I. MỤC TIÊU. Giúp HS:
- Hiểu được t. y cao đẹp bất chấp hận thù giữa hai dòng họ của R&J. Diễn biến tâm trạng của hai nhận vật qua ngôn ngữ đối thoại của họ.Từ đó hiểu được xung đột giữa khát vọng tình cảm cá nhân và hận thù dai dẳng giữa hai dòng họ; quyết tâm của hai người hướng tới hạnh phúc.
- Sức mạnh của t. y chân chính, tình người cao đẹp là động lực giúp con người vượt qua mọi định kiến, hận thù.
II. PHƯƠNG PHÁP: đọc đóng vai, vấn đáp, trao đổi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra: 3 p : Em hiểu như thế nào về lời đề từ ở SGK trang 193?
2. Bài học 85p
Trọng tâm: Tóm tắt vở kịch; Tâm trạng của R&J
Tiết 65,66 Ngày soạn 16 . 12 . 2007 TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN (Trích “ Rô- mê- ô và Giu- li- ét”_ W. Sếch-xpia) I. MỤC TIÊU. Giúp HS: - Hiểu được t. y cao đẹp bất chấp hận thù giữa hai dòng họ của R&J. Diễn biến tâm trạng của hai nhận vật qua ngôn ngữ đối thoại của họ.Từ đó hiểu được xung đột giữa khát vọng tình cảm cá nhân và hận thù dai dẳng giữa hai dòng họ; quyết tâm của hai người hướng tới hạnh phúc. - Sức mạnh của t. y chân chính, tình người cao đẹp là động lực giúp con người vượt qua mọi định kiến, hận thù. II. PHƯƠNG PHÁP: đọc đóng vai, vấn đáp, trao đổi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra: 3 p : Em hiểu như thế nào về lời đề từ ở SGK trang 193? 2. Bài học 85p Trọng tâm: Tóm tắt vở kịch; Tâm trạng của R&J HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC H đ 1: Dẫn vào bài: + GV: nói sơ qua về thời Phục hưng, về tg, về tp. H đ 2: Hướng dẫn đọc hiểu khái quát. + HS:trình bày về tg theo tiểu dẫn. + GV: nhấn mạnh và bổ sung. + HS:tóm tắt vở kịch R& J + GV: nhắc lại cho + HS:nhớ.Bổ sung một số chi tiêt khác. Đọc diễn cảm phân vai đoạn trích. + HS:tự xem chú thích chân trang. H đ 3: Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết. + GV: Đ T có bao nhiêu lời thoại? Phân biệt sự khác nhau giữa 6 lời thoại đầu và 10 lời thoại sau? Điều đó có dụng ý nt gì? + HS:quan sát, tìm sự khác nhau , pt, phát biểu. + GV: định hướng, giảng giải, khẳng định. Hết tiết 65, chuyển tiết 66. H? Thù hận ở đây xuất phát từ đâu? Nó hiện ra trong lời thoại 2 nv như thế nào?Nỗi ám ảnh thù thận giữa hai dòng họ xuất hiện ở ai nhiều hơn? Vì sao họ nhắc đến thù hận trong khi tỏ tình? + HS:liệt kê, so sánh, phát biểu.. + GV: định hướng, giảng giải. + GV: H. a thiên nhiên xuất hiện trong lời thoại của R nói lên điều gì?Sao ánh trăng không sáng mà mờ ảo? Mạnh suy nghĩ về J hướng so sánh của chàng vào đâu? Có thể nói gì về tình cảm của R dành cho J? + HS:thảo luận trả lời, + GV: định hướng giảng giải. + GV: So với tâm trạng của R, tâm trạng của J có gì khác? Vì sao? Câu nói đầu tiên của nàng thể hiện tâm trạng gì? + HS:trả lời, + GV: định hướng, giảng. + GV: Lời thoại thứ 2,3 cho ta thấy tâm trạng và mong muốn già của nàng? + HS:phân ti21ng, trả lời; + GV: định hướng, giảng. + GV: Khi nhận ra R đang đứng dưới vườn nhì lên thì lời thoại của nàng có già thay đổi? Vì sao? + HS:pt trả lời. + GV: giảng. H? T. y và thù hận trong cảnh kịch này thể hiện có đặc điểm riêng như thế nào? + HS:thảo luận, trả lời. + GV: định hướng. H đ 4: Hướng dẫn tổng kết. Tính chất bk của đoạn trích này được biểu hiện như thế nào? I. GIỚI THIỆU. 1. Tác giả. - 1564- 1616. Sự nghiệp biên kịch phong phú, đồ sô với 37 vở kịch. Trong đó có nhiều kiệt tác: R&J, Ô- ten- lô, Mác-bét.. 2. Tác phẩm. - Ra đời khoảng 1594, 1595, gồm 5 hồi. Cốt truyện lấy từ một câu chuyện cổ nước ý: mối thù giữa hai dòng họ Ca-piu-lét và Môn- ta –ghiu ở thành Vê-rô-na. - Tóm tắt( SGK) II. ĐỌC HIỂU 1. Hình thức lời thoại. - 6 lời thoại đầu là lời độc thoại của từng người. Họ nói về nhau chứ không nói với nhau. ( đảm bảo sự trung thực tha thiết) Trong lời độc thoại hàm chứa tính đối thoại. - 10 lời thoại sau là lời đối thoại. 2. Tình yêu trên nền thù hận. - Nỗi thù hận của hai dòng họ ám ảnh hai người trong suốt cuộc gặp gỡ, đối thoại. - Nỗi ám ành thù hận xuất hiện ở cô gái nhiều hơn. -Cả hai ý thức được sự thù hận, nhưng có nỗi lo chung là lo không có được t. y của nhau. - Thù hận của hai dòng họ chỉ là cái nền.T. y của họ ko xung đột với thù hận đó. -Sự khẳng định quyết tâm xây đắp t. y của hai người. 3. Tâm trạng của Rô- mê- ô. - Thiên nhiên được cảm nhận qua cái nhìn của R, chàng trai đang yêu. - Ánh trăng chỉ mờ ảo để trang trí cho cảnh gặp gỡ tình tứ song đoan trang trong sáng này. - Giu –li ét xuất hiện bất ngờ, R so sánh nàng với vầng dương là hợp lí. - Tiếp theo, chàng hướng vào đôi mắt của nàng rồi hình dung, so sánh, ước mong. Tất cả thể hiện sự rung động thật sự của một trái tim đang yêu nồng nàn, say đắm. 4. Tâm trạng của Giu-li-et. - Nàng yếu đuối hơn, dễ bị tác động hơn. - Tiếng ối chao thể hiện: thứ nhất là sự hận thù giữa hai dòng họ, thứ hai là không biết Rô-me-ô có yêu mình không.Đó là cảm xúc bị dồn nén không nói thành lời. - Lời thoại thứ 2,3 là những lời trực tiếp bày tỏ tình yêu tha thiết của nàng: muốn người yêu là của mình, thuộc về mình. - Khi nói với R, nàng băn khoăn, lo lắng cho sự an nguy của hàng. Câu “ em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh ở nơi đây” cho thấy trái tim nàng hoàn toàn hướng về người yêu. 5. Tình yêu bất chấp hận thù. Trong đoạn trích, t. y chưa xung đột với hận thù, chỉ diễn ra trên nền hận thù. Thù hận bị đẩy lùi, chỉ còn tình yêu, tình đời bao la. 3. Hướng dẫn học bài ở nhà. 2p Bài cũ: làm bt 1. Bài mới. ; chuẩn bị bài ôn tập. RÚT KINH NGHIỆM: Chú ý tìm tư liệu, hình ảnh cho bài học. Tiết 67, 68 Ngày soạn: 17. 12 . 2007 ÔN TẬP VĂN HỌC I. MỤC TIÊU. Giúp HS: - Nắm được những kt cơ bản về VHVN hiện đại trong ct Ngữ văn 11. - Củng cố và hệ thống hóa những tri thức ấy trên 2 phương diện lịch sử và thể loại. - Rèn luyện nâng cao tư duy pt và tư duy kq, kĩ năng trình bày vấn đề một cách hệ thống. II. PHƯƠNG PHÁP.: ôn tập, trao đổi, hệ thống hóa. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Kiểm tra: 3p Tâm trạng của Rô-me-ô khi nhìn thấy Giu-li-ét xuất hiện bên cửa sổ? Vì sao đoạn trích có nhan đề là “Tình yêu và thù hận”? 2. Bài học. 85p Trọng tâm: câu 1,4,5,7 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC H đ 1: + GV: nêu nội dung và yêu cầu ôn tập: + HS:chỉ ôn phần VHVN từ đầu tk XX đến 1945. Phần VHTD đã ôn. Bài T. y và thù hận ôn ở kì II. PP: chủ yếu + HS:trình bày, thảo luận theo hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị. + GV: chốt lại H đ 2: Hướng dẫn ôn theo hệ thống câu hỏi. Câu 1: về tính phức tạp của VHVN g. đ này, thể hiện ở sự phân chia ra thành nhiều bộ phận xu hướng khác nhau. + GV: nêu lại v đ, từ 2,3 + HS:trình bày và bổ sung. + GV: Vì sao có sự phân hóa phức tạp đó + HS:lí giải cằn cứ vào gợi ý của + GV: về tình hình văn hóa chính trị thời ấy. + GV: Vì sao Vh thời kì này phát triển hết sức mau lẹ như vậy? Câu 2: phân biệt tiểu thuyết trung đại và hiện đại. + HS:nêu một số đặc điểm và phân tích ví dụ để phân biệt.+ GV: định hướng, giảng. Câu 3: Phân tích tình huống trong các truyện Vi hành, tinh thần thể dục, Chữ người tử tù, Chí Phèo. + GV: Tình huống truyện là gì?Vai trò của tình huống đối với tp tự sự?Tìm và phân tích các tình huống trong từng tp trên .So sánh các tình huống ấy? + HS:làm việc theo nhóm và báo kq. + GV: giảng, định hướng. Hết tiết 67, chuyển tiết 68. Câu 4.Phân tích đặc sắc nt các truyện Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Chí Phèo. + GV: nêu yêu cầu, định hướng pt: chỉ hướng đến những điểm nổi bật. Chia + HS:làm 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một truyện. + GV: định hướng. Câu 5: Nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích ”Hạnh phúc của một tang gia.” + HS:pt. + GV: định hướng, nhắc lại. Câu 6: Quan điểm nt của Nguyễn Huy Tưởng trong việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn của vỡ bi kịchVNT. + HS:trao đổi trả lời. + GV: định hướng. Câu 7: Bình luận quan điểm nt của Nam Cao. + GV: nêu v đ: thực chất, chúng ta cần trả lời các câu hỏi: Đặc trưng bản chất của nt sáng tạo văn chương là gì? Phân biệt giữa nt sáng tạo vc và công việc kĩ thuật. Làm thế nào để khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có? Vấn đề thiên chức và khó khăn của nhà nghệ sĩ chân chính như thế nào? Nam Cao đã thực hiện thế nào quan điểm nt của mình trong sáng tác? + HS:suy nghĩ và lần lượt trả lời từng câu hỏi.. Câu 1. Hai bô phận, các xu hướng văn học. I. Bộ phận VH công khai,hợp pháp: có các xu hướng chính. - VH lãng mạn. + Tiếng nói cá nhân, khẳng định cái tôi, chống lễ giáo PK. + Các tg tiêu biểu: Huy Cận( Tràng Giang), Xuân Diệu( Vội vàng, Đây mùa thu tới), Thạch Lam(Hai đứa trẻ) - NH hiện thực. + P. a hiện thực một cách khách quan: XH thuộc địa, tố cáo tội ác của tầng lớp thống trị + Các tg, tp tiêu biểu: Nam Cao( Chí Phèo, Lão Hạc), Vũ Trọng Phụng ( Số đỏ, Giông tố) Ngô Tất Tố ( Tắt đèn).. II. Bộ phận VH không hợp pháp. - VH yêu nước CM, nhà văn là chiến sĩ, ngòi bút là vũ khí. - T. g, tp tiêu biểu: Phan Bội Châu ( Hải ngoại huyết thư..) Nguyễn Ái Quốc ( Vi hành), Tố Hữu ( Từ ấy) Câu 2. Phân biệt Tiểu thuyết trung đại. - Chữ Hán, chữ Nôm. - Chú ý đến sự việc, chi tiết. - Cốt truyên đơn tuyến - Kể theo trình tự thời gian. - Tâm lí, tâm trạng nv sơ lược. - Ngôi kể thứ 3. - Kết cấu chương hồi. Tiểu thuyết hiện đại. - Chữ quốc ngữ. - Chú ý đến thế giới bên trong của nv. - Cốt truyện phức tạp, đa tuyến. - Cách kể đa dạng( theo t. g, theo tâm lí nv..) - Tâm lí, tâm trạng nv phong phú,đa dạng, phức tạp. - Ngôi kể thứ 3, thứ nhất , kết hợp nhiều ngôi kể. Câu 3.Phân tích tình huống. - Tình huống là những quan hệ, những hoàn cảnh mà nhà văn sáng tạo ra để tạo nên sự hấp dẫn, sức sống và thế đứng của truyện.Tạo tình huống đặc sắc là khâu then chốt của nt viết truyện. - Có nhiều loại tình huống khác nhau. - Phân tích ví dụ. + Trong Vi hành và Tinh thần thể dục: đó là tình huống trào phúng nhằm gây cười đả kích, chế giễu đối tượng. + Có sự khác nhau. Ở Vi hàn+ GV: tình huống nhầm lẫn. Ở Tinh thấn thể dục: mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung, mục đích tốt đẹp và thực chất tai họa. + Trong Chữ người tử tù: tình huống éo le: tử tù săp bị tử hình- người cho chữ; quản ngục coi tù- người xin chữ; cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có. + Trong Chí Phèo: tình huống bi kịc+ GV: mâu thuẫn giữa khát vọng sống lương thiên và không được làm người lương thiện. Câu 4. Đặc sắc nt của các truyện - Hai đứa trẻ: Truyện không có truyện_truyện trữ tình.Cốt truyện rất đơn giản.Cảm giac và tâm trạng được đào sâu.Tình huống truyện độc đáo:cảnh đợi tàu, tình huống tâm trạng. Ngôn ngữ giàu chất thơ. - Chữ người tử tù: hình tượng HC (anh hùng nghệ sĩ, thiên lương nhân hậu trong sáng).Hình tượng người quản ngục.Tình huống cho chữ, xin chữ. Ngôn ngữ vừa cổ kính vừa tạo hình. - Chí Phèo: Cốt truyện hấp dẫn li kì.Cách kể biến hóa linh h ọat.Xây dựng hình tượng điển hình. Nghệ thuật phân tích và mô tả tâm lí sâu sắc.Ngôn ngữ tự nhiên và giàu chất triết lí. Câu 5.Nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc một tang gia. - Nhan đề trào phúng. - Nhân vật trào phúng. - Ngôn ngữ khôi hài, nói ngược. - Thủ pháp phóng đại. Câu 6. Quan điểm nt của Nguyễn Huy Tưởng. - Tp được xd bởi hai mâu thuẫn cơ bản. + MT giữa nd lao động với hôn quân bạo chúa Lê Tương Dực. + MT giữa khát vọng sáng tạo nt với điều kiện lịch sử xã hội. - MT thứ nhất tg giải quyết triệt để.NT thứ hai tg giải quyết chưa thật dứt khoát bởi đó là NT mang tính quy luật thể hiện mqh giữa nt và cuộc sống, nghệ sĩ và XH. Câu 7. Bình luận quan điểm nt của Nam Cao. - Công việc của người thợ thường là sao chép theo mẫu tạo ra những sp giống nhau hàng loạt. Còn viêc sạng tạo của ngưởi nghệ sĩ khác hẳn: sp của anh ta là sp tinh thần, tư duy, tâm hồn.Là tạo ra cái mới. Mỗi tp của nhà văn là tp duy nhất, không lặp lại. - Muốn vậy, nhà văn phải có năng lực tư duy,có óc sáng tạo dồi dào có y 1chi1 và nỗ lực tìm kiếm ... của học sinh 2. BÀI MỚI: (40p) Trọng tâm: ôn lí thuyết, luyện bài tập HOẠT ĐỘNG CỦA + GV: VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC @ + HS:nhắc lại: I . LÍ THUYẾT CÂU 1 1. Phân tích đề lập dàn ý bài văn nghị luận 2. Thao tác lập luận phân tích 3. Luyện tập thao tác lập luận phân tích 4. Thao tác lập luận so sánh 5. Luyện tập thao tác lập luận so sánh 6. Luyện tập kết hợp thao tác phân tích và so sánh 7. Bản tin 8. Luyện tập viết bản tin 9. Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn 10. Thao tác lập luận bác bỏ 11. Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ 12. Tiểu sử tóm tắt 13. Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt 14. Thao tác lập luận bình luận 15. Luyện tập thao tác bình luận 16. Luyện tập vận dụng các thao tác lập luận CÂU 2 BẢNG TỔNG HỢP THAO TÁC NỘI DUNG BÀI HỌC YÊU CẦU VÀ CÁCH LÀM SO SÁNH So sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa hai hay nhiều đối tượng Đặt đối tượng so sánh trên cùng một bình diện. Đánh giá trên cùng một tiêu chí. Nêu rõ quan điểm của người viết. PHÂN TÍCH Chia tách, tháo gỡ một vấn đề ra thành nhữn+ GV: ấnđề nhỏ, để chỉ ra bản chất của chúng. Phân tích để thấy được bản chất sự vật, sự việc. Phân tích phải đi liền với tổng hợp BÁC BỎ Dùng lí lẽ, dẫn chứng để phê phán, gạt bỏ những quan điểm và ý kiến sai lệch. Từ đó nêu ý kiến đúng, thuyết phục người đọc, người nghe. Bác bỏ luận điểm, luận cứ Phân tích chỉ ra cái sai Diễn đạt rành mạch, rõ ràng. BÌNH LUẬN Đề xuất ý kiến thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình với nhận xét đánh giá của mình về đời sống hoặc văn học. Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề bàn luận Đề xuất được những ý kiến đúng Nêu ý nghĩa, tác dụng của vấn đề. TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN Trình bày ngắn gọn, nội dung của văn bản gốc theo một mục đích nào đó Đọc kĩ văn bản gốc.Lựa chọn ý phù hợp với mục đích tóm tắt. Tìm cách diễn đạt lại luận điểm. VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT Văn bản chính xác cụ thể về cuộc đời, sự nghiệp và quá trình sống của người được giới thiệu Nguồn gốc Quá trình sống Sự nghiệp Những đóng góp II. LUYỆN TẬP Câu 1 @ + HS:làm việc với SGK Phan Châu Trinh đã sử dụng các thao tác: + Thao tác lập luận bác bỏ + Thao tác lập luận phân tích + Thao tác lập luận bình luận @ + HS:thảo luận nhóm Câu 2 Phân tíc+ + GV: : Cơ sở để xuất hiện câu “thất bại là mẹ thành công" + Trải qua thất bại + Biết rút ra bài học kinh nghiệm Bác bỏ: - Sợ thất bại nên không dám làm gì - Bi quan chán nản khi gặp thất bại - Không biết rút ra bài học @ + HS:thảo luận nhóm Câu 3 -Tác giả bác bỏ hạng người không biết sợ cái gì trên đời này. Đấy là quỷ chứ đâu phải là người. Loại người này rất hiếm, thực ra không có. -Tác giả bác bỏ loại người thứ hai: “loại người sau đây thì chắc chắn không ít: sợ rất nhiều thứ nhất là quyền thế và đồng tiền. Nhưng đối với cái tài, cái thiên lương thì lại không biết sợ, thậm chí sẵn sàng lăng mạ giày xéo. Đấy là hạng người hèn hạ nhất, thô bỉ nhất, đồi bại nhất” 3. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI:( 2p) - Ôn lại nắm chắc lí thuyết, rèn viết thêm - Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra tổng hợp cuối năm RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 121 và 122 Ngày soạn: KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM I. MỤC TIÊU - Học sinh nắm vững nội dung cơ bản của chương trình ngữ văn trong sách ngữ văn 11; Biết vận dụng kiến thức vào việc làm bài kiểm tra tổng hợp cuối năm. - Biết cách làm bài trắc nghiệm, viết được một bài văn nghị luận có luận điểm, luận cứ, luận chứng chính xác, hợp lí. Đồng thời thể hiện được quan điểm của bản thân về một đề tài quen thuộc trong đời sống hoặc trong văn học. II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Giáo viên quán triệt chung học sinh về tinh thần làm bài kiểm tra theo tư tưởng của cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung, đã triển khai trong năm họIII. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh 2. Giáo viên phát đề cho học sinh 3. Học sinh làm bài kiểm tra 4. Thu bài, nhận xét chung về tình hình làm bài của học sinh. PHƯƠNG ÁN I: KIỂM TRA THEO ĐỀ CHUNG CỦA NHÀ TRƯỜNG. PHƯƠNG ÁN II: KIỂM TRA THEO ĐỀ GIÁO VIÊN TỰ RA (Bài soạn theo phương án 2) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) CÂU 1. Sắp xếp các bài thơ sau theo trình tự thời gian sáng tác: A. Lưu biệt khi xuất dương B. Từ ấy C. Chiều tối D. Nhớ rừng CÂU 2. Xác định nét riêng độc đáo của Hồ Xuân Hương trong việc vận dụng quy tắc chung về ngôn ngữ qua hai câu thơ sau: Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn A. Dùng những động từ diễn tả cảm giác mạn+ GV: xiên ngang, đâm toạc, cùng biện pháp đối rất chuẩn để nhấn mạnh nỗi cô đơn, cũng như sự phản kháng của một con người bị