Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 4: Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 4: Khái quát văn học dân gian Việt Nam

A. Mục tiêu bài học.

Bài giảng của giáo viên nhằm giúp học sinh:

 1. Hiểu và nhớ được những đặc trưng cơ bản của VHDG (đây là mục tiêu quan trọng nhất của bài học)

 2. Hiểu được những giá trị to lớn của VHDG, đây là cơ sở để HS co thái độ trân trọng đối với di sản văn hoá tinh thần của dân tộc, từ đó học tốt hơn phần VHDG trong chương trình.

 3. Nắm được khái niệm về các thể loại của VHDG Việt Nam. Mục tiêu đặt ra là HS có thể nhớ và kể tên các thể loại, biết sơ bộ phân biệt thể loại này với thể loại khác trong hệ thống.

B. Phương tiện thực hiện

- Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10

- SGK, SGV

- Thiết kế bài học

- Giáo trình VHDG Việt Nam

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1739Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 4: Khái quát văn học dân gian Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 4. Đọc văn
KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
Ngày soan: 17.08.10
Ngày giảng: 
Lớp giảng: 10B1
Sĩ số:
A. Mục tiêu bài học.
Bài giảng của giáo viên nhằm giúp học sinh:
 1. Hiểu và nhớ được những đặc trưng cơ bản của VHDG (đây là mục tiêu quan trọng nhất của bài học)
 2. Hiểu được những giá trị to lớn của VHDG, đây là cơ sở để HS co thái độ trân trọng đối với di sản văn hoá tinh thần của dân tộc, từ đó học tốt hơn phần VHDG trong chương trình.
 3. Nắm được khái niệm về các thể loại của VHDG Việt Nam. Mục tiêu đặt ra là HS có thể nhớ và kể tên các thể loại, biết sơ bộ phân biệt thể loại này với thể loại khác trong hệ thống.
B. Phương tiện thực hiện
- Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học
- Giáo trình VHDG Việt Nam
C. Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức
2. KTBC
Cho biết các bộ phận hợp thành của VHVN? (Sơ đồ hoá)
3. GTBM
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thày và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: yêu cầu HS nhắc lại khái niệm VHDG?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: dựa vào SGK, hãy cho biết những đặc trưng của VHDG VN?
HS: đặc trưng của VHDG:
- Tính truyền miệng
- Tính tập thể
Tính thức hành
GV: em hiểu thế nào là tính truyền miệng?
HS: lưu truyền phổ biến trong ngôn ngữ nói 
GV: tính truyền miệng trong VHDG có tác dụng gì?
HS: làm cho những sáng tác được lưu truyền rộng rãi, có thể thay đổi cho phù hợp với từng vùng miền.
GV: Trong truyện cổ tích Đá vọng phu. chi tiết người mẹ bồng con lên núi ngóng trông"hoá thành đá
Có văn bản: điỉnh núi Đề Ba-Phù Cát- Bình Định; có văn bản: Lạng Sơn
GV: em hiểu thế nào là tình tập thể của VHDG?
HS: là sáng tác không của riêng ai mà là của cả tập thể
GV: VHDG có bao nhiêu thể loại? đó là những thể loại nào?
HS: gồm 12 thể loại, đó là (HS kể tên các thể loại)
GV: Ra bài tập cho HS về nhà làm.
Em hãy đọc kĩ định nghĩa từng thể loại VHDG, sau đó hãy thống kê những điểm giống nhau giữa các thể loại, và tìm ra những điểm khác nhau trong các thể loại.
GV: đưa ra một số câu đố dân gian (không khí giờ giảng thay đổi)
1. Ai vui tôi cũng vui cùng
Ai buồn tôi cũng buồn cùng với ai.
(cái gương)
2. Có cây mà chẳng có cành
Có ba thằng bố dập dềnh đôi bên
(cây ngô)
GV: VHDG có giá trị cơ bản nào?
HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi
GV: em có nhân xét gì về kho tri thức được phản ánh trong VHDG?
HS: rất phong phú và đa dạng
GV: khái niệm xem thời tiết:
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vữa thì dâm
- Vấn đề ăn ở, đối xử:
ở hậu gặp hậu, ở bạc gặp bạc
GV: VHDG giáo dục con người về phương diện nào?
GV yêu cầu HS lấy ví dụ
HS: 
- Tinh thần lạc quan: bài 10 cái trứng
Chớ than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc còn trồi nảy cây
- Tinh thần nhân đạo:
Lá lành đùm lá rách.
GV: theo em ở đặc trưng này VHDG có nhiệm vụ gì?
I. Khái niệm VHDG
- Là những sản phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng
- Là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
II. Đặc trưng cơ bản của VHDG
1. Tính truyền miệng
- Tác phẩm không lưu hành bằng chữ viết, truyền từ người này sang người kia, đời này qua đời khác. Nóp được biểu hiện trong diễn xướng dân gian (cheo, tuồng, cải lương)
- Tác dụng: 
+ Làm nên sự phong phú, đa dạng nhiều vẻ của VHDG
+ Làm nên nhiều bản kế, hiệ tượng dị bản của VHDG.
2. Tính tập thể
- Tác phẩm VHDG là do 1 tập thể sáng tác, quá trình sáng tác VHDG diễn ra như sau:
Cá nhân khởi xướng" tập thể hưởng ứng tham gia, truyền miệng trong dân gian. Quá trình truyền miệng lại được tu bổ, sửa chữa, thêm bớt cho hoàn chỉnh" sáng tác dân gian mang tính tập thể.
- Mọi người có quyền tham gia bổ sung sửa chữa sáng tác dân gian.
3. Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng (tính thực hành)
III. Hệ thống thể loại của VHDG
IV. Những giá trị cơ bản của VHDG
1. VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc.
- Thuộc đủ mọi lĩnh vực của đời sống: tự nhiên, xax hội, côn người
- Tri thức dân gian: là những khái niệm lâu đời, được nhân dân ta đúc kết từ thực tiễn, được trình bày ngắn gọn bằng ngôn ngữ nghệ thuật.
- Nó thể hiện trình độ và quan điểm nhận thức của nhân dân ta.
2. VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người
- VHDG giáo dục con người tinh thần nhân đạo và lạc quan
- Nhiệm vụ của VHDG: hình thành những phẩm chất tốt đẹp, lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần bầt khuất, đức kiên trung và vị tha, tính cần kiệm
3. VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc. 
- VHDG là kêt tinh nghệ thuật ngôn từ của nhân dân, đó là một nghệ thuật đậm đà bản sắc Việt Nam, tạo được những đỉnh cao như là những chuẩn mực trong văn học nghệ thuật. Mỗi thể loại có cái hay cái đẹp riêng đem lại những rung động thẩm mĩ trong người đọc
- VHDG cong là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết. Nhiều nhà thơ nhà văn đã tìm đến VHDG để học tập (Tố Hữu)
5. Củng cố và dặn dò
- Nhắc lại kiến thức cơ bản
- Về nhà học bài và soạn bài tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • docKhai quat van hoc dan gian VN.doc