Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 93: Làm văn: Trả bài làm văn số 6

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 93: Làm văn: Trả bài làm văn số 6

A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT.

 - Ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng về văn nghi luận nói chung, nghị luận xã hội nói riêng.

 - Rèn luện kĩ năng tự đánh giá để hoàn thiện những bài viết tiếp theo.

B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.

 - GV sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp vấn đáp.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

 I. NHẮC LẠI YÊU CẦU CHUNG.

 - Kiểu bài: nghị luận XH.

 - Các thao tác cần dùng: phân tích, so sánh,bác bỏ

 - Bố cục : ba phần

 - Về liên kết, hành văn.

 II. NHẮC LẠI YÊU CẦU CỦA BÀI VIẾT.

 1. Đề: Đồng cảm và chia sẻ là nếp sống đẹp hiện nay trong xã hội ta . Anh ( chị ) hãy trình bày ý kiến của mình về nếp sống đẹp ấy.

 2. Xác định yêu cầu chính: Trình bày ý kiến của mình về một nếp

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1425Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 93: Làm văn: Trả bài làm văn số 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 93: Ngày soạn: 26/02/2011.
Làm Văn:
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 6
A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT.
 - Ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng về văn nghi luận nói chung, nghị luận xã hội nói riêng.
 - Rèn luện kĩ năng tự đánh giá để hoàn thiện những bài viết tiếp theo.
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
 - GV sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp vấn đáp.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 I. NHẮC LẠI YÊU CẦU CHUNG.
 - Kiểu bài: nghị luận XH.
 - Các thao tác cần dùng: phân tích, so sánh,bác bỏ
 - Bố cục : ba phần
 - Về liên kết, hành văn..
 II. NHẮC LẠI YÊU CẦU CỦA BÀI VIẾT.
 1. Đề: Đồng cảm và chia sẻ là nếp sống đẹp hiện nay trong xã hội ta . Anh ( chị ) hãy trình bày ý kiến của mình về nếp sống đẹp ấy.
 2. Xác định yêu cầu chính: Trình bày ý kiến của mình về một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay: đồng cảm và chia sẻ.
 III. XÂY DỰNG DÀN Ý CHO BÀI VIẾT.
 1. Dàn ý sơ lược.
 * Mở bài: 
 - Những hiểm họa mà con người có thể gặp phải trong cuộc sống.
 - Sự cần thiết của thái độ đồng cảm và ý thức sẻ chia trong xã hội hiện nay.
 * Thân bài: 
 - Cắt nghĩa: + Khái niệm đồng cảm.
 + Khái niệm chia sẻ.
Lí giải: 
 + Vì sao con người cần đồng cảm, chia sẻ?
 + Vì sao đồng cảm, chia sẻ là biểu hiện của nếp sống đẹp? 
 + Để có thể đồng cảm, chia sẻ cùng người khác, con người cần có phẩm chất gì?
- Bàn về đồng cảm, chia sẻ trong xã hội hiện nay:
 + Thực trạng đời sống con người trong xã hội.
 + Những việc cần làm và đã làm.
 + Đề xuất ý kiến cá nhân.
* Kết bài: - Ý nghĩa sâu xa của sự đồng cảm, chia sẻ.
 - Cảm xúc từ một lần chia sẻ hoặc nhận được sự đồng cảm, chia sẻ. 
2. Dàn ý chi tiết:
 * Mở bài: 
 * Thân bài: 
- Cắt nghĩa: + “Đồng cảm”: có chung một mối cảm xúc, suy nghĩ, có thể cảm nhận và chia sẻ được những cảm xúc, suy nghĩ với một ai đó.
 + “ Chia sẻ” : cùng chia với nhau để cùng hưởng hoặc cùng chịu, san sẻ cho người khác những gi mình có để họ cùng được hưởng với mình những điều đó.
 + Đồng cảm và chia sẻ đề là biểu hiện của tình người, của ý thức vì người khác.
- Lí giải: ♠ Vì sao con người cần đồng cảm, chia sẻ ?
 + Đồng cảm, chia sẻ giúp con người ta có một điểm tựa, một sự giúp đỡ, động viên khi vấp ngã, thất bại hoặc mắc sai lầm trong cuộc sống đầy phức tạp và biến cố.
 + Đồng cảm và chia sẻ giúp con người với con người gần gũi nhau hơn. Khiến khoảng cách giữa con người với nhau được rút ngắn đi, thắt chặt thêm quan hệ của con người với nhau.
 + Con người vốn là tổng hòa của các quan hệ xã hội, nếu sống thờ ơ, vô trách nhiệm, không có sự đồng cảm, chia sẻ sẽ trở nên cô lập cuối cùng sẽ là một điều vô cùng khủng khiếp.
 ♠ Vì sao đồng cảm, chia sẻ là biểu hiện của nếp sống đep?
 + Đồng cảm, chia sẻ khiến con người hiểu nhau, yêu thương nhau hơn và danh cho nhau những gì tốt đẹp nhất. Điều đó làm tăng sức mạnh cho bản thân và cho mọi người.
 + Ở phạm vi cộng đồng sự đồng cảm, chia sẻ là mối liên hệ bền vững của tập thể. Mọi người trong tập thể sẽ sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn.
 + Khi đồng cảm, chia sẻ trở thành ý thức và thói quen được phổ biến rộng khắp nó sẽ trở thành nếp sống đẹp, nó là cơ sở để hình thành các giá trị nhân văn trong cuộc sống của của con người.
 ♠ Để có thể đồng cảm, chia sẻ với người khác, con người cần có phẩm chất gì?
 + Sự nhạy cảm để cảm nhận những điều đang tồn tại và có những điều còn đang ẩn kín trong tâm hồn con người.
 + Lòng nhân hậu, vị tha săn sàng giúp đỡ người khác.
 + Sự hiểu biết để cân nhắc và lựa chọn những gì đáng làm, nên làm cho người khác để sống tốt hơn, cho mình được sống có ý nghĩa hơn.
- Bàn về đồng cảm, chia sẻ trong xã hội hiện nay:
 ♠ Thực trạng cuộc sống của con người ngày nay.
 + Bên cạnh những người có cuộc sống đầy đủ thậm chí là dư thừa về vật chất thì vẫn có những người gặp rất nhiều khó khăn, cơ cực trong cuộc sống. 
 + Bên cạnh những người may mắn lại có nhiều số phận bất hạnh: gặp rủi ro trong cuộc sống, thậm chí có những người sinh ra với nhân dạng, trí tuệ không bình thường.
 + Những thiệt thòi, đau khổ trong cuộc sống tạo thành áp lực đẩy con người ta đến chỗ cùng đường tuyệt vọng.
 ♠ Những việc cần làm và đã làm.
 + Cần làm: Đồng cảm, chia sẻ với thái độ chân thành, lòng nhiệt tình và ý thức trách nhiệm.
 + Đã làm: Trên thế giới và ở nước ta có nhiều tổ chức nhân đạo, cứu trợ ra đời giúp đỡ những con người bất hạnhà Đó là chiếc cầu tinh thần kết nối mọi người. Riêng ở nước ta còn có nhiều phong trào gắn liền với tình hình cụ thể ở đất nước (kể tên).
 ♠ Đề xuất ý kiến cá nhân.
 + Mỗi cá nhân dù ở địa vị nào, lứa tuổi nào thì bằng khả năng, ý thức của mình đều có thể giúp đỡ , chia sẻ cùng người khác.
 + Ở lứa tuổi học sinh cần tham gia các phong trào nhân đạo của xã hội phù hợp với khả năng của mình.
 + Việc nhở nhất nên làm đầu tiên là sống gắn bó với mọi người xung quanh. Sống quan tâm và chia sẻ với mọi người.
* Kết bài: - Ý ngĩa sâu xa của đồng cảm chia sẻ là tạo nên những con người có phẩm chất người cao quý, tạo nên một xã hội đầy tình người.
 - HS có thể tùy chọn nêu cảm xúc từ một lần chia sẻ. viết chân thật, ngắn gọn. giản dị.
IV.NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ TRẢ BÀI.
 1. GV nhận xét, đánh giá: 
- Về kiểu bài; về nội dung, về bố cục; về khả năng vận dụng các thao tác lập luận 
- Phân tích nguyên nhân thành công và chưa thành công của bài viết.
 2. GV trả bài và yêu cầu học sinh đổi bài cho nhau để rút kinh nghiệm.
 3. GV dặn học sinh chuận bị cho bài viết tiếp theo hoặc bài kiểm tra tổng hợp
C. RÚT KINH NGHIỆM.
 Giáo viên hướng dẫn. Giáo sinh thực tập.
 Nguyễn Thị Hoài Hương. Đặng Văn Thắng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTra bai viet so 06.doc