đối xử bất bình đẳng trong xã hội. II. Dùng những hình ảnh đối lập: rêu và đất, đá và mây, một bên rất yếu mềm, một bên rất cứng cỏi; một bên là lẻ loi, một bên là mênh mông bát ngát để làm tăng thêm nỗi buồn trong tâm trạng của mình. Một người chưa từng được hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong cuộc đời. C. Sắp xếp danh từ trung tâm (rêu, đá) ở trước tổ hợp định từ và danh từ chỉ loại (từng đám, mấy hòn); Sắp xếp vị ngữ đứng trước chủ ngữ để nhấn mạnh các hình tượng thơ. D. Dùng những hình ảnh mà xưa nay chưa từng ai sử dụng. Chưa ai mang hình ảnh rêu và đá để diễn tả nó trong mối quan hệ với một sức sống mãnh liệt, ngầm chứa bên trong bao nhiêu là phẫn uất, phản kháng. CÂU 3. Trong các tác phẩm dưới đây, bài thơ nào thể hiện nỗi sầu nhân thế của một linh hồn nhỏ trước vũ trụ bao la? A. Hầu trời B. Tràng giang C. Nhớ đồng D. Lưu biệt khi xuất dương CÂU 4. Trong các bài thơ sau, có một bài thơ thất ngôn viết về buổi chiều, nhưng trong các dòng thơ không hề có chữ chiều. Đó là bài thơ nào? A. Chiều xuân II. Nhớ đồng III. Lai Tân D. Chiều tối CÂU 5. Hai câu thơ : Lời yêu mỏng mảnh như màu khói Ai biết lòng anh có đổi thay (Xuân Quỳnh, Hoa cỏ may) Phảng phất tinh thần và câu chữ trong hai câu kết của bài thơ nào ? A. Vội vàng II. Đây thôn Vĩ Dạ C. Tràng giang D. Tương tư CÂU 6. Trong các từ lá sau đây, từ nào được dùng với nghĩa gốc ? A. Lá vàng. B. Lá cờ. C. Lá phiếu D. Lá gan. CÂU 7. Vào những năm đầu của thế kỷ XX, ai là người phê phán : bọn học trong nước ham quyền thế, ham bả vinh hoa...mà chẳng biết có dân ? A. Phan Châu Trinh II. Phan Bội Châu III. Nguyễn An Ninh D. Tản Đà CÂU 8. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim (Tố Hữu, Từ ấy) Khổ thơ trên thẻ hiện chính xác tâm trạng nào của nhà thơ? A. Niềm hân hoan, phấn khởi chào đón mùa hạ B. Niềm hạnh phúc của một tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên C. Niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lí tưởng cách mạng D. Niềm vui sướng khi lần đầu đến với thi ca CÂU 9. Ngữ cảnh là... A. ...Bối cảnh văn hoá mà ở đó lời (câu) được tạo lập và lĩnh hội. B. ...văn cảnh mà ở đó một đơn vị ngôn ngữ được tạo lập và lĩnh hội. C. ...Bối cảnh ngôn ngữ, ở đó người nói (viết) sản sinh ra lời nói thích ứng, còn Người nghe (đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội đúng câu nói. D. ...Hiện thực được nói tới, tạo nên phần nghĩa sự việc của câu. CÂU 10. Giải nghĩa các từ sau: đề bạt, đề đạt, đề cử. CÂU 11. Điền từ còn thiếu vào câu sau: “Ngôn ngữ là............là phương tiện giao tiếp chung của cả...............còn.............là sản phẩm được...........tạo nên trên cơ sở các yếu tố............và tuân thủ.................” CÂU 12. Học hành là một từ ghép, khi dùng cách nói tách từ “học với chả hành” Người ta muốn biểu thị nghĩa: A. Hài lòng về việc học của ai đó. B. Không hài lòng về việc học của ai đó. C. Lo lắng về việc học của ai đó. D. Động viên việc học của ai đó. CÂU 13. Sau đây là một số đầu đề của các bài báo: -Cô-ta sang Tây - Tìm hoa gặp họa -Từ màn bạc đến két bạc - Trường tư, đầu tư từ đâu ? -Sầu riêng với nỗi buồn chung - Mỹ mà xấu -Bằng cấp giả, con dấu thật - Hồ than thở đang... thở than -Kiểm mà không... sát -Phá rừng bằng...luật rừng Cách chơi chữ như vậy, nhằm : A. Đảm bảo tính thông tin-sự kiện của văn bản báo chí B. Chứng tỏ quan điểm, lập trường của người viết C. Tăng tính hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc. D. Đảm bảo tính ngắn gọn, súc tích của báo chí. CÂU 14. Chọn câu trả lời chính xác về thành phần nghĩa của câu A. Nghĩa sự việc và nghĩa hàm ẩn B. Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái C. Nghĩa tình thái và nghĩa hàm ẩn D. Nghĩa tường minh và nghĩa sự việc CÂU 15. Từ gốc của cụm từ “đăm đăm chiêu chiêu” là: A. Đăm đăm. B. Đăm đắm C. Đăm chiêu D. Đằm đặm. II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) (chọn một trong hai đề) ĐỀ 1 Nêu những suy nghĩ và cảm xúc riêng của anh (chị) về một bài thơ đã học ĐỀ 2 Trình bày quan niệm của anh (chị) về việc chọn nghề trong tương lai ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM 3,0 điểm (15 câu, mỗi câu đúng được 0,2 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 12 13 14 15 A-D-B-C C B D B A A C C B C B C CÂU 10: Giải nghĩa từ: Đề bạt (Cất nhắc lên địa vị cao hơn); Đề đạt (chuyển lên cấp trên, nói về đơn từ, ý kiến); Đề cử (Giới thiệu lên cấp trên để thu dùng, hoặc giới thiệu với quần chúng để quần chúng bầu, lựa chọn). CÂU 11: Điền các từ theo thứ tự sau: Tài sản chung, cộng đồng xã hội, lời nói cá nhân, cá nhân, ngôn ngữ chung, quy tắc chung. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) ĐỀ 1 Bài viết cần đạt được các ý sau: +Nêu được hoàn cảnh, mục đích sáng tác bài thơ (truyện ngắn) + Nêu được cảm xúc chủ đạo (bài thơ), chủ đề (truyện ngắn) + Cảm nhận từng khía cạnh của bài thơ (chủ đề truyện ngắn) +Phân tích để làm rõ cảm nhận, cảm nhận phải chân thành, không giả tạo. ĐỀ 2 Bài viết cần đạt các ý sau: +Nêu quan điểm của bản thân về việc chọn nghề? +Giải thích sự lựa chọn của mình +Hướng xác định của bản thân trong tương lai với nghề mình chọn +Liên hệ thực tế: phê phán kiểu chọn nghề không đúng với khả năng thực tế của bản thân (học vấn, sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình) ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM Điểm 7: Đáp ứng những yêu cầu trên. Bài có kết cấu mạch lạc, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, chỉ mắc vài lỗi sai sót nhỏ. Điểm 6: Căn bản đáp ứng những yêu cầu trên, kết cấu bài gọn, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn có một vài sai sót nhỏ về lỗi chính tả. Điểm 5: Diễn đạt hợp lí, nắm được những yêu cầu trên nhưng cách hiểu chưa sâu, còn mắc một số lỗi chính tả. Điểm 4 : Hiểu đề một cách sơ lược, diễn đạt còn lúng túng, cách triển khai các luận điểm chưa rõ ràng, còn sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. Điểm 3: Chỉ nắm được một nửa các ý trên, còn yếu trong diễn đạt và lập luận.Sai nhiều lỗi chính tả Điểm 2 > 1 : Không đạt các yêu cầu trên. Điểm 0 : Lạc đề, để giấy trắng, hoặc viết linh tinh không phù hợp yêu cầu đề 438 TRANG!!! GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 Giáo viên: VÕ MINH NHẬT NGUỒN: wikispaces.com/file, download ngày 25/08/2009 ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ - website đang xây dựng, cập nhật phần mềm, tài liệu cá nhân có trong quá trình làm việc, sử dụng máy tính và hỗ trợ cộng đồng: + Quản lý giáo dục, các hoạt động giáo dục; + Tin học, công nghệ thông tin; + Giáo trình, giáo án; đề thi, kiểm tra; Và các nội dung khác. ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Tài liệu đính kèm: