Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 29, 30: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 29, 30: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

Tiết: 29

ÔN TẬP

VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

1. Mục tiêu

a. Về kiến thức

Giúp học sinh hệ thống lại được những kiến thức cơ bản về văn học trung đại Việt Nam đã học trong chương trình ngữ văn lớp 11.

b. Về kỹ năng

Tự đánh giá được kiến thức về văn học trung đại và phương pháp ôn tập, từ đó rút kinh nghiệm để học tốt hơn phần văn học.

c. Về thái độ

 Ý thức được những giá trị của văn học trung đại Việt Nam

 

doc 9 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1638Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 29, 30: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết: 29
ÔN TẬP
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức
Giúp học sinh hệ thống lại được những kiến thức cơ bản về văn học trung đại Việt Nam đã học trong chương trình ngữ văn lớp 11.
b. Về kỹ năng
Tự đánh giá được kiến thức về văn học trung đại và phương pháp ôn tập, từ đó rút kinh nghiệm để học tốt hơn phần văn học.
c. Về thái độ
 Ý thức được những giá trị của văn học trung đại Việt Nam
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
 - SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của HS
 - SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Từ đầu năm đến nay trong chương trình Ngữ văn lớp 11 cơ bản, chúng ta đã tìm hiểu văn học trung đại từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX. Để có cái nhìn tổng quát những kiến thức đã học, tiết học này, chúng ta ôn tập
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
H/d hs ôn tập bối cảnh lịch sử.
Văn học trung đại tồn tại, phát triển trong hoàn cảnh lịch sử xó hội ntn?
Gv giảng thêm...
7
I. Bối cảnh lịch sử
 - VHTĐ tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh XHPK hình thành, phát triển và khủng hoảng, sụp đổ. Trong đó ý thức và sức mạnh tự cường dân tộc ngày một lớn.
- Văn học thời kì này chịu sự chi phối của ba hệ tư tưởng: Nho, Phật, Lão.
Ôn các giai đoạn phát triển
Gọi 2 hs lên bảng ghi các giai đoạn phát triển của VHTĐ.
5
II. Các giai đoạn phát triển.
 - Giai đoạn từ thê kỉ X->XIV.
 - Giai đoạn từ thế kỉ XV->XVII
 - Giai đoạn từ thế kỉ XVIII->XIX.
 - Giai đoạn từ nửa cuối thế kỉ XIX.
Câu 1 Những biểu hiện về cảm hứng yêu nước trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX?
 . 
10
III. Nội dung
1. Những biểu hiện về cảm hứng yêu nước trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
+ Cảm hứng yêu nước trong văn học Trung đại từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX biểu hiện.
- Biết ơn và ca ngợi những người hi sinh vì đất nước 
- Yêu nước gắn liền với căm thù giặc (văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) 
- Tình yêu thiên nhiên đất nước (Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh)
- Ý thức được trách nhiệm của cá nhân mình với đất nước ngay cả những lúc hoàn cảnh thật ngặt nghèo 
- Ca ngợi người dân đánh giặc với những phẩm chất tương xứng với họ ở ngoài đời. 
- Phân tích một số tác phẩm để làm rõ cảm hứng yêu nước.
8
* Ý thức được trách nhiệm của cá nhân với vận mệnh đất nước trong cảm hứng u hoài, bi tráng 
- Bài hát ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát)
+ Cảm nhận xót xa, u buồn trước tình cảnh đất nước 
+ Cảm nhận được tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm được lối ra trong cuộc đời để thi thố lo đời giúp nước. 
Hương Sơn phong cảnh ca
+ Cảm nhận được cái đẹp thiên nhiên đất nước 
+ Cảm nhận hài hoà giữa tôn giáo (đạo Phật) linh thiêng với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
Xin lập Khoa luật
+ Lòng yêu nước thể hiện ở tầm nhìn của tác giả. 
Câu 2 - SGK
Vì sao trào lưu nhân đạo xuất hiện trong văn học trung đại từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX? 
Lấy các ví dụ minh hoạ?
+ Truyện Kiều của Nguyễn Du là tiếng nói đồng cảm với khát vọng hạnh phúc, công lí của con người. Truyện còn là tiếng khóc của nhiều cung bậc. 
+ Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và dịch giả là Đoàn Thị Điểm là tiếng lòng của người chinh phụ phải sống cô lẻ trong những ngày chồng nàng ra trận, trong cuộc chiến tranh phong kiến. 
+ Thơ Hồ Xuân Hương
 Thái độ bức phá, vùng vầy đâu chịu “giã tom” duyên phận “mõm mòm”. Nó muốn “đâm toạc” “xiên ngang”. 
+ Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. 
Bỏ qua triết lí nhân nghĩa truyền thống mà truyện đặt ra “Trai thời trung hiếu làm đầu/Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”, ta thấy nổi lên trong truyện đối nhân xử thế, là khát vọng tình yêu chung thuỷ, là tình bè bạn, nghĩa thầy trò. 
+ Thương vợ của Trần Tế Xương
Ông Tú đề cao, khẳng định bà Tú về một lĩnh vực: Đức tính, đấy là sự chịu thương, chịu khó tần tảo làm buôn làm bán “lặn lội thân cò khi quãng vắng/eo sèo mặt nước buổi đò đông”. 
7
2. Tình hình đất nước từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX có nhiều biến động lớn về lịch sử. 
+ Chế độ phong kiến từ khủng hoảng đến suy thoái 
+ Nguyễn Huệ dẹp yên thù trong giặc ngoài đàng Ngoài, đàng Trong, quân Thanh, quân Xiêm. 
+ Đời sống nhân dân điêu đứng lầm than vì chiến tranh loạn lạc, phu phen, tạp dịch. Cho nên những sáng tác văn học thời kì này đòi quyền sống cho con người. Vì thế chủ nghĩa nhân đạo xuất hiện trong văn chương.
- Mặt khác ảnh hưởng của văn học truyền thống, những mặt tích cực của đạo Nho, Phật giáo và truyền thống nhân đạo của người Việt Nam qua lối sống “Thương người như thế thương thân”. 
Vì lẽ đó, ta nói từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa đã xuất hiện trong văn học Trung đại. 
+ Chính phụ ngâm - Đặng Trần Côn, dịch giả là Đoàn Thị Điểm 
+ Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều 
+ Truyện Kiều, thơ chữ Hán, Văn tế thập loại chúng sinh - Nguyễn Du
+ Thơ Hồ Xuân Hương
+ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
- Khẳng định quyền sống con người là vấn đề cơ bản.
Câu 3: Giá trị hiện thực sâu sắc của Vào phủ chúa Trịnh?
- Phân tích giá trị phản ánh về phê phán hiện thực của đoạn trích 
+ Cảnh sống xa hoa và quyền uy của nhà chúa. 
+ Vào phủ chúa phải qua bao lần cửa. Những đồ dùng vật dụng đều sơn son thiếp vàng.
+ Nội cung được miêu tả gồm những trướng gấm, màn lá, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt. Cung nhân xúm xít mặt phấn má đỏ. 
