Tiết 67
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Giúp học sinh nắm vững và hệ thống hoá những trí thức, cơ bản về Văn học Việt Nam hiện đại và Văn học nước ngoài trên hai phương diện lịch sử và thể loại.
2. Về kỹ năng
Có năng lực phận tích văn học trên những cấp độ: Sự kiện, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học.
3. Về thái độ
Giáo dục học sinh tình cảm trân trọng đối với nền văn học dân tộc
Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: 11A Ngày dạy: Dạy lớp: 11B Ngày dạy: Dạy lớp: 11C Tiết 67 ÔN TẬP HỌC KỲ I I. Mục tiêu 1. Về kiến thức - Giúp học sinh nắm vững và hệ thống hoá những trí thức, cơ bản về Văn học Việt Nam hiện đại và Văn học nước ngoài trên hai phương diện lịch sử và thể loại. 2. Về kỹ năng Có năng lực phận tích văn học trên những cấp độ: Sự kiện, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học. 3. Về thái độ Giáo dục học sinh tình cảm trân trọng đối với nền văn học dân tộc II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV SGK, SGV, GA, TLTK. 2. Chuẩn bị của HS SGK, bài soạn, tài liệu liên quan III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học. * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Chúng ta đã đọc - hiểu văn học Việt Nam từ đầu thể kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945, để giúp các em củng cố lại kiến thức, tiết học cô trò ta cùng ôn tập lại những kiến thức đó 2. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS ? Phân tích tình huống trong truyện ngắn Vi hành (Nguyễn ái Quốc), Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao)? 23 Câu 3 - Tình huống truyện. + Tình huống trong truyện Vi hành (Nguyễn ái Quốc). * Tạo ra sự hiểu lầm của đôi trai gái người Pháp trong chuyến tầu điện ngầm ở Pa-ri. Họ nhìn Nguyễn ái Quốc mà cho đó là Khải Định. Mượn tình huống này tác giả đã vạch trần bộ mặt phản dân hại nước và lố bịch đến đê tiện của Hoàng đế An Nam Khải Định và vạch trần âm mưu của thực dân Pháp. * Hiểu lầm của chính phủ Pháp thấy bất cứ một người An Nam nào đều tỏ ra khinh thị, theo dõi, rình mò. Mượn tình huống này để lên án thái độ của bọn thực dân đối với người Việt Nam yêu nước và cách mạng. * Cần làm nổi bật sự kết hợp giữa trí tuệ và hiện đại của truyện ngắn. + Tình huống trong truyện Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan) * Mâu thuẫn giữa ý thức về tinh thần thể dục của bọn quan lại và hào lí với tình cảnh và ý thức của người nông dân để làm bật ra tiếng cười. Một bên thì đề cao, phục tùng, một bên thì trốn tránh, van xin vì hoàn cảnh đói nghèo không thể bỏ ngày công đi xem đá bóng. Thậm chí họ tìm mọi cách kể cả hối lộ ông Lí. * Mâu thuẫn giữa thực tế và yêu cầu đòi hỏi để làm rõ thực trạng thảm hại của tinh thần thể dục để làm bật lên tiếng cười. + Tình huống trong truyền ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. * Tạo ra một tình huống xưa nay chưa hề có. Đó là chi tiết người tử tù cho viên quản ngục chữ ngay chốn lao tù. * Tạo ra tình huống viên quản ngục có ý thức tôn trọng tài hoa, khí phách, thiên lương của người tử tù. Mối quan hệ có lí giữa những tâm hồn tri kỉ. Những tình huống này nhằm khẳng định cái tài hoa, cái đẹp và thiên lương. Đặc biệt Nguyễn Tuân muốn phát biểu quan niệm cái tài phải gắn liền với cái tâm, cái tâm, cái đẹp gắn liền với cái thiện. + Tình huống trong truyện Chí Phèo của Nam Cao. * Đó là sự tha hoá của một bộ phận nông dân bị bọn phong kiến và địa chủ xô đẩy vào con đường cùng đầy tội lỗi không lối thoát. * Để cho Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự sát. * Để cho Thị Nở suy nghĩ về cái chết của Chí Phèo và nhìn nhanh xuống bụng của mình. Tất cả những tình huống này đều tập trung làm rõ tư tưởng chủ đề tác phẩm là tố cáo bọn phong kiến địa chủ cấu kết với thực dân đế quốc đã đẩy người nông dân lương thiện đến con đường cùng. Song tác giả khẳng định phẩm chất tốt đẹp của họ ngay cả khi bị biến thành quỷ dữ. Cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến là kết quả của mâu thuẫn gay gắt không giải quyết được. Đồng thời thể hiện cái nhìn còn hạn chế của Nam Cao. ? Đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao)? 16 Câu 4 - Đặc sắc về nghệ thuật của các truyện ngắn: + Hai đứa trẻ (Thạch Lam). * Miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật qua khoảng khắc chiều buông đêm xuống, khuya về. Kết cấu mạch truyện theo thời gian, tác giả thể hiện được không khí, nhịp điệu, biến thái của thiên nhiên ngoại cảnh trong sự hoà hợp với tâm trạng, cảm xúc sâu kín của nhân vật. Tâm hồn nhân vật luôn luôn rộng mở, mài sắc các giác quan để cảm thấy thế giới theo cách riêng của mình, qua đó tự lắng nghe tâm hồn mình khẽ rung lên. + Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. * Tạo tình huống éo le giữa những tâm hồn tri kỷ (Huấn Cao và viên quản ngục) * Cảnh cho chữ được miêu tả trong nhà ngục là cảnh xưa nay chưa từng có bao giờ. * Tạo không khí cổ xưa cho tác phẩm (ngôn ngữ, cảnh tượng của một thời xa xưa). Đó là phục chế cái cổ bằng bút pháp hiện đại. + Chí Phèo của Nam Cao * Phân tích tâm lý nhân vật. Nhà văn khắc hoạ tâm trạng nhân vật qua đối thoại, độc thoại nội tâm. Nhà văn khai thác triệt để kết cấu tâm lý thường sử dụng hình thức tự truyện. * Nam Cao tạo được giọng văn trần thuật độc đáo, kết hợp hài hoà giữa đối thoại với độc thoại, lời gián tiếp và lời nửa trực tiếp. Vì thế ngôn ngữ người kể truyện và ngôn ngữ nhân vật nhiều khi được lồng ghép vào nhau (chứng minh qua tiếng chửi của Chí Phèo, thức tỉnh lương tâm của Chí Phèo. Đoạn độc thoại của Bá Kiến). Giọng điệu trong văn Nam Cao luôn luôn được thay đổi rất linh hoạt, khi thì lạnh lùng đến khinh bạc, khi thì trữ tình sôi nổi thiết tha. 3. Củng cố, luyện tập (4') a. Củng cố - GV nhắc lại, khái quát lại những kiến thức đã học. b. Luyện tập Cho HS phân tích kĩ lại tình huống truyện độc đáo của truyện ngắn Chí Phèo, truyện ngắn Hạnh phúc của một tang gia. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1') + Bài cũ: Đọc lại các tác phẩm đã học và nắm chắc kiến thức cơ bản. Ôn tập theo từng thể loại và nắm chắc nội dung và nghệ thuật từng văn bản văn học. + Bài mới: Chuẩn bị ôn tập các kiến thức đã học tiết sau viết bài số 4 (Kiểm tra học kì I).
Tài liệu đính kèm: