Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

A.Mục tiêu bài học : Giúp học sinh:

-Hiểu và cảm nhận được nỗi đau của người chinh phụ phải sống trong cảnh cô đơn,chia lìa đôi lứa và nắm được ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của tác phẩm.

-Về nghệ thuật: Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm của đoạn trích.

B.Phương tiện thực hiện.

-Sách giáo khoa,sách giáo viên,sách thiết kế bài giảng.

-Văn bản đoạn trích,các tài liệu khác có liên quan.

 

doc 8 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3126Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
 (Trích "Chinh phụ ngâm")
 -Nguyên tác: Đặng Trần Côn.
 -Dịch giả: Đoàn Thị Điểm.
-Giáo viên hướng dẫn: Lý Quang Lịch.	 Ngày soạn: 25-02-1011.
-Giáo sinh thực tập : Trần Tuấn Hạnh. Ngày dạy: 05-03-2011.
 -Trường THPT : Văn Lãng,Lạng Sơn.
 Số tiết : 77,78.
Lớp : 10A4
 A.Mục tiêu bài học : Giúp học sinh:
-Hiểu và cảm nhận được nỗi đau của người chinh phụ phải sống trong cảnh cô đơn,chia lìa đôi lứa và nắm được ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của tác phẩm.
-Về nghệ thuật: Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm của đoạn trích.
B.Phương tiện thực hiện.
-Sách giáo khoa,sách giáo viên,sách thiết kế bài giảng.
-Văn bản đoạn trích,các tài liệu khác có liên quan...
C.Cách thức tiến hành.
-Giáo viên sử dụng phương pháp đọc sáng tạo,giảng bình,đàm thoại,làm việc nhóm...
-Giáo viên tổ chức giờ học theo hình thức nêu vấn đề,gợi tìm,trả lời các câu hỏi.
-Giáo viên và học sinh có sự kết hợp các kiến thức lịch sử (Tình trạng loạn lạc của xã hội Việt Nam ở những năm đầu của thế kỉ XVIII).
D.Tiến trình dạy học.
1.Kiểm tra sĩ số.
-Giáo viên kiểm tra sĩ số của lớp theo báo cáo của cán bộ lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Nội dung bài học.
*Phần mở đầu : Ở chương trình THCS,các em đã đựoc làm quen với tác phẩm "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn,,dịch giả là Đoàn Thị Điểm,đây là một trong những đỉnh cao của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII.Tác phẩm là một bài ca,là tiếng nói của người vợ trẻ có chồng đi chinh chiến ở xa,họ luôn khao khát cuộc sống lứa đôi và hạnh phúc gia đình trong hòa bình.Giờ học hôm nay,thầy và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu tác phẩm "Chinh phụ ngâm" và đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ".
Hoạt động của giáo viên và 
học sinh
 Yêu cầu cần đạt
*Hoạt động 1:Tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm.
-Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần tiểu dẫn.
+Câu hỏi : Em hãy nêu những nét chính về tác giả Đặng trần Côn?.
+Học sinh dựa vào phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa và tài liệu đọc thêm để trả lời.
-Giáo viên giảng về những điều đáng chú ý trong vấn đề dịch giả.
+Câu hỏi : Trình bày hiểu biết của em về dịch giả Đoàn Thị Điểm?
+Học sinh đọc sách giáo khoa và nêu tóm tắt về dịch giả.
+Câu hỏi : Nêu những nét chính về dịch giả Phan Huy Ích?.
+Câu hỏi : Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?Lúc này có những biến động lịch sử nào đáng chú ý?
+Học sinh kết hợp kiến thức trong sách và kiến thức lịch sử để trả lời.
+Câu hỏi : Bài thơ được thể loại,thể thơ nào?Có sự khác biệt gì về thể loại thơ giữa nguyên tác và bản dịch?
+Học sinh nêu thể loại,thể thơ,so sánh.
+Câu hỏi : Em hãy nêu những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
+Học sinh nêu giá trị nội dung và nghệ thuật.
-Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn trích.
+Câu hỏi : Em hãy nêu cảm nhận chung của em về đoạn trích?Thử chia bố cục của đoạn trích?.
*Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản tác phẩm.
+Câu hỏi : Tâm trạng của người chinh phụ được diễn ra trong thời gian và không gian như thế nào?
+Học sinh trả lời và nêu cảm nhận về đoạn trích.
+Câu hỏi : Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để diễn tả tâm trạng của người chinh phụ?Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
+Câu hỏi : Câu hỏi tu từ có tác dụng gì trong việc diễn tả tâm trạng của người chinh phụ?Đó là tâm trạng gì?
+Học sinh tìm câu thơ có chứa câu hỏi tu từ và phát biểu.
( Hết tiết 77 ).
+Câu hỏi : Ngoài các biện pháp nghệ thuật đã tìm hiểu ở giờ trước,tác giả còn dùng những biện pháp nào để diễn tả tâm trạng cô đơn,buồn thương của người chinh phụ?
+Học sinh tìm các biện pháp,kết hợp nêu cảm nhận.
+Câu hỏi : Các hành động của người chinh phụ nói lên điều gì?
+Câu hỏi : em có cảm nhận gì về thái độ của tác giả và dịch giả?
+Học sinh nêu lên thía độ của tác giả được thể hiện trong đoạn trích?
-Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi đoạn trích gồm 8 câu cuối.
+Câu hỏi : Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để diễn tả tâm trạng của người chinh phụ?Tác dụng của những biện pháp đó?
+Câu hỏi : Hai câu cuối gợi lên cho em những suy nghĩ gì?
+Học sinh đọc lại hai câu thơ và trả lời.
*Hoạt động 3 : Tổng kết toàn bộ tác phẩm.
+Câu hỏi : Em hãy nêu nội dung,nghệ thuật bao trùm đoạn trích?
+Học sinh tổng kết về đoạn trích. 
I.Tìm hiểu chung.
1.Tác giả.
-Đặng Trần Côn(?-?),sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII.
-Quê ở làng Nhân Mục,huyện Thanh Trì,nay là phường Nhân Chính,quận Thanh Xuân,Hà Nội
-Ông thi đậu Hương Cống,từng làm các chức huấn đạo,tri huyện,ngự sử.
-Ông là con người hiếu học,tài hoa,tính tình phóng khoáng,trong lòng mang một nỗi u hoài bất mãn.
-Ngoài "Chinh phụ ngâm",Đặng Trần Côn còn sáng tác thơ và phú chữ Hán.
-Tác phẩm : Bích câu ngộ kí,Trương Lương bố y(Phú).
2.Dịch giả.
*Đoàn Thị Điểm (1705-1748),hiệu là Hồng Hà nữ sĩ,người làng Giai Phạm,huyện Văn Giang,trấn Kinh Bắc,nay thuộc tỉnh Hưng Yên.
-Bà xuất thân trong một gia đình nhà nho,là người phụ nữ nổi tiếng thông minh,hiếu học,xinh đẹp.
-Bà lấy chồng rất muộn,năm 37,cuộc đời của bà lận đận.
-Tác phẩm : Truyền kì tân phả,một số thơ phú khác.
*Phan Huy Ích(1750-1822),tự là Dụ Am,người làng Thu Hoạch,huyện Thiên Lộc,trấn Nghệ An,nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
-Ông đỗ tiến sĩ năm 26 tuổi,tác phẩm : Dụ Am văn tập,Dụ Am ngâm lục.
3.Tác phẩm.
a.Hoàn cảnh sáng tác.
-"Chinh phụ ngâm" được viết bằng chữ Hán do Đặng Trần Côn sáng tác,tác phẩm được viết vào khoảng những năm 40 của thế kỉ XVIII.Đây là thời điểm chiến tranh liên miiên, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra,triều đình cất quân đánh dẹp,trai tráng phải ra trận,. cuộc sống của nhân dân lầm than.
-Cảm nhận trước nỗi đau khổ,mất mát,đặc biệt là những người phụ nữ có chông ra chiến trận,Đặng Trần Côn đã sáng tác "Chinh phụ ngâm".
b.Thể loại.
-Nguyên tác chữ Hán gồm 476 câu thơ,được viết theo thể ngâm khúc,thể thơ trường đoản cú(Câu thơ dài ngắn không đều nhau).
-Bản dịch thuộc thể song thất lục bát.
c.Giá trị nội dung và nghệ thuật.
*Giá trị nội dung : 
-Tác phẩm mang giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc,diễn tả tâm trạng khao khát hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ,tố cáo chiến tranh phi nghĩa trong xã hội phong kiến suy tàn,khẳng đinh,đề cao,đòi quyền sống,hạnh phúc tình yêu cho tuổi trẻ.
*Giá trị nghệ thuật : 
-Nguyên tác thành công trong việc gợi 
tả những tâm trạng chân thực của người chinh phụ qua không gian và diễn biến thời gian.
-Bản dịch sử dụng thể thơ song thất lục bát rất phù hợp với việc diễn tả tâm trạng của người chinh phụ.
-Bút pháp trữ tình,miêu tả nội tâm sâu sắc,bản dịch có ngôn ngữ giàu tính dân tộc,hình ảnh sáng tạo.
3.Đoạn trích.
-Vị trí : Từ câu 193 đến câu 216 trong "Chinh phụ ngâm".
-Nội dung : Diễn tả tình cảnh và tâm trạng của người chinh phụ phải sống cô đơn,buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi chinh chiến,không có tin tức,không rõ ngày trở về. 
-Bố cục : Gồm 2 phần.
+Phần 1 : 16 câu đầu,nỗi cô đơn lẻ loi của người chinh phụ trong cảnh một mình.
+Phần 2 : 8 câu cuối,niềm thương nhớ chồng ở nơi xa khiến nàng càng sầu muộn,ảm đạm.
II.Đọc hiểu.
1.Phần 1. 16 câu dầu.
*Không gian và thời gian : 
-Thời gian : đêm khuya.
-Không gian : ngoài hiên vắng,trong rèm,ngoài rèm -->không gian vắng lặng,lạnh lẽo,ảm đạm,người chinh phụ sống trong cảnh cô đơn,chờ đợi.
*Tâm trạng :
-Cô đơn,buồn,nhớ thương khắc khoải,luôn khao káht hạnh phúc lứa đôi.Các từ,cụm từ như : vắng,chẳng mách tin, rủ thác.
*Nghệ thuật : 
-Tả hành động lặp đi lặp lại.
+Các từ ngữ chỉ hành động : Dạo hiên,từng bước,ngồi,đòi phen...
+Một mình đi lại ở hiên vắng.
+Buông rèm xuống rồi cuốn rèm lên.
+Nhìn chim Thước để chờ tin.
->Những động tác,cử chỉ,hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần vô nghĩa,để diễn tả tâm trạng cô đơn,lẻ loi,tù túng,bế tắc,không biết san sẻ cùng ai.
-Điệp ngữ bắc cầu : đèn biết chăng-đèn có biết
->tâm trạng buồn triền miên,lê thê,thời gian và không gian dường như không bao giờ dứt,ngừng.
-Câu hỏi tu từ : đèn biết chăng?
->Làm cho lời than thở trở thành lời độc thoại nội tâm da diết,tự dằn vặt mình,tâm trạng ngậm ngùi,sự chờ đợi khắc khoải,hi vọng.
-Dùng các từ ngữ trực tiếp diễn tả nỗi đau : bi thiết,buồn,chẳng nói nên lời.
-Hình ảnh : đèn,hoa đèn.
->Gợi tả sự im lặng kéo dài dằng dặc của không gian và thời gian mênh mông,nỗi cô đơn tột cùng.
-Tả ngoại cảnh : 
+Âm thanh : tiếng gà gáy ->Tăng thêm ấn tượng về sự vắng lặng,cảm giác lẻ loi.
+Bóng hòe rủ ->gợi cảm giác hoang vắng,cô đơn,diễn tả nỗi buồn kéo dài triền miên thao thức.
+thời gian : đêm khuya,một mình thao thức suốt năm canh.
->Người chinh phụ cảm nhận về thời gian trong lo âu vì nhớ thương,chờ đợi.
-Dùng từ láy,so sánh : 
+Khắc giờ "đằng đẵng"- như niên.
+Mối sầu "dằng dặc"- miền biển xa.
->Nỗi sầu trĩu nặng kéo dài trong thời gian,trùm lên không gian mênh mông như biển cả.
-Tả các hành động diễn ra trong phòng : với mục đích là để tìm cách giải khuây:
+Hành động "Gượng đốt hương" : để tìm sự thanh thản,nhưng lại làm tâm hồn thêm mê man,bấn loạn.
+Hành động "Gượng soi gương" : để trang điểm nhưng nhìn thấy mình trong gương lại ứa nước mắt.
+Hành động "Gượng gảy đàn" : muốn tìm đến tiếng đàn để giải trí nhưng sợ dây đàn đứt,chùng vì đó là điềm gở.
->Tuy đã làm nhiều việc,nhiều hành động khác nhau,nhưng người chinh phụ càng cảm thấy cô đơn trong đêm thanh tĩnh,nàng càng khao khát hạnh phúc,đoàn tụ gia đình.
-Tác giả sử dụng nghệ thuật đối,giao vần,âm điệu gợi sự than vãn,diễn tả sự sầu muộn,cô đơn,lẻ loi của người chinh phụ.
*Thái độ của tác giả :
-Tác giả cảm thông sâu sắc với tâm trạng của người chinh phụ,lên án chiến tranh phi nghĩa,đồng thời đòi quyền sống hạnh phúc,tự do của tuổi trẻ.
