Tiết 76:
HẦU TRỜI
- Tản Đà -
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
Giúp học sinh:
- Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của Tản Đà thể hiện qua cách nhà thơ hư cấu câu chuyện “Hầu trời”.
- Thấy được những nét cách tân đặc sắc trong nghệ thuật thơ Tản Đà và mối quan hệ giữa chúng với quan niệm mới về nghề văn của ông.
2. Về kỹ năng
- Đọc – hiểu một bài thơ theo đặc trưng thể loại.
- Bình giảng được những câu thơ hay.
3. Về thái độ
Trân trọng thơ văn của Tản Đà, hiểu được tâm trạng của tác giả.
Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: 11A Ngày dạy: Dạy lớp: 11B Ngày dạy: Dạy lớp: 11C Tiết 76: HẦU TRỜI - Tản Đà - I. Mục tiêu 1. Về kiến thức Giúp học sinh: - Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của Tản Đà thể hiện qua cách nhà thơ hư cấu câu chuyện “Hầu trời”. - Thấy được những nét cách tân đặc sắc trong nghệ thuật thơ Tản Đà và mối quan hệ giữa chúng với quan niệm mới về nghề văn của ông. 2. Về kỹ năng - Đọc – hiểu một bài thơ theo đặc trưng thể loại. - Bình giảng được những câu thơ hay. 3. Về thái độ Trân trọng thơ văn của Tản Đà, hiểu được tâm trạng của tác giả. II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV SGK, SGV, GA, TLTK. 2. Chuẩn bị của HS SGK, bài soạn, tài liệu liên quan III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học. * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): THCS, chúng ta đã được làm quen với Tản Đà khi ông Muốn làm thằng Cuội để tựa vào vai trông xuống thế gian cười, khi ông chán trần gian và mơ giấc mơ thoát li lên thượng giới trong bài thơ thất ngôn bát cú; một lần nữa chúng ta lại nghe nhà thơ kể chuyện một đêm mơ lên hầu trời vừa kì lạ vừa dí dỏm. 2. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS (?) Em hãy nêu những nét cơ bản về cuộc đời Tản Đà? Hs nêu các hiểu biết của mình về TĐ, GV lắng nghe, tổng hợp và đưa đến kết luận. 6 I. TÌM HIỂU CHUNG Tác giả: (1889 – 1939) * Cuộc đời - TĐ là một thi sĩ mang đầy đủ tính chất “con người của hai thế kỉ” cả về học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương. - Có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn học Việt Nam – gạch nối giữa VHTĐ và VHHĐ (?) Bài thơ có xuất xứ như thế nào? (?) Bài thơ nên đọc như thế nào cho phù hợp? 2. Tác phẩm - Bài thơ viết 1921, trích từ trong tập thơ Còn chơi cùng với các bài thơ nổi tiếng khác như: Còn chơi, Lo văn ế, Tống biệt (?) Tìm bố cục bài thơ và nhận xét? Bố cục (theo thời gian và diễn biến sự việc): + Khổ thơ đầu: nhớ lại cảm xúc đêm qua - đêm được lên tiên. + 6 khổ tiếp theo: kể chuyện theo hai cô tiên lên thiên môn gặp trời. + 12 khổ tiếp theo: kể chuyện Tản Đà đọc thơ văn cho trời và chư tiên nghe; cảm xúc của Tản Đà và chư tiên khi nghe thơ văn của Tản đà và những lời hỏi thăm của trời, những bộc bạch của thi nhân. + Còn lại: Cảnh và cảm xúc trên đường về hạ giới; tỉnh giấc và lại muốn đêm nào cũng được mơ lên hầu trời. (?) Em có nhận xét gì về cách mở đầu bài thơ? Mở đầu câu chuyện mơ tiên của tác giả như thế nào? 7 II. ĐỌC - HIỂU 1. Đoạn mở đầu - Cách mở đầu rất duyên và đầy sáng tạo + Kể về một giấc mơ không có thực, chính tác giả cũng bàng hoàng + Tác giả muốn người đọc cảm nhận được cái hồn cốt trong cõi mộng mà như thật đó. => Cách vào đề đã tạo ra sự nghi vấn gợi trí tò mò, gây chú ý cho người đọc về câu chuyện mà tác giả sắp kể. (?) Em hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung chính của đoạn thơ này? Vì sao tác giả có cuộc hầu Trời? ? Nhận xét về cách kể chuyện của đoạn. 5 Đoạn 2 - Kể chuyện Tản Đà nửa đêm (canh ba) nằm một mình buồn, dậy đun nước uống, nằm ngâm văn, ra sân chơi trăng, hai cô tiên xuống nêu lí do rồi lên hầu Trời => Cách kể, cách tả cụ thể bình dị, các chi tiết được sắp xếp theo một trình tự tự nhiên, hợp lí để tạo ra một cốt truyện chặt chẽ, tự nhiên. 10 3. Đoạn 3. TĐ được đưa lên trời đọc thơ cho trời và chư tiên nghe. Tác giả đã có hành động, tâm trạng như thế nào? - Nhà thơ khẳng định tài năng thiên phú về văn chương của mình: + Văn dài, hơi tốt. + Nhiều tác phẩm. + Có giá trị “văn thật tuyệt” - Các chư tiên có ứng xử như thế nào với thơ TĐ? - Các chư tiên: nghe thơ rất xúc động, tán thưởng và hâm mộ - Ông Trời thì như thế nào với thơ văn TĐ? - Trời khen rất nhiệt thành: văn thật tuyệt, chắc có ít, đẹp như sao băng. - Tác giả không chie được Trời khen, mà còn giới thiệu điều gì với Trời? - Tác giả tự xưng tên tuổi, thân thế ? Qua những lời kể đó, em thấy được điều gì về cá tính và tâm hồn thi sĩ. =>Rất ý thức về tài năng thơ của mình. Là người táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ cái tôi rất cá thể của mình. => Rất ngông: tìm đến tận Trời để khẳng định tài năng của mình, để tìm tri âm tri kỉ. ? Nhận xét về giọng kể của tác giả - Giọng kể đa dạng, hóm hỉnh, có phần ngông nghênh, tự đắc, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. 7 4. Đoạn 4 ? Tản Đà nói đến nhiệm vụ truyền bá thiên lương mà Trời giao cho là có ý gì? - Trời giao cho TĐ nhiệm vụ truyền bá “thiên lương”: + TĐ lãng mạn nhưng không hoàn toàn thoát li cuộc đời, vẫn ý thức về trách nhiệm với đời và khát khao gánh vác việc đời. + Đó cũng là cách tự khẳng định mình. ? Nhưng cuộc đời đã đối xử với ông - một nghệ sĩ tài hoa như thế nào. GV: Trong các bài thơ khác, TĐ đã nói Hôm qua chửa có tiền nhà Suốt đêm thơ nghĩ chẳng ra câu nào Đi ra rồi lại đi vào Quẩn quanh chỉ tốn thuốc lào vì thơ Về cuối đời, ông phải mở cửa hàng xem tướng số nhưng không có khách, mở lớp dạy Hán văn và quốc văn nhưng không có người học. Cuối cùng, ông chết trong cảnh nghèo đói và bệnh tật. Nhà cửa, đồ đạc bị chủ nợ tịch biên, chỉ còn một cái giường mọt, cái ghế ba chân, chồng sách nát và một be rượu. - Cuộc đời ông lại hết sức cơ cực, tủi hổ: + Không tấc đất cắm dùi + Thân phận bị rẻ rúng + Làm chẳng đủ ăn + Bị o ép nhiều chiều. => TĐ đã vẽ một bức tranh chân thực và cảm động về cuộc đời mình. cảm hứng lãn mạn và cảm hứng hiện thực đan cài chặt chẽ với nhau. 5 III. Tổng kết ? Về mặt nghệ thuật, bài thơ này có gì mới và hay. - Có nhiều dáu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại: + Thể thơ thất ngôn trường cú khá tự do, không gò bó nên cảm xúc được bộc lộ thoải mái, dồi dào. + Ngôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế, gợi cảm và rất gần với đời + Cách kể chuyện hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc => Những dấu hiệu đổi mới đã khá đậm nét. Ông đã bắc một nhịp cầu nối hai thời đại thi ca Việt Nam. 3. Củng cố, luyện tập (3’) Hãy so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa cái ngông của TĐ và cái ngông của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng. - TĐ: thể hiện cái bản ngã của mình, tên tuổi của mình. Khẳng định tài năng văn chương của mình. Muốn tìm được tri âm tri kỉ. - NCT: khẳng định tài năng vượt trội của bản thân. Đề cao lối sống thoải mái, tự do, phóng tong. Thực hiện trọn vẹn đạo vua tôi, đạo với dân với nước. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’) + Bài cũ: Nắm vững nội dung bài học. Đọc thuộc một số đoạn tiêu biểu Viết một bài văn cảm nhận về tác giả bài thơ + Bài mới: Chuẩn bị bài tiếp theo theo hướng dẫn SGK.
Tài liệu đính kèm: