A. Mục tiêu bài học
Qua giờ giảng, nhằm giúp HS:
1. Cảm nhận được nỗi buồn, cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương đất nước của tác giả.
2. Thấy được màu sắc cổ điển trong một bài thơ mới.
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV Ngữ văn 11
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11
- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11
- Các tài liệu tham khảo khác
C. Cách thức tiến hành
- Đọc hiểu
- Đàm thoại phát vấn
- Thuyết giảng
D. Tiến trình giờ giảng
1. Ổn định
2. KTBC (không KT)
3. GTBM
Tiết theo PPCT: 81 TRÀNG GIANG Huy Cận Ngày soạn: 08.01.10 Ngày giảng: Lớp giảng: 11A 11C 11K 11E Sĩ số: Điểm Kt miệng: A. Mục tiêu bài học Qua giờ giảng, nhằm giúp HS: 1. Cảm nhận được nỗi buồn, cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương đất nước của tác giả. 2. Thấy được màu sắc cổ điển trong một bài thơ mới. B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV Ngữ văn 11 - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 - Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11 - Các tài liệu tham khảo khác C. Cách thức tiến hành - Đọc hiểu - Đàm thoại phát vấn - Thuyết giảng D. Tiến trình giờ giảng 1. Ổn định 2. KTBC (không KT) 3. GTBM 4. Hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt GV: nêu những nét chính trong cuộc đời của nhà thơ Huy Cận? HS trả lời GV ghi bảng GV: Sự nghiệp của Huy Cận có điểm gì đáng chú ý? HS phát biểu Gv chốt lại GV đọc 1 lần sau đó gọi HS đọc và nhận xét -> nêu cảm nhận ban đầu của em về bài thơ HS thực hiện GV: Bài thơ được sáng tác vào năm nào? HS trả lời Gv ghi bảng GV: nhận xét gì về nhan đề của bài thơ? HS phát biểu Gv chốt lại GV: lời đề từ có những từ ngữ nào diễn tả tâm trạng của tác giả? Tác dụng? HS tìm từ ngữ GV ghi bảng GV: ở khổ thơ này có hình ảnh nào đáng lưu ý? HS tìm hình ảnh Gv ghi bảng GV: nghệ thuật? tác dụng của nghệ thuật được tác giả sử dụng trong khổ thơ này? HS trả lời Gv chốt lại GV: Ở khổ thơ này có hình ảnh và chi tiết nào đáng chú ý? HS tìm hình ảnh và chi tiết Gv ghi bảng GV: Đìu hiu Huy Cận học từ Chinh phụ ngâm: non kì quạnh quẽ trăng treo/ bến phì gió thổi đìu hiu mấy gò - Hình ảnh trời sâu chót vót, không phải là cao chót vót -> thể hiện cái nhìn tâm cảnh, đang đứng bơ vơ để nhìn vào vũ trụ thăm thẳm tới tận cùng. Câu thơ có sức tạo hình cao GV: Bức tranh toàn cảnh Tràng giang được bổ sung thêm hình ảnh nào? Nhận xét cảnh vật ở khổ thơ này? HS phát biểu GV chốt lại GV: 2 câu đầu xuất hiện hình ảnh nào? Hình ảnh đó gợi mở điều gì? HS phát biểu Gv chốt lại GV: 2 câu kết gợi cho ta liên tưởng tới tứ thp nào? HS phát biểu Gv ghi bảng GV: yêu cầu HS Ghi nhớ SGK I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả a. Cuộc đời - (1919 - 2005), tên khai sinh là Cù Huy Cận; quê: Hà Tĩnh - Nhỏ: học ở quê -> Huế (học hết bậc thành trung) -> Hà Nội (cao đẳng canh nông) - Từ 1942: tích cực hoạt động trong mặt trận Việt Minh - Sau CM: liên tục tham gia chính quyền CM, giữ nhiều trọngtrách khác nhau - Con người: + Yêu thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp + Là một trong nhữn tác giả xuất sắc của phong trào thơ Mới. b. Sự nghiệp - Tác phẩm chính: SGK - Đặc điểm thơ: hàm súc, giàu chất suy tưởng và chất triết lí 2. Văn bản a. Đọc b. Xuất xứ - Sáng tác vào mùa thu năm 1939 in trong tập Lửa Thiêng, viết trong tâm trạng buồn - Cảm xúc được khơi gợi từ cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước c. Thể thơ - Thất ngôn: 4 khổ/bài, mỗi khổ 4 câu II. Đọc hiểu văn bản 1. Nhan đề và lời đề từ - Nhan đề: Tràng giang - sử dụng từ Hán việt (Tràng - dài, Giang - sông) + Không dùng trường giang mà là tràng giang, tạo vần lưng "ang" gợi âm hưởng dài, rộng, lan toả, ngân vang trong lòng người đọc -> gợi ấn tượng khái quát và trân trọng vừa cổ điển vừa thân mật - Lời đề từ: + Từ ngữ: ● Bâng khuâng: nỗi buồn sầu lan toả nhẹ nhàng mà sâu lắng ● Nhớ: cảm xúc thương nhớ ● trời rộng sông dài -> cảnh và tình hoà quyện định hướng cảm xúc chủ đạo của bài thơ tạo nên vẻ đẹp hài hoà vừa cổ điển vừa hiện đại. 2. Khổ 1 - Hình ảnh: + Sóng gợn: nỗi buồn âm thầm, da diết + Con thuyền: xuôi mái rẽ nước, song song lẻ loi cô đơn + Thuyền một gả nước một đường: cảm xúc chia lìa buồn bã + Củi một cành khô: số kiếp lênh đênh lạc loài - Nghệ thuật: + Sử dụng từ láy: điệp điệp, song song: tạo nhiều dư ba + Cấu trúc đăng đối: buồn điệp điệp - nước song song -> hình ảnh và âm điệu của khổ thơ đầu đều gợi buồn, khổ thơ vẽ lên cảnh sông nước bao la, vô định, rời rạc hờ hững. 3. Khổ 2 - Hình ảnh: cồn nhỏ, gió đìu hiu, cây cối lơ thơ, chợ chiều, làng xa, trời sâu chót vót, sông dài, bến cô liêu -> cảnh mênh mang hiu quạnh, vũ trụ thăm thẳm, tác giả bơ vơ 4. Khổ 3 - Hình ảnh: + Lớp bèo nối nhau trôi dạt trên sông + Những bờ xanh tiếp bãi vàng -> cảnh mênh mang hiu quạnh - Nghệ thuật: điệp từ "không" -> khẳng định không có hoạt động của cuộc sống con người -> cảnh vật mênh mang lặng lẽ và cô đơn 5. Khổ 4 a. 2 câu đầu - Hình ảnh: + Lớp lớp mây trắng đùn lên, chồng xếp lên nhau thành một núi mây trắng trông như dát bạc + Cánh chim nhỏ nghiêng xa báo hiệu bòng chiều đang xuống -> mở ra cảnh bầu trời cao rộng, êm ả lúc chiều tà, gợi ra một vẻ đẹp hùng vĩ vừa thơ mộng vừa cổ kính quen thuộc b. 2 câu sau - Gợi tứ thơ xa quê nhớ quê - Nghệ thuật: điệp từ "dợn dợn" -> nỗi nhớ quê hương không còn trong ý thức mà đã trở thành cảm giác thấm thía -> 2 câu thơ kết: nỗi lòng nhớ quê hương của tác giả dội lên da diết. III. Tổng kết 5. Củng cố và dặn dò - Nhắc lại kiến thức cơ bản - Học thuộc lòng bài thơ - Soạn bài: Thao tác lập luận bác bỏ
Tài liệu đính kèm: