Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 44: Tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi quảng lăng

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 44: Tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi quảng lăng

 A- Mục tiêu bài soạn.

 -Thấy được tình cảm chân thành trong sáng của nhà thơ với bạn bè.

 + Hiểu được những đặc đđiểm cơ bản của thơ Đường : gợi mà không tả, ý ở ngoài lời

 - rèn luyện kỹ năng đọc cảm thụ thơ.

 -Giáo dục cho các em tình cảm bạn bè chân thành trong sáng.

 B- Phương pháp tiến hành.

 - Kết hợp các phương pháp như :đọc sáng tạo ,gợi tìm ,thảo luận và hướng dẫn tự nghiên cứu.

 C- Tiến trình lên lớp.

 a-ổn định lớp(1)

 b- bài cũ (5)

 - Đọc thuộc lòng bài thơ qui hứng em rút ra cho mình bài học gì từ bài thơ đó.

 c – bài mới.

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3021Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 44: Tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi quảng lăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kí duyệt
25.11.08
Tiết :44 TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG
 (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)
 Lý Bạch 
 A- Mục tiêu bài soạn.
 -Thấy được tình cảm chân thành trong sáng của nhà thơ với bạn bè.
 + Hiểu được những đặc đđiểm cơ bản của thơ Đường : gợi mà không tả, ý ở ngoài lời 
 - rèn luyện kỹ năng đọc cảm thụ thơ.
 -Giáo dục cho các em tình cảm bạn bè chân thành trong sáng. 
 B- Phương pháp tiến hành.
 - Kết hợp các phương pháp như :đọc sáng tạo ,gợi tìm ,thảo luận và hướng dẫn tự nghiên cứu.
 C- Tiến trình lên lớp.
 a-ổn định lớp(1’)
 b- bài cũ (5’)
 - Đọc thuộc lòng bài thơ qui hứng em rút ra cho mình bài học gì từ bài thơ đó.
 c – bài mới.
Hoạt động của giáo viên
H.Đ của học sinh
Những nội dung cơ bản cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về văn bản.
- Giáo viên cho các em đọc phần tiểu dẫn và tìm hiểu .
 + Ở nhà thơ Lí Bạch cần chú ý những điểm gì?
+ Giáo viên nói thêm về một vài nét nghệ thuật thơ Đường để các em lưu ý khi phân tích bài thơ.
- Tiếp tục cho các em đọc bài thơ .chú thích các từ khó và hướng dẫn tìm hiểu.
+ Giữa bản dịch và nguyên bản có chỗ nào chưa phù hợp cần lưu ý?
-Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
Bài thơ nói về chủ đề li biệt ,các câu thơ đều gợi sự biệt li hãy chỉ ra các yếu tố gợi sự biệt li trong các câu thơ.
+ Câu thơ đầu nói về những yếu tố nào của cuộc chia tay,những yếu tố đó gợi không khí gì của cuộc chia li?
+ Nếu thay từ cố nhân bằng từ bạn theo em ý nghĩa của câu thơ có thay đôûi không?
- Nội dung câu thơ thứ hai nói về điều gì? Các yếu tố được nói đến góp phầøn diễn tả được gì về cuộc chia tay?
-Câu thơ thứ ba nói về yếu tố nào trong cuộc chia li?
+Thử tưởng tượng và nói lên cảm nhận của mình về những hình ảnh được gợi lên trong câu thơ?
+Câu thơ trên có giúp người đọc hình dung gì về người đưa tiễn?
-Trong thơ Đường câu kết thường là nói về tình cảm của nhà thơ vậy vì sao câu thơ cuối lại nói về cảnh .Theo em nội dung thực của câu thơ này là gì?
+Tại sao nhà thơ lại thấy con sông trống không như vậy?
- Theo em điểm đặc biệt nhất về mặt nghệ thuật của bài thơ là gì?
- Đọc bài thơ và nắm các ý trong phần tiểu dẫn theo hướng dẫn của giáo viên.
- Yêu cầu học sinh thấy được hai từ chính sau:
