Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 40: Tiếng việt Ngữ cảnh

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 40: Tiếng việt Ngữ cảnh

Tiết 40: Tiếng Việt

NGỮ CẢNH

1. Mục tiêu

 a. Về kiến thức

Nắm được khái niệm ngữ cảnh, các yếu tố của ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

b. Về kỹ năng

Biết nói và viết cho phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, đồng thời có năng lực lĩnh hội chính xác nội dung, mục đích của lời nói, câu văn trong mối quan hệ với ngữ cảnh.

 c. Về thái độ

bồi dưỡng và nâng cao tình cảm yêu quý vốn từ ngữ phong phú, giàu sức biểu hiện của tiếng Việt

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 40: Tiếng việt Ngữ cảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ............................
Ngày dạy: ....................
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy: ....................
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy: ....................
Dạy lớp: 11C
Tiết 40: Tiếng Việt
NGỮ CẢNH
1. Mục tiêu
 a. Về kiến thức
Nắm được khái niệm ngữ cảnh, các yếu tố của ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
b. Về kỹ năng
Biết nói và viết cho phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, đồng thời có năng lực lĩnh hội chính xác nội dung, mục đích của lời nói, câu văn trong mối quan hệ với ngữ cảnh.
 c. Về thái độ
bồi dưỡng và nâng cao tình cảm yêu quý vốn từ ngữ phong phú, giàu sức biểu hiện của tiếng Việt
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
 SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của HS
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Để giũp các em bồi dưỡng và nâng cao tình cảm yêu quý vốn từ ngữ phong phú, giàu sức biểu hiện của tiếng Việt, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
b. Dạy nội dung bài mới: 
Hoạt động của giáo viên 
TG
Hoạt động của học sinh
- GV hướng dẫn HS phân tích ví dụ 1/SGK
- HS chia nhóm nhỏ trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi 2, cử người trình bày trước lớp
- Gv chuẩn kiến thức
5
I. Khái niệm
1.Ví dụ: SGK/ 102
Câu nói “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”
+ Không đặt trong bối cảnh sử dụng nào sẽ không hiểu được nội dung
+ Đặt câu nói trên vào bối cảnh phát sinh trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” ta biết một số thông tin về bối cảnh của câu nói trên: Câu nói đó là của ai? nói ở đâu, lúc nào?....
=> Mỗi câu đều được sản sinh ra trong một bối cảnh nhất định và chỉ được lĩnh hội đầy đủ, chính xác trong bối cảnh của nó
2.Khái niệm ngữ cảnh ( SGK)
(?) Ngữ cảnh bao gồm những nhân tố nào? Các nhân tố đó có quan hệ gì tới quá trình lĩnh hội và tạo lập lời nói? Phân tích ví dụ
- GV phát vấn HS trả lời
7
II. Các nhân tố của ngữ cảnh
1.Nhân vật giao tiếp
- Nhân vật giao tiếp: Người nói ( Người viết) và một hoặc nhiều người khác tham gia hoạt động giao tiếp
- Các nhân vật giao tiếp có quan hệ tương tác với nhau
- Quan hệ, vị thế của nhân vật giao tiếp chi phối nội dung và hình thức của lời nói, câu văn
10
2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
- Bối cảnh giao tiếp rộng: Toàn bộ những nhân tố xã hội, địa lí, chính trị, kinh tế, văn hoá, phong tục, tập quán... của cộng đồng ngôn ngữ
=> Tạo nên bối cảnh văn hoá của một đơn vị ngôn ngữ, một sản phẩm ngôn ngữ
