Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tràng giang

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tràng giang

 I. TÌM HIỂU CHUNG:

1/ Tác giả:

- Huy Cận (1919 - 2005), Tên khai sinh: Cù Huy Cận

- Xuất thân: gia đình nhà nho nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh

- 1939, đậu tú tài. 1943, đậu kĩ sư Canh nông tại Hà Nội.

- Từ 1942, tham gia Mặt trận Việt Minh, rồi tham dự Quốc dân đại hội Tân Trào.

- Trước cách mạng: - tập “Lửa thiêng” : nỗi buồn trong không gian (cuộc đời), thời gian (hiện tại, quá khứ)

- Sau CMT8: Trời mỗi ngày lại sáng, Bài thơ cuộc đời, Bàn tay ta năm ngón nở bình minh, Hai bàn tay em

 nhạy cảm trước không gian vũ trụ, cuộc đời, đất nước với những sự kiện trọng đại  hòa nhập cuộc sống mới, yêu đời, yêu cuộc sống, yêu đất nước, nhân dân .

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 16890Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tràng giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TRÀNG GIANG
 I. TÌM HIỂU CHUNG:
1/ Tác giả:
- Huy Cận (1919 - 2005), Tên khai sinh: Cù Huy Cận
- Xuất thân: gia đình nhà nho nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh
- 1939, đậu tú tài. 1943, đậu kĩ sư Canh nông tại Hà Nội.
- Từ 1942, tham gia Mặt trận Việt Minh, rồi tham dự Quốc dân đại hội Tân Trào.
- Trước cách mạng: - tập “Lửa thiêng” : nỗi buồn trong không gian (cuộc đời), thời gian (hiện tại, quá khứ)
- Sau CMT8: Trời mỗi ngày lại sáng, Bài thơ cuộc đời, Bàn tay ta năm ngón nở bình minh, Hai bàn tay em
® nhạy cảm trước không gian vũ trụ, cuộc đời, đất nước với những sự kiện trọng đại ® hòa nhập cuộc sống mới, yêu đời, yêu cuộc sống, yêu đất nước, nhân dân ...
2/ Hoàn cảnh sáng tác: 
9/1939 khi ông đang học Cao đẳng canh nông, trong những chiều ông ra bến Chèm, ngoạn cảnh nhìn sông Hồng cuồn cuộn mà nỗi nhớ nhà tràn ngập cõi lòng.
3/ Nhan đề: Tràng giang
- Tràng giang: Sông dài
- Nỗi niềm của cái tôi nhà thơ (bút pháp : tả cảnh ngụ tình, thi trung hữu hoạ, quan hệ vô hạn, hữu hạn ...)
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1/ Khổ 1: Nỗi buồn đìu hiu, xa vắng:
- Mở đầu bài thơ ta bắt gặp hình ảnh của “sóng” và con thuyền 
 “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
 Con thuyền xuôi mái nước song song”
+ Động từ “gợn” ® sóng gối nhau đến vô tận (chất thơ của sông nước) ® nỗi buồn da diết, khôn nguôi của người có ý thức cuộc sống.
+ Từ “tràng giang” gợi hình ảnh, âm hưởng từ láy tạo cộng hưởng âm thanh cho lời thơ kết hợp từ láy “điệp điệp” ® nỗi buồn triền miên, bất tận.
+ Hình ảnh con thuyền: “xuôi mái” ® không gian mở ra theo chiều rộng, xuôi theo chiều dài ® gợi cái không cùng của vũ tru vô biên ® cái mênh mông, hoang vắng của sông nước tô đậm cảm giác lẻ loi, cô đơn, vô định của con thuyền bé nhỏ
® nỗi buồn cứ bao trùm không gian mênh mông từ dòng sông, con sóng, chiếc thuyền gợi cảm giác xa vắng, chia lìa
- Sang 2 câu sau: 
 “Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
 Củi một cành khô lạc mấy dòng”
+ Nghệ thuật đối lập “thuyền về”, “nước lại” ® gợi cảm giác chia xa, tạo ấn tượng về kiếp người trong cuộc đời đầy bất trắc, gian truân (tâm cảnh hòa nhập ngoại cảnh)
+ Nghệ thuật đảo ngữ “củi một cành khô” (tuyệt bút) ® cái khô héo, nhỏ nhoi, gầy guộc của “một cành”, “lạc” (ĐT gợi tả) giữa “mấy dòng” nước xoáy, giữa trăm ngả sầu thương 
Þ Nỗi buồn trở thành nỗi sầu hoà vào dòng sông trăm ngả, từ thẳm sâu vũ trụ vào thẳm sâu tâm hồn (tâm thế cô đơn, lạc loài đến rợn ngợp của cái tôi trữ tình) thân phận của những kiếp phù sinh, thân phận nổi nênh, lênh đênh, lạc loài, trôi nổi giữa dòng đời vô định (ý thức cái tôi cá nhân trong cuộc đời )
2/ Khổ 2 : Bức tranh vô biên của tràng giang
- Hai câu đầu: 
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìa hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều?”
+ Liệt kê (cồn nhỏ, gió đìu hiu, chợ chiều) ® hiện thực cuộc sống phong phú, đa dạng