+ “Cố nhân” dịch là bạn chưa nói hết được tình cảm gắn bó thân thiết đến tri âm tri kỷ của từ cố nhân.
+ Cô phàm dịch là bóng buồm mất đi cái cô đơn lẻ loi của người ra đi.
-học sinh có thể trao đổi thảo luâïn theo nhóm với các câu hỏi khó .
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp đầy chất hội hoạ của câu thơ cũng như sức gợi cảm đặc biệt của nó .các em hình dung được bức tranh và thấy được tâm trạng của nhà thơ với người ra đi
- Thấy được đây tuy là câu thơ có nội dung tả cảnh nhưng thực chất lại là nói tình (vì là câu kết)-
I – Tìm hiểu chung.
 1- Tác giả .
 -Lí Bạch (701-762)là một trong ba đỉnh cao của thơ Đường .Thơ Lí Bạch lãng mạn, hào phóng, bay bổng .Người ta thường gọi ông là tiên thi.
- Lí Bạch để lại hơn nghìn bài thơ nội dung hết sức phong phú tập trung vào các đề tài chính như :
 + Ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả
 + Khát vọng giải phóng cá nhân .
 + Thể hiện tình cảm phong phú mạnh liệt.
 +Bất bình với hiện thực tầm thường.
-Phong cánh thơ Lí Bạch lãng mạn bay bổng nhưng tự nhiên tinh tế .
II- Tìm hiểu văn bản.
 Câu1. Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu.
Giới thiệu người đi, không gian của cuộc chia tay.
+ Người đi là “cố nhân” cố nhân là bạn cũ nhưng là bạn than thiết gắn bó tri âm tri kỉ. Hai từ cố nhân đó gợi được bao lưu luyến của nhà thơ với bạn.
+ Địa điểm chia tay là lầu Hoàng Hạc một danh thắng nổi tiếng của trung quốc ,nơi gặp gỡ của các tao nhân, mặc khách . Nơi từng chứng kiến bao cuộc gặp gỡ vui vẻ cũng như bao nồi buồn li biệt của thi nhân. Không gian đó càng làm cho nỗi buồn chia li thêm man mác. 
Câu2:Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Là nói về thời gian và nơi đến của bạn trong cuộc chia ly.
+Thời gian là tháng ba vào độ cuối xuân sau những ngày vui vẻ,không gian tràn ngập hoa khói bảng lảng ,mơ màng
+ Nơi bạn đến là Châu Giang ,một vùng đất nổi tiếng đô hội nhưng xa xôi của tỉnh Giang Tô. Cái đẹp mờ ảo của cảnh vật, cái xa xôi của không gian chia cách càng làm cho không khí chia li thêm buồn.
Câu3 Cô phàm viễn ảnh bích không tận.
Là nói về hình ảnh người ra đi. Hình ảnh bạn được thể hiện gián tiếp qua hình ảnh cánh buồm cô đơn đang chìm dần vào trong cái màu xanh không cùng của trời nước . Thủ pháp đối lập giữa cái nhỏ bé với cái bao la đã làm nổi bật sự cô đơn lẻ loi của người ra đi làm tăng thêm cảm giác một đi không trở lại bởi con người nhỏ bé quá giữa thiên nhiên bao la. Câu thơ cũng nói được cả về hình ảnh của người ở lại. Người ở lại đang dõi theo bóng người ra đi cho đến khi chìm khuất đầy lưu luyến.
Câu 4 Duy kiến Trường giang thiên tế lưu
Là nỗi lòng của nhà thơ sau khi bạn đi .Hình ảnh con sông trống không đang mải miết chảy diễn tả sự trống không của lòng người khi bạn ra đi. Thiên nhiên rộng lớn và vĩnh hằng con người thì nhỏ bé và ngắn ngủi chia tay nhau càng làm thấy lẻ loi nhỏ bé hơn. Một cảm giác cô đơn trống vắng xâm chiếm lòng người cái dư ba của câu thơ chính là chỗ đó.
 III- Củng cố dặn dò.
 - Qua bài thơ em cảm nhận được gì về tình bạn của nhà thơ cũng như cách thể hiện của thơ Đường/
 - Học thuộc lòng và tìm đọc thêm các bài viết liên quan.
 - Chuẩn bị bài thực hành tu từ ẩn dụ và hoán dụ. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTai lau Hoang Hac Tien Manh Hao Nhien di Quang Lang.doc