=>Tiểu kết : 16 câu đầu của doạn trích diễn tả nỗi cô đơn,tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ,cảnh vật,sự vật,âm thanh và hình ảnh đều khắc họa chân dung của người chinh phụ mòn mỏi trong chờ đợi,luôn khao khát hạnh phúc và cảm giác yêu đương.
2.Phần 2. 8 câu thơ còn lại.
*Tâm trạng của người chinh phụ có sự chuyển biến,nàng đã gửi tất cả niềm thương nỗi nhớ tới nơi chinh chiến của người chồng.
*Về nghệ thuật : 
-Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình :
+Hình ảnh "Gió đông"(Lòng này gửi gió đông có tiện) : gió từ phương đông,đây là ngọn gió mùa xuân mang hơi ấm,làm mọi vật bừng lại sức sống,thay đổi sau mùa đông lạnh giá,gió đông là biểu tượng cho tình yêu,tuổi trẻ.
+Hình ảnh "Non Yên"(Nghìn vàng xin gửi đến non Yên) : Là ngọn núi Yên Nhiên ở Mông Cổ,chỉ nơi biên ải xa xôi,tượng trưng cho nơi chiến địa có người chồng đang chinh chiến.
+Hình ảnh "Trời thăm thẳm"(Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu) : Diễn tả không gian rộng lớn vô tận,đó là khoảng cách giữa hai vợ chồng.
+Hình ảnh "Cành cây sương đượm"(Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun) : Gợi sự yên lặng,ảm đạm,lạnh lẽo.
->Các hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng,diễn tả sự xa cách ngàn trùng,nỗi nhớ thương khôn nguôi,da diết đến cồn cào,ám ảnh với tâm trạng đau đáu,tha thiết.
+Điệp từ "nhớ' : Nỗi nhớ thăm thẳm,nhớ đau đáu ->Tác giả diễn tả theo chiều của thời gian và chiều sâu của nỗi nhớ của người chinh phụ.
=>Người chinh phụ mang một nỗi nhớ da diết với những trăn trở,lo lắng day dứt khôn nguôi,nỗi nhớ chồng luôn canh cánh trong lòng.
-Hai câu thơ cuối :
 "Cảnh buồn người thiết tha lòng
 Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun"
+Cảnh buồn ->Người cũng buồn.
+Hai câu thơ mang tính khái quát,thể hiện nỗi nhớ như bị dày vò chà đi sát lại,như mài,như cắt vào da thịt,xương tủy.
+Thể hiện tinh tế mối quan hệ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh,giữa cảnh vật thiên nhiên và tâm trạng con người.Đan xen vào đó là nỗi nhớ khôn nguôi,nỗi buồn thiết tha đến nao lòng.
=>Hai câu thơ cuối thể hiện được sự hòa đồng giữa tâm trạng và thiên nhiên,tạo ra sự phù hợp với nỗi nhớ nhung,con người nhìn vào cảnh vật rồi từ đó thu vào cõi lòng mình.
=>Với tám câu thơ cuối của đoạn trích,tác giả đã miêu tả hình ảnh người chinh phụ với nỗi nhớ nhung triền miên,da diết biến thành nỗi sầu muộn khắc khoải.Đoạn cuối có sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình khéo léo,phù hợp,kết hợp với độc thoại nội tâm tạo nên giá trị cho đoạn thơ.
III.tổng kết.
1.Nội dung :
-Đoạn trích thể hiện tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ có chồng đi chinh chiến ở xa ,tâm trạng cô đơn buồn tủi,đau xót,nhớ nhung,khao khát hạnh phúc lứa đôi...
-Đoạn trích mang giá trị nhân văn sâu sắc : tác giả thể hiện sự đồng cảm với nỗi đau khổ,khao khát hạnh phúc của người phụ nữ,lên án chiến tranh,đòi quyền sống,hạnh phúc cho con người.
2.nghệ thuật : 
-Đoạn trích sử dụng linh hoạt các thủ pháp nghệ thuât.
-Bút pháp miêu tả trực tiếp tâm trạng.
-Ngôn ngữ giàu tính dân tộc.
-Cấu trúc của đoạn trích đạt được sự cân xứng.
=>Có tính nhạc thích hợp để diễn tả nội tâm đau buồn và có thể ngâm được.
E.Củng cố,dặn dò,luyện tập.
-Học sinh cần hình dung được diễn biến tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích.
-Nắm được các biện pháp biểu hiện tâm trạng,ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích.
-Học sinh đọc và suy nghĩ nội dung đoạn trích,phần ghi nhớ.
-Học thuộc lòng bài thơ.
-Chuẩn bị giờ sau : "Tóm tắt văn bản thuyết minh".

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 7778Van 10.doc