉ, thái độ khác thường đó?
Đại diện nhóm trình bày ý kiến, bổ sung  GV gợi mở, chốt ý cơ bản.
- Sau đó Kiều tâm sự với Vân điều gì? Tại sao Kiều lại kể vắn tắt về mối tình với KT như vậy?
- Cách nói “mặc em” nói lên thái độ gì của Kiều với Vân?
- Kiều còn thuyết phục Vân ntn? 
- Cách diễn đạt ở đây có gì độc đáo?
- Giúp em hiểu gì về Nguyễn Du? 
- Và theo em mục đích trao duyên của Kiều có đạt không?
* Tìm hiểu tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên:
 - Sau khi nhờ Vân thay mình lấy KT, Kiều đã trao cho Vân những kỷ vật gì? Những vật đó có ý nghĩa ntn với Kiều?
- HS thảo luận nhóm (3’):
Kiều dặn dò Vân những gì? Lời dặn dò đó của Kiều cho em thấy tâm trạng của Kiều ntn? Có gì mâu thuẩn? 
( Liên hệ với phần 1)
Đại diện nhóm trình bày ý kiến, bổ sung  GV nhận xét, chốt ý cơ bản.
 GV gợi mở, uốn nắn HS phân tích thêm ý nghĩa của cách nói “mai sau dù có  cho người thác oan” để thấy rõ diễn biến tâm trạng của Kiều sau khi trao kỷ vật cho Vân.
Trở về với cuộc sống thực tại, Kiều tự cảm nhận ntn về cuộc sống của bản thân so với quá khứ?
Những hình ảnh trâm gãy gương tan  nước chảy hoa trôi gợi cho em những suy nghĩ gì về nỗi niềm của Kiều?
Bốn câu thơ cuối là lời của Kiều nói với ai? Bằng hình thức đối thoại hay độc thoại? Nói lên vẻ đẹp gì ở Kiều?
Tóm lại em có nhận xét gì về thành công nghệt thuật và giá trị nội dung của đoạn trích giảng?
I. ĐỌC ĐOẠN TRÍCH:
 1/ Đọc đoạn trích:
 2/ Vị trí đoạn trích:
 Trích từ câu 723 -> 756 trong tác phẩm Truyện Kiều.
II. TÌM HIỂU ĐOẠN TRÍCH:
1. Lời tâm sự, cậy nhờ của Thúy Kiều với Thúy Vân:
- Cậy: tin tưởng mà nhờ.
- Chịu lời: nhận lời bằng sự cảm thông.
- Lạy, thưa : thể hiện sự khẩn khoản, tha thiết, hạ mình hết mức khi nhờ – báo hiệu tính hệ trọng của việc sắp nhờ.
-> Cách dùng từ chuẩn xác, tinh tế =>Tác giả đã diễn tả đúng tình thế khó nói và cả thái độ chân thành, cầu khẩn của Thúy Kiều khi cậy nhờ Thúy Vân thay mình lấy Kim Trọng.
- Mặc em: tùy lòng em quyết định.
-> Cách dùng từ chuẩn xác, tinh tế => Thể hiện sự tế nhị, trân trọng của Kiều đối với Vân; đồng thời cho ta thấy Kiều tinh tế nhận ra điều khó xử của Vân, sợ vân cảm thấy mất mát.
- Thuyết phục Vân:
 “Ngày xuân em hãy còn dài  thơm lây”
 ->Tác giả sử dụng nhiều thành ngữ:
 +Tình máu mủ : tình chị em ruột thịt.
 + Lời nước non : nghĩa vợ chồng.
 +Thịt nát xương mòn, ngậm cười chín suối = cõi chết 
 (tình cảnh của Kiều)
=>Tác giả thật tinh tế nước dời, khéo léo để Kiều thuyết phục Vân bằng lý lẽ và tình cảm, bó buộc Vân bằng tình ruột thịt, lại khẩn cầu Vân cho mình chút thơm lây vì đức hi sinh. Vân mặc nhiên chấp nhận - mục đích trao duyên đã đạt.
2. Diễn biến tâm trạng của kiều sau khi trao duyên :
 a. Khi trao kỷ vật và dặn dò Vân:
- Trao cho Vân: chiếc vành, bức tờ mây, mảnh hương nguyền, phím đàn  -> kỷ vật gắn bó mối tình đẹp của Kim – Kiều.
- Dặn dò Vân: duyên này thì giữ >< vật này của chung
-> Tâm trạng Kiều đầy mâu thuẩn :
 + Khẩn khoản van nài Vân thay mình lấy Kim Trọng.
 + Trao kỷ vật thì lại thấy mình cũng có phần trong đó.
=> Kiều cố níu giữ kỷ vật như một sự an ủi về tinh thần.
- Dù : điều xảy ra / không xảy ra ( giả thiết) 
-> Thể hiện đúng trạng thái tâm lý của Kiều lúc này:lý trí muốn Thúy Vân – Kim Trọng nên nghĩa vợ chồng nhưng ý thức, tình cảm lại cảm thấy bị mất người – tự coi mình là người bạc mệnh.
=> Kiều tự ý thức được nỗi đau khổ của mình - Kiều chỉ có thể trao duyên nhưng tình yêu thì không thể trao.
- “Mai sau dù có  rưới xin chén nước cho người thác oan” 
-> Lời đặn dò Vân lặp đi lặp lại hình ảnh của cõi âm: Kiều cảm thấy cuộc sống vô nghĩa, sống mà như chết.
 Hình ảnh “ rưới xin chén nước thác oan” cũng chính là lời nhắn gửi KT – mong muốn có được sự thấu hiểu của KT.
=> Kiều muốn trốn tránh thực tại để quên đi nỗi đau nhưng càng chua xót, buồn tủi, đớn đau vì TY tan vỡ.
b. Khi trở lại với cuộc sống thực tại:
- Bây giờ: trâm gãy gương tan >< Kể  muôn vàn ái ân
 Hiện tại: chia lài tan vỡ >< Quá khứ : HP nồng ấm.
->Kiều đau đớn trước sự thật cay đắng mà vẫn không thôi khao khát TY, hạnh phúc => Bi kịch càng sâu sắc.
- Những hình ảnh: trâm gãy gương tan, tơ duyên ngắn ngủi, phận bạc như vôi, nước chảy hoa trôi ->Vận dụng sáng tạo hàng loạt thành ngữ khắc sâu sự chà đạp phũ phàng của số phận => Kiều ý thức rõ bi kịch thực tại của đời mình.
 - Bốn câu thơ cuối: tình quân, kim lang – Kim Trọng
-> Kiều quên đi sự có mặt của Vân, sống thật với khát vọng được sống trong tình yêu vĩnh cửu, hướng lòng mình về Kim Trọng, tự thấy mình có lỗi với Kim Trọng.
 Vẻ đẹp nhân cách của Kiều : quên mình vì hạnh phúc của người thân.
III. TỔNG KẾT: GHI NHỚ/ 106
4. Dặn dò: - Học thuộc đoạn trích và nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích..
 - Đọc VB “ Nỗi thương mình” và soạn bài theo câu hỏi gợi ý trong SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTRAO DUYEN(1).doc