 VD Bối cảnh văn hoá của câu nói của chị Tí trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” -> XHVN trước CM tháng 8 năm 1945
 *Chú ý: Bối cảnh văn hoá đối với văn bản văn học
- Bối cảnh giao tiếp hẹp: Đó là nơi chốn, thời gian phát sinh câu nói cùng với những sự việc, hiện tượng xảy ra xung quanh 
=> Tạo nên tình huống của từng câu nói 
 * Chú ý: Tất cả sự thay đổi ở tình huống đều chi phối nội dung và hình thức của các câu nói
- Hiện thực được nói tới: Có thể là hiện thực bên ngoài các nhân vật giao tiếp, cũng có thể là hiện thực tâm trạng của con người -> tạo nên phần nghĩa sự việc của câu
 VD SGK
(?) Thế nào là văn cảnh? Quan hệ của văn cảnh với việc sử dụng và lĩnh hội đơn vị ngôn ngữ?
- Hs làm việc cá nhân, độc lập trả lời 
- Gv nhận xét, khái quát 	
5
3.Văn cảnh 
- Văn cảnh có thể là lời đối thoại hoặc đơn thoại, có thể ở dạng nói hoặc dạng viết
- Văn cảnh vừa là cơ sở cho việc sử dụng, vừa là cơ sở cho việc lĩnh hội đơn vị ngôn ngữ
 VD: SGK
(?) Nêu vai trò của ngữ cảnh đối với quá trình sản sinh và lĩnh hội văn bản?
- GV phát vấn HS trả lời
7
III. Vai trò của ngữ cảnh
1.Đối với người nói ( người viết) và quá trình sản sinh lời nói, câu văn: Ngữ cảnh là cơ sở của việc dùng từ, đặt câu, kết hợp từ ngữ...
2.Đối với người nghe ( người đọc) và quá trình lĩnh hội lời nói, câu văn: Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội từ ngữ, câu văn, hiểu được nội dung ý nghĩa, mục đích...của lời nói, câu văn.
c. Củng cố, luyện tập (10’): 
- HS chia 4 nhóm: mỗi nhóm làm 1 bài tập lần lượt 1, 2, 3, 4
- các nhóm trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi cử người trình bày trước lớp
1.Bài tập1
- Các chi tiết trong 2 câu văn đều bắt nguồn từ hiện thực
- Câu văn xuất phát từ bối cảnh: Tin tức về kẻ địch đến đã phong thanh mười tháng nay mà lệnh quan ( đánh giặc) thì vẫn còn chờ đợi. Người nông dân đã thấy rõ hình ảnh dơ bẩn của kẻ thù và căm ghét chúng mỗi khi thấy bóng dáng tàu xe của chúng
2.Bài tập2
- Hai câu thơ của HXH gắn liền với tình huống giao tiếp cụ thể: đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi...
- Câu thơ là sự diễn tả tình huống, còn tình huống là nội dung đề tài của câu thơ
- Ngoài sự diễn tả tình huống, câu thơ còn bộc lộ tâm sự của nhân vật trữ tình- của chính tác giả, một người phụ nữ lận đận, trắc trở trong tình duyên
3.Bài tập3:
- Những chi tiết trong hoàn cảnh sống của gia đình Tú Xương chính là bối cảnh tình huống cho nội dung của 6 câu thơ đầu
- VD: việc dùng thành ngữ “ Một duyên hai nợ” không phải chỉ để nói nỗi vất vả của bà Tú mà xuất phát từ chính ngữ cảnh sáng tác: bà Tú phải làm để nuôi cả con và chồng
4.Bài tập 4
- Hoàn cảnh sáng tác chính là ngữ cảnh: Sự kiện vào năm Đinh Dậu ( 1897) chính quyền mới do TDP lập nên ( nhà nước) đã tổ chức cho các sĩ tử ở HN xuống thi chung ở trường Nam Định. Trong kì thi đó toàn quyền Pháp đã đến dự
5.Bài tập 5
- Không phải nói về đề tài đồng hồ mà nói về thời gian
- Nhằm mục đích nêu nhu cầu cần biết thông tin về thời gian
GV hệ thống lại nội dung bài học
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’):
 + Bài cũ: hệ thống lại nội dung bài học
 + Bài mới: Chuẩn bị bài tiếp theo “ Chữ người tử tù”- Nguyễn Tuân

Tài liệu đính kèm:

  • doc40.ngu canh.doc