Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 80: Đọc văn Tràng giang - Huy Cận

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 80: Đọc văn Tràng giang - Huy Cận

Tiết 80: Đọc văn

TRÀNG GIANG

Huy Cận

1. Mục tiêu

 Giúp HS:

 a. Về kiến thức

 - Giúp HS cảm nhận được nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khao khát hoà nhập cuộc đời và lòng yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả.

- Thấy được việc sử dụng nhuần nhuyễn những yếu tố thơ cổ điển trong một bài thơ mới.

 b. Về kỹ năng

 - Rèn kỹ năng đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích – bình giảng tác phẩm trữ tình

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1733Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 80: Đọc văn Tràng giang - Huy Cận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết 80: Đọc văn
TRÀNG GIANG
Huy Cận
1. Mục tiêu
 Giúp HS: 
 a. Về kiến thức
Giúp HS cảm nhận được nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khao khát hoà nhập cuộc đời và lòng yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả.
Thấy được việc sử dụng nhuần nhuyễn những yếu tố thơ cổ điển trong một bài thơ mới.
 b. Về kỹ năng
Rèn kỹ năng đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. 
Phân tích – bình giảng tác phẩm trữ tình
 c. Về thái độ
Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, trân trọng tình yêu quê hương đất nước của nhà thơ.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
 SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của HS
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Để cảm nhận được nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hoà nhập cuộc đời và tình cảm đối với quê hương đất nước của tác giả HC chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
TG
Hoạt động của học sinh
? Trình bày đôi nét về nhà thơ Huy Cận?
7
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả.
- Tên khai sinh Cù Huy Cận, sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo ở Hà Tĩnh.
- Là nhà thơ lãng mạn nhưng sớm đi theo cách mạng.
- Trước CM: HC là một trong những tác giả tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới
- Sau CM: thành công với cảm hứng sáng tạo về chế độ mới.
- TP: lửa thiêng, Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, ...
- Thơ HC hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí, vừa mang yếu tố cổ điển vừa mang tính hiện đại
=> là một nhà thơ lớn, nhà văn hoá lớn có uy tín.
? Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
2. Tác phẩm
- Rút từ tập Lửa thiêng
- Được gợi cảm hứng từ cảnh sông Hồng mênh mang sang nước
4
II. Đọc - hiểu.
1. Nhan đề và lời đề từ.
? Giải thích ý nghĩa của nhan đề.
- Tràng giang:
+ Tràng: dài
+ giang: sông
-> sông dài
? Tại sao tác giả không đặt là Trường giang mà lậi đặt là Tràng giang.
=> gợi hình ảnh con sông rộng, dài, không nhầm lẫn với sông Trường Giang bên TQ.
Lời đề từ hé mở tâm trạng gì về bài thơ?
- lời đề từ: gợi cảm xúc bâng khuâng, gợi nỗi buồn phảng phất bởi sự xa cách, chia li.
5
2. Khổ thứ nhất
Không gian, thời gian trong đoạn thơ?
- Không gian; rộng lớn
- Thời gian: mênh mang
Cảnh vật được hiện lên như thế nào?
- Cảnh vật:
+ Con thuyền xuôi mái, phó mặc, buông xuôi theo dòng nước
+ Cành củi khô lạc loài, lẻ loi giữa các dòng nước không phương hướng
Giá trị biểu trưng của hình ảnh cành củi khô?
-> gợi nỗi buồn về kiếp người nhỏ nhoi, cô độc trước sự bao la của đất trời
Cảm giác, tâm trạng chung của đoạn thơ là gì? 
=> Cảm giác quạnh hiu, trống vắng và ấn tượng về một nỗi buồn triền miên kéo dài theo không gian và thời gian
Không gian, thời gian trong khổ 2? Các từ láy: lơ thơ, đìu hiu gợi cảnh vật ra sao?
Em cảm nhận như thế nào về câu thơ thứ 2?
Câu 3 gợi cho người đọc cảm giác gì?
Cảm xúc, tâm trạng của tác giả đoạn thơ này là gì?
7
3. Khổ 2 
* Hai câu đầu
- Không gian cồn nhỏ lơ thơ, đìu hiu -> gợi sự buồn bã, quạnh vắng, cô đơn
- Câu 2: có 2 cách hiểu:
+ Có tiếng làng xa ở đâu đó
+ Không nghe thấy tiếng chợ
-> Th nỗi buồn cô đơn, trống vắng, một niềm khát khao tìm đến cõi nhân thế để được giao cảm với cuộc đời.
=> Tác giả phủ nhận tất cả những gì thuộc về con người.
* Hai câu sau: 
- Câu 3: h/a "nắng xuống.chót vót":
+ Chót vót: dùng để chỉ độ cao
+ sâu: dùng để chỉ độ sâu
-> không gian được mở rộng và đẩy cao thêm, gợi ấn tượng thăm thẳm, hun hút khôn cùng
- Câu 4: Nỗi buồn thêm vào không gian ba chiều
=> Đây là những câu thơ có giá trị tạo hình đặc sắc. Không gian được mở rộng và đẩy cao thêm
=> con người càng trở nên bé nhỏ , có phần bị rợn ngợp trước vũ trụ, lạc loài trước vũ trụ
Khổ thơ hiện lên một bức tranh như thế nào?
Nhận xét về bức tranh này?
8
4. Khổ 3
- Cảnh dòng sông
+ Bèo dạt lênh đênh
+ Không có một chuyến đò
+ Không một cây cầu gợi sự thân mật
+ Có bờ xanh, bãi cát vàng lặng lẽ, hoang vu
-> không có sự xuất hiện của con người, không có sự gần gũi giữa người với người, chỉ có thiên nhiên hoang vắng
Vậy nỗi buồn của tác giả ở đây là do đâu?
- Nỗi buồn của tác giả không chỉ là nỗi buồn mênh mông trước sông dài trời rộng, sông dài mà còn là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước cuộc đời
6
5. Khổ 4
Nhận xét về phép đối trong hai câu thơ: Lớp lớpbang chiều sa"?
- Sử dụng phép đối: mây cao đùn núi bạc >< chim nghiêng cánh nhỏ thể hiện sự đối lập cánh chim nhỏ bé, cô độc với vũ trụ bao la, rộng lớn
Hình ảnh những đám mây được miêu tả như thế nào?
+ H/a những đám mây..-> tạo sự ấn tượng về sự hùng vĩ của thiên nhiên
+ H/a cánh chim đơn độc trong buổi chiều tà gợi nỗi buồn xa vắng, côi cút
Nhận xét về sự sáng tạo của HC trong câu cuối bài thơ?
- Câu cuối: là sáng tạo của HC dựa trên ý thơ Thôi Hiệu:
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?
-> HC không cần khói sóng để gợi nhớ nhà
-> nó luôn thường trực trong lòng nhà thơ
Ta có thể lí giải vì sao tác giả có tâm trạng buồn suốt từ đầu bài thơ đến cuối bài thơ không?
=> Thể hiện tình yêu nước thầm kín, là bài ca hát non sông đất nước.
Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ? 
3
III. Tổng kết
- Nghệ thuật: 
+ Mang ý vị cổ điển thể thơ, nghệ thuật đối, từ láy, mượn thi liệu Đườn Thi
+ Là bài thơ rất Việt Nam: dòng sông uốn lượn, con thuyền xuôi mái, cành củi khô gần gũi với người Việt
- Nội dung: suốt bài thơ là một nỗi buồn triền miên vô tận
+ Buồn trước thiên nhiên
+ Buồn trước cuộc đời
+ Do quan niệm thẩm mĩ của các nhà thơ Mới: cái đẹp thường đi đôi với cái buồn
c. Củng cố, luyện tập (3')
Bài thơ thể hiện tình yêu đất nước thầm kín, hãy chứng minh?
- Bày tỏ một cách kín đáo, xa xôi
- Nỗi buồn them, hoà vào thiên nhiên, vạn vật
- Thể hiện sự bơ vơ trước tạo vật
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1')
 + Bài cũ: Nắm vững nội dung bài, học thuộc thơ, so sánh với thơ cổ của Thôi Hiệu
 + Bài mới: Chuẩn bị bài tiếp theo theo hướng dẫn SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • doc80.doc