+ Đảo ngữ (lơ thơ cồn nhỏ, vãn chợ chiều) ® cuộc sống hiu quạnh
+ Từ láy (lơ thơ, đìu hiu) ® gợi sự hoang vắng, tiêu sơ 
+ Từ phủ định “Đâu” trong “Đâu tiếng làng a vãn chợ chiều”® lắng nghe âm thanh cuộc sống nhưng chỉ cảm nhận được tiếng dội hoang vắng của cõi lòng
- Hai câu sau: “Nắng xuống , trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng bến cô liêu”
+ Nắng xuống,trời lên sâu chót vót ® sự vô biên theo chiều cao, chiều sâu
+ Sông dài, trời rộng , bến cô liêu ® sự vô cùng theo chiều dài, chiều rộng ® bến sông: bốn cô liêu (cái tôi mang “nỗi sấu vạn kỉ”)
Þ Không gian được mở rộng 3 chiều Rộng – Cao – Sâu, càng làm cho bến sống vắng vẻ. Nhà thơ như đang đứng chơ vơ giữa vũ trụ thăm thẳm, “đứng trên thiên văn đài của linh hồn nhìn cõi bát ngát” của cả một thế giới quạnh hiu, hoang vắng tuyệt đối
3/ Khổ 3 : Niềm khao khát cuộc sống :
- Ở câu thơ thứ nhất:
+ Tiếp tục xuất hiện từ phiếm chỉ “đâu” trong: “Bèo dạt về đâu hàng nổi hàng” .
+ kết hợp hình ảnh “Bèo dạt ”. Trong ca dao và thơ cổ, hình ảnh “bèo dạt” thể hiện sự trôi nổi, phiêu bạt. Thể hiện cuộc sống trôi đi trong tan tác, vô định
- Câu thơ thứ 2:
+ Tác giả sử dụng đảo ngữ “mênh mông...đò ngang”
+ Sử dụng hai từ “không”: Không chuyến đò ngang, không 
cầu gợi ® không dấu hiệu của sự giao hòa, tri kỉ, tri âm
à Hai từ không để nói 1 từ có, đó là chỉ có sự trống vắng, cô 
đơn tuyệt đối
- Không gian ấy chỉ có “lặng lẽ... bãi vàng” ( liệt kê) ® Bức tranh thiên nhiên thật đẹp nhưng buồn vắng biết bao, không một chút có tín hiệu giao hòa của sự sống ® khát vọng sống trong tình người, tình đời chan hòa, đồng cảm, tri âm
4/ Khổ 4 : Nỗi buồn nhớ quê hương :
- Sang khổ 4, nhà thơ tiếp tục hướng cảm xúc tới thiên nhiên, một thiên nhiên kỳ thú trước mắt:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”
+ Từ láy “Lớp lớp” có sức gợi hình, mây lớp lớp chồng lên nhau
+ Từ đắt nhất ở đây là từ “đùn”, nó có sức tạo hình rất lớn, nó giúp người đọc hình dung thấy mây chuyển động, núi mây có màu sắc riêng.
- Tiếp theo là hình ảnh cánh chim: “Chim nghiên cánh nhỏ bóng chiều sa”
+ Xưa nay, thơ ca vẫn dùng hình ảnh cánh chim để báo hiệu hoàng hôn, trong thơ Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Du và ngay cả trong thơ Bác “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ”
+ Cánh chim chiều trong thơ Huy Cận đúng là cánh chim của thơ mới, nên nó nhỏ nhoi, hơn, đơn lẻ hơn, nó chỉ là cánh chim nhỏ giữa bầu trời bao la với “Lớp lớp . Núi bạc” và đang sa xuống phía chân trời xa như một tia nắng chiều rớt xuống.
à Cảm nhận được màu sắc cổ điển trong 2 câu thơ: Mây, núi, cánh chim, bóng chiều ® cảnh hoàng hôn (hùng vĩ) không làm vơi đi nỗi sầu ® cánh chim nhỏ biểu tượng cái tôi nhỏ nhoi, cô độc trước cuộc đời ảm đạm không có được một niềm vui ® nỗi sầu dâng kín đầy buồn thương, tội nghiệp
- Kết thúc khổ thơ, cũng là kết thúc bài thơ, ta bắt gặp tứ thơ Đường: “Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
+ Trong bài thơ “Hoàng Hạc Lâu”, Thôi Hiệu viết “Yên ba giang thượng sử nhân sầu” (“Trên sóng khói sóng cho buồn lòng ai” – Tản Đà)
+ Người xưa nhìn sóng trên sông mà nhớ nhà. Còn nhà thơ Mới không thấy khói sóng cũng nhớ nhà. Như thế, nỗi nhớ nhà của cái Tôi lãng mạn càng da diết.
à Ở đây ta cảm nhận được màu sắc thơ Đường ở 2 câu thơ cuối
TỔNG KẾT:
- Đọc bài thơ “Tràng giang”, ta thấy được tài năng của Huy Cận trong việc kết hợp giữa màu sắc cổ điển và màu sắc dân tộc, thấy được giọng thơ quen thuộc giàu tính triết lý và đượm nỗi sầu của thi sỹ.
- Bài thơ là bức tranh sông nước tuyệt mỹ bởi cảnh sắc xanh tươi rực rỡ. Hòa vào bức tranh ấy là không gian vắng lặng mang đậm tâm trạng của thi sỹ, cảm giác cô đơn, buồn. Ở đây, ta cảm nhận được nỗi buồn thời đại, tình yêu sâu quê hương đất nước sâu kín của tác giả, cũng là của thế hệ nhà thơ lúc bấy giờ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTRANG GIANG.doc