Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiểu sử tóm tắt

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiểu sử tóm tắt

A. Mục tiêu bài học

 Qua bài giảng, nhằm giuớ HS:

 1. Nắm được mục đích, yêu cầu của văn bản tiểu sử tóm tắt.

 2. Viết được tiểu sử tóm tắt

 3. Có ý thức thận trọng, chân thực khi viết tiểu sử tóm tắt

B. Phương tiện thực hiện

 - SGK, SGV Ngữ văn 11

 - Thiết kê sbài giảng Ngữ văn 11

C. Cách thức tiến hành

 - Đọc hiểu

 - Đàm thoại phát vấn

 - Luyện tập

D. Tiến trình giờ giảng

 1. Ổn định

 2. KTBC (không kt)

 3. GTBM

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1471Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiểu sử tóm tắt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT 92
 TIỂU SỬ TÓM TẮT
	Ngày soạn: 30.01.10
	Ngày giảng:
	Lớp giảng: 	11A	11C	11E	11K
	Sĩ số:
	Điểm kt miệng:
A. Mục tiêu bài học
	Qua bài giảng, nhằm giuớ HS:
	1. Nắm được mục đích, yêu cầu của văn bản tiểu sử tóm tắt.
	2. Viết được tiểu sử tóm tắt
	3. Có ý thức thận trọng, chân thực khi viết tiểu sử tóm tắt
B. Phương tiện thực hiện
	- SGK, SGV Ngữ văn 11
	- Thiết kê sbài giảng Ngữ văn 11
C. Cách thức tiến hành
	- Đọc hiểu
	- Đàm thoại phát vấn
	- Luyện tập
D. Tiến trình giờ giảng
	1. Ổn định
	2. KTBC (không kt)
	3. GTBM
	4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: yêu cầu HS đọc I - SGK -> thế nào là tiểu sử tóm tắt? Lấy ví dụ?
HS thực hiện
GV: Tiểu sử tóm tắt nhằm mục đích gì?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: Khi viết tiểu sử tóm tắt cần đảm bảo những yêu cầu gì?
HS trả lời Gv ghi bảng
GV: yêu cầu HS đọc văn bản Lương Thế Vinh -> phân tích bố cục của văn bản
GV: bố cục và cách viết TSTT?
HS trả lời Gv ghi bảng
I Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt
1. Khái niệm
- Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân nào đó.
- Ví dụ: tiểu sử của nhà hoạt động chính trị, nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ...
2. Mục đích
- Tiểu sử tóm tắt thường nhằm giới thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến của người đang được nói tới.
- Giúp các nhà quản lí tìm hiểu, theo dõi và sắp xếp phân công công việc hợp lí có hiệu quả
- Giúp chhúng ta lựa chọn bạn bè, giới thiệu cán bộ lãnh đạo
- Đối với tiểu sử các nhà văn nhà thơ: là cơ sở để hiểu đúng, hiểu sâu hơn sáng tác của họ
3. Yêu cầu
- Bản tóm tắt tiểu sử cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
+ Thông tin khách quan, chính xác về người được nói tới.
+ Nội dung và độ dài của văn bản phù hợp với tầm cỡ và và cương vị của đương sự.
Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, đơn nghĩa, không dùng các BPTT.
II. Cách viết tiểu sử tóm tắt
1. Bố cục
- TSTT thường gồm có 3 phần:
+ Giới thiệu nhân thân của đương sự: họ tên, năm sinh. mất, nghề nghiệp, học vấn, gia đình, gia tộc
+ Giới thiệu ngắn gọn các lĩnh vực hoạt động tiêu biểu, các thành tựu, các thành tích tiêu biểu của đương sự.
+ Đánh giá vai trò, tác dụng của người đó trong một phạm vi không gian, thời gian
2. Cách viết
- Muốn viết được VB TSTT cần phải:
+ Nghiên cứu kĩ về ba nội dung trên bằng cách: đọc sách, tra cứu hồ sơ lưu trữ, hỏi nhân chứng.
+ Sắp xếp tư liệu trình tự không gian, thời gian, sự việc..hợp lí.
+ Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để viết thành VB
III. Luyện tập
1. Bài tập 1 
Chọn c, d.
2. Bài 2.
- Giống nhau: các loại VB này đều viết về một nhân vật nào đó.
- Khác nhau:
+ Điếu văn viết về người qua đời đọc để trong lễ truy điệu nên ngoài phần TSTT cần có lời chia buồn với gia quyến.
+ Sơ yếu lí lịch do bản thân tự viết theo mẫu, còn TSTT do người khác viết và tương đối linh hoạt.
+ TSTT chỉ có đối tượng là con người, còn đối tượng của TM rộng hơn, có yếu tố cảm xúc. 
	5. Củng cố và dặn dò
	- Nhắc lại kiến thức cơ bản
	- Về nhà luyện tập viết tiểu sử tóm tắt của nhà nhà văn nhà thơ

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet92tieusutomtat.doc