+ Ăn uống thì mâm vàng chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ 
+ Nghi thức: Phải qua nhiều cửa khi vào thăm bệnh cho Thế tử. Phải chờ đợi khi có lệnh mới được vào. Muốn vào phải có thẻ. Vào đến nơi, Lê Hữu Trác phải lạy bốn lạy, khám bệnh xong đi ra cũng phải lạy.
+ Chúa Trịnh luôn có phi tần chầu chực xung quanh. Không nhìn thấy mặt chúa mà làm theo mệnh lệnh của chúa. Xem lệnh xong chỉ được viết tờ khai để dâng lên chúa. 
- Chân dung của Thế tử Cán được miêu tả tính khí khô, mặt khẽ toàn những đường nét chết. Đó là một cơ thể ốm yếu. Đằng sau bức chân dung này là cả tập đoàn phong kiến của xã hội đàng Ngoài ốm yếu, bệnh tật không gì cứu vãn nổi.
6
3. Vào phủ chúa Trịnh, Lê Hữu Trác trình bày những điều tai nghe mắt thấy. 
+ Đó là cảnh sống xa hoa ngoài sức tưởng tượng của chúa Trịnh mà Lê Hữu Trác đã ghi lại được.
+ Đó là quyền uy của nhà chúa
+ Miêu tả những con người. Từ quan truyền chỉ đến quan Chánh đường, từ người lính khiêng võng, cầm đồng đến các quan ngự y. Từ những cô hầu gái đến phi tần mĩ nữ đều hiện lên rất rõ. Những rõ nhất là Thế tử Cán.
3. Củng cố, luyện tập (1’): 
Trắc nghiệm một số vấn đề về tác giả, tác phẩm.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’):
 + Bài cũ: 
 + Bài mới: Chuẩn bị phần tiếp: “Ôn tập Văn học trung đại Việt Nam”
- Trả lời phần 2(sgk)
- Ghi lại những nội dung khó hoặc không hiểu.	
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết: 30
ÔN TẬP
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức
 Hệ thống hoá những kiến thức đó học về văn học trung đại VN đó học trong chương trình ngữ văn lớp 11
b. Về kỹ năng
Tự đánh giá được kiến thức về văn học trung đại và phương pháp ôn tập, từ đó rút kinh nghiệm để học tốt hơn phần văn học.
c. Về thái độ
 ý thức được những giá trị của văn học trung đại Việt Nam
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
 - SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của HS
 - SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Từ đầu năm đến nay trong chương trình Ngữ văn lớp 11 cơ bản, chúng ta đã tìm hiểu văn học trung đại từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX. Để có cái nhìn tổng quát những kiến thức đã học, tiết học này, chúng ta ôn tập
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
- Cho biết giá trị ND thơ văn NĐC?
- Nêu giá trị nghệ thuật thơ văn NĐC?
Với VTNSCG... vì sao?
GV cho học sinh lập bảng tổng kết về tác giả, tác phẩm trong văn học trung đại.
Chia lớp thành 4 nhóm sau đó cho học sinh kiểm tra chéo, bổ sung hoàn thiện bảng hệ thống
Những đặc điểm cơ bản về thi pháp văn học trung đại?
GV phân tích giảng giải cho học sinh hiểu về đặc điểm thi pháp.
- Cho biết tư duy nghệ thuật mang tính công thức trong bài: Câu cá mùa thu- NK? 
- HS suy nghĩ trả lời 
HS tìm các điển tích, điển cố trong một số đoạn trích đã học và phân tích?
Tìm bút pháp ước lệ, tượng trưng trong bài: Bài ca ngắn...
- Nêu một số thể loại có tác phẩm minh hoạ?
- HS suy nghĩ trả lời 
15
10
15
4. Giá trị nội dung và NT thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:
* Giá trị nội dung:
- Đề cao đạo lý nhân nghĩa (Lục Vân Tiên)
- Tinh thần yêu nước chống xâm lăng (Các bài văn tế, thơ Nôm Đường luật, NTYTVĐáp...)
* Giá trị nghệ thuật:
- Tính chất đạo đức – trữ tình
- Màu sắc Nam Bộ qua ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
* Với VTNSCG, lần đầu tiên trong LS DT có một tượng đài bi tráng và bất tử về người nông dân – nghĩa sỹ.
- Trước NĐC, trong thơ văn VN chưa hề có một hình tượng NT nào hoàn chỉnh về người anh hùng nông dân – nghĩa sỹ.
- Yếu tố “bi”:đau buồn, thương tiếc: được gợi qua đời sống lam lũ, vất vả, nỗi dau thương mất mát của nghĩa sỹ và tiếng khóc của người còn sống.
- Yếu tố “tráng”: hào hùng, tráng lệ: được gợi lên qua lòng yêu nước, căm thù giặc, hành độnh quả cảm của nghĩa sỹ. Tiếng khóc đau thương, cao cả.
IV . Phương pháp
1. Lập bảng thống kê: (HS tự làm)
STT
Tên tác giả
Tên tác phẩm
Nội dung – nghệ thuật
1
Lê Hữu Trác
Vào phủ chúa Trịnh
- Phản ánh hiện thực, nhân cách thanh cao của LHT
- Kể,tả trung thực, thái độ, tâm trạng đúng mực,giọng thoáng mỉa mai.
2
...
...
...
2. Những đặc điểm riêng của VHTĐ:
* Tư duy nghệ thuật:
- Theo kiểu mẫu, công thức (quy phạm): tùng, cúc, trúc, mai...
VD: mùa thu câu cá: + Thu thiên
 + Thu thuỷ
 + Thu diệp
 + Ngư ông
- Sáng tạo trong tính quy phạm:
VD: Mùa thu câu cá: 
+ Cảnh thu mang những nét riêng của mùa thu Bắc bộ như : ao làng...; nước...; ngõ trúc...
+ Vàn “eo” gợi cảm giác không gian, ngoại cảnh và tâm cảnh như tĩnh lặng, thu hẹp dần.
* Quan niệm thẩm mỹ:
Hướng về cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái cao cả, tao nhã, ưa sử dụng điển tích, điển cố, thi liệu Hán học.
- Bút pháp nghệ thuật: thiên về ước lệ, tượng trưng.
VD: Bài ca ngắn đi trên bãi cát:
+ Hình ảnh bãi cát dài là môi trường, là XH, là con đường chông gai, nhọc nhằn mà con người buộc phải dấn thân để mưu cầu hạnh phúc.
+ Người đi đường là kẻ sỹ đang trên đường đi tìm lớ tưởng.
- Thể loại: Văn tế, hát nói, thơ Đường, ký sự...
+ Đặc điểm, hình thức NT thơ Đường Luật:
. Luật bằng, trắc 
. Niêm
. Phép đối: 2 cặp: 3 – 4 (thực) và 5 – 6(luận) phải đối nhau về thanh, từ loại, ý nghĩa...
" Tác dụng của phép đối: tạo âm hưởng cân đối, nhịp nhàng, hài hoà.
+ Đặc điểm của thể loại văn tế:
. Bố cục 4 phần
. Mở đầu phần Lung khởi thường dùng từ “thương ôi, hỡi ôi”
. Mở đầu phần Thích thực là cụm “Nhớ linh xưa”
. Giọng điệu: lâm li, thống thiết
+ Đặc điểm của thể hát nói:
. Thể thơ tổng hợp sử dụng các kiểu câu dài, ngắn khác nhau: ngũ ngôn, thất ngôn, lục bát, câu đối ngẫu, câu chữ Hán.
. Kết cấu:
 Phần mưỡu: Mấy câu lục bát đạt ở đầu bài hoặc cuối bài. Có mưỡu đơn (2 câu), mưỡu kép (nhiều câu).
 Phần hát nói: có 11 câu chia 3 trổ
 Trổ đầu: 4 câu
 Trổ giữa: 4 câu
 Trổ cuối: 3 câu, câu cuối 6 tiếng gợi cảm giác bâng khuâng, lơ lửng.
. Đặc điểm hát nói trong bài Bài ca ngất ngưởng của NCT đã biến cách. 
3. Củng cố, luyện tập (3’): 
Những sáng tạo về thi pháp trong văn thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến...
HS vận dụng các kiến thức đã học để trả lời
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’):
 + Bài cũ: 
- Học và nắm chắc nội dung bài học 
- Tìm đọc các văn bản văn học trung đã học và nắm chắc nội dung và nghệ thuật cơ bản.
 + Bài mới: Chuẩn bị “Trả bài viết số 2”
- Lập dàn ý đề bài làm văn số 2
- Ghi lại những điểm khó hoặc chưa hiểu, cần giải thích.

Tài liệu đính kèm:

  • doc29-30.doc