Tiết 05: Đọc văn
TỰ TÌNH II
Hồ Xuân Hương
1. Mục tiêu
Giúp học sinh:
a. Về kiến thức
- Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất, xót xa trước cảnh ngộ éo le, ngang trái của duyên phận Hồ Xuân Hương; từ đó thấy được cả bi kịch và bản lĩnh, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
- Thấy được tài năng thơ Nôm với cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, độc đáo, táo bạo mà tinh tế của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
* Tích hợp với giáo dục bảo vệ môi trường
HS thấy được mối liên hệ giữa cảnh và tình.
Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: 11A Ngày dạy: Dạy lớp: 11B Ngày dạy: Dạy lớp: 11C Tiết 05: Đọc văn TỰ TÌNH II Hồ Xuân Hương 1. Mục tiêu Giúp học sinh: a. Về kiến thức - Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất, xót xa trước cảnh ngộ éo le, ngang trái của duyên phận Hồ Xuân Hương; từ đó thấy được cả bi kịch và bản lĩnh, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. - Thấy được tài năng thơ Nôm với cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, độc đáo, táo bạo mà tinh tế của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. * Tích hợp với giáo dục bảo vệ môi trường HS thấy được mối liên hệ giữa cảnh và tình. b. Về kĩ năng Biết cách phân tích các sắc thái từ ngữ, có biện pháp nghệ thuật tu từ để diễn tả cảm xúc tâm trạng. c. Về thái độ Trân trọng tình cảm của người phụ nữ. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của giáo viên SGK, SGV, GA, TLTK. b. Chuẩn bị của học sinh SGK, bài soạn, tài liệu liên quan 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ (3’): - Câu hỏi: Qua đoạn trích vào phủ chúa Trịnh, Lê Hữu Trác được hiện lên là người như thế nào. - Đáp án: - Một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu, rộng, già dặn kinh nghiệm. (2đ) - Một thầy thuốc có lương tâm và trách nhiệm. (2 đ) - Một nhà thơ, nhà văn giàu cảm xúc và có thái độ rõ ràng. (3 đ) - Ông khinh thường lợi danh, phú quý, yêu thích tự do và lối sống thanh đạm quê mùa. (3 đ) * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Thơ của bà mang phong cách riêng rất độc đáo. Nhà thơ phụ nữ viết về giới mình vừa trào phúng, vừa trữ tình, vừa mang đậm phong cách dân gian. Tiếng nói chủ yếu trong thơ nữ sĩ là nỗi niềm cảm thông, là sự khẳng định vẻ đẹp nhiều mặt và khát khao đòi quyền sống tự do, bình đẳng, khát vọng hưởng tình yêu và hạnh phúc của người phụ nữ. đó chính là Hồ Xuân Hương b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh ? Giới thiệu vài nét về Hồ Xuân Hương 7 I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. - HXH chưa rõ năm sinh, mất, quê ở Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở Thăng Long. - Cuộc đời: long đong, lận đận, nhất là đường tình duyên. - Con người: sắc sảo, cá tính và rất có bản lĩnh. - Sự nghiệp: gồm cả sáng tác chữ Hán và Chữ Nôm: + Chủ yếu viết về phụ nữ với bút pháp trào phúng nhưng đậm chất trữ tình. + Là tiếng nói đồng cảm, bênh vực đối với người phụ nữ. + Mang đậm chất dân gian. => được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. ? Giới thiệu về xuất xứ bài thơ. 2. Tác phẩm. - Nằm trong chùm ba bài Tự Tình - Gv yêu cầu Hs đọc văn bản (Đọc chậm rãi, hơi trầm thể hiện nỗi buồn kín đáo xót xa ) 6 II) Đọc hiểu văn bản Hai câu đầu. * Tích hợp với giáo dục bảo vệ môi trường: Các yếu tố của môi trường thiên nhiên có tác động đến tâm lí của nhân vật trữ tình ra sao? (Trong hai câu thơ đầu đã hiện lên một không gian, thời gian như thế nào) - Không gian rộng lớn, vắng lặng, chỉ một mình Xuân Hương thao thức. - Thời gian: đêm khuya với tiếng trống canh dồn dập, gấp gáp thể hiện bước đi mau lẹ của thời gian càng tăng thêm sự yên tĩnh, trống vắng. ? Trong không gian ấy, HXH suy nghĩ, cẩm nhận gì về thân phận của mình. - HXH cảm thấy mình: trơ cái hồng nhan với nước non: + Trơ: đặt đầu câu, nhịp điệu câu thơ: Trơ/ cái hồng nhan/ với nước non có tác dụng nhấn mạnh, là tủi hổ, là bẽ bàng. + Hai chữ hồng nhan (nói về dung nhan của người thiếu nữ) lại đi kết hợp với từ cái -> gợi nên nỗi bạc phận, mỉa mai, tủi hổ. ? Có ý kiến cho rằng hai câu thơ không chỉ gợi sự mỉa mai, tủi hổ mà còn thể hiện bản lĩnh của Xuân Hương, ý kiến của em. + Trơ: thể hiện sự kiên cường, bền bỉ, thách thức. ? Hai câu thơ thể hiện tâm trạng nào của Xuân Hương. -> Thể hiện cảm giác cô đơn, trống vắng trước vũ trụ và sự tủi hổ, bẽ bàng trước cuộc đời. ? Khi cô đơn, buồn tủi, người xưa thường nâng chén tiêu sầu, Xuân Hương cũng vậy, nhưng nỗi niềm tâm xự của thi nhân có vợi bớt đi không? Vì sao? 7 Hai câu thực. - Xuân Hương uống rượu tiêu sầu nhưng không tiêu được sầu mà lại còn sầu thêm bởi “say lại tỉnh”: + Sau mỗi lần tỉnh lại lặp lại, lại thấm thía nỗi đau duyên phận. + “Say lại tỉnh” gợi nên cái vòng luẩn quẩn, trở đi trở lại, bế tắc của số phận. ? Xuân Hương tìm đến đối tượng nào. - Tìm đến vầng trăng làm bầu bạn nhưng “vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” tức trăng đã sắp tàn mà vẫn chưa viên mãn, chưa tròn, làm XH cảm nhận về chính thân phận mình: tuổi xuân đã trôi qua mà tình duyên chưa trọn vẹn. ? Tâm trạng trong hai câu thực. => Một nỗi xót xa, cay đắng cho duyên phận dở dang, lỡ làng. Hai câu thơ có những hình ảnh thiên nhiên nào? Chúng có điều gì đặc biệt? Nghệ thuật trong câu thơ. * Tích hợp với giáo dục bảo vệ môi trường: Hình ảnh thiên nhiên được sử dụng nhằm khắc học tâm trạng gì của nhân vật? ? Tâm trạng trong hai câu thơ này như thế nào. 7 Hai câu luận. - Nghệ thuật đảo ngữ: + Hình ảnh thiên nhiên bé nhỏ, hèn mọn như rêu cũng không chịu mềm yếu, phải “xiên ngang mặt đất” + Đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn, phải đâm toạc chân mây. -> làm nổi bật sự phẫn uất của thân phận đất đá, cỏ cây, cũng là sự phẫn uất của tâm trạng. - Các động từ mạnh: xiên, đâm được kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh chúng như đang vạch đất trời mà hờn oán và phản kháng. + Thể hiện phong cách dùng từ độc đáo của XH. + Cảnh vật sinh động và tràn đầy sức sống – một sức sống mãnh liệt ngay cả trong những tình huống bi thương nhất. => tâm trạng phẫn uất, phản kháng. ? Hai câu cuối có những từ ngữ, những biện pháp nghệ thuật nào đáng lưu ý? ý nghĩa? 7 4. Hai câu kết - Ngán: là chán ngán, ngán ngẩm. XH đã mệt mỏi, ngán lắm rồi nỗi đời éo le, bạc bẽo: xuân đi rồi xuân lại lại, tạo hoá chơi 1 vòng luẩn quẩn. - Xuân: + Mùa xuân + tuổi xuân. -> mùa xuân đi rồi thì mùa xuân trở lại. -> với con người thì tuổi xuân không bao giờ trở lại. - Từ lại: + Lại 1: thêm lần nữa. + Lại 2: sự trở lại -> sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. - Nghệ thuật tăng tiến: Mảnh tình – san sẻ – tí – con con nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần, làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn. Mảnh tình đã bé lại còn san sẻ thành ra rất ít ỏi, tí con con nên càng xót xa, tội nghiệp. -> câu thơ có thể là tâm trạng của một người vợ lẽ, nó là nỗi lòng của người phụ nữ ngày xưa, với họ, hạnh phúc luôn là chiếc chăn quá hẹp. ? Bài thơ khép lại bằng tâm trạng nào? => ngán ngẩm, buông xuôi. ? Hãy tổng kết diễn biến tâm trạng của nhân vật. ? Nghệ thuật 3 III. Tổng kết. - Tâm trạng: cô đơn, bẽ bàng -> xót xa, cay đắng -> phẫn uất, phản kháng -> ngán ngẩm, buông xuôi. - Sử dụng từ ngữ, hình ảnh giản dị, đặc sắc, hình ảnh giàu sức gợi để diễn tả những biểu hiện phong phú của tâm trạng . c. Củng cố, luyện tập (3') Củng cố Em có suy nghĩ gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa và nay? Hs suy nghĩ trả lời, GV tổng kết, hướng dẫn. Luyện tập So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai bài thơ Tự tình I và tự tình II của Hồ Xuân Hương. HS so sánh, GV hướng dẫn. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1') + Bài cũ: Học thuộc bài thơ và nắm nội dung bài học. Phân tích tâm trạng nhà thơ qua bài thơ Tự tình II + Bài mới: chuẩn bị bài Thu điếu (Câu cá mùa thu) * Yêu cầu: Đọc văn bản và nắm kiến thức cơ bản về tác giả, sự nghiệp văn học, chùm thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến.
Tài liệu đính kèm: