Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 27 Đọc thêm: Xin lập khoa luật (trích Tế cấp bát điều) - Nguyễn Trường Tộ

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 27 Đọc thêm: Xin lập khoa luật (trích Tế cấp bát điều) - Nguyễn Trường Tộ

Tiết 27

Đọc thêm: XIN LẬP KHOA LUẬT

(Trích Tế cấp bát điều)

 - Nguyễn Trường Tộ-

1. Mục tiêu

 a. Về kiến thức

- Hiểu tầm nhìn xa rộng và tiến bộ về vai trò của luật pháp đối với việc đảm bảo và phát triển của nhà nước pháp quyền và xã hội tuân thủ luật pháp.

- Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, kín kẽ, thuyết phục lí tình và tấm lòng trung thực của tác giả đối với dân, với nước.

 b. Về kỹ năng

Biết cách đọc hiểu thể loại điều trần.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1739Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 27 Đọc thêm: Xin lập khoa luật (trích Tế cấp bát điều) - Nguyễn Trường Tộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết 27
Đọc thêm: XIN LẬP KHOA LUẬT
(Trích Tế cấp bát điều)
- Nguyễn Trường Tộ-
1. Mục tiêu
 a. Về kiến thức
- Hiểu tầm nhìn xa rộng và tiến bộ về vai trò của luật pháp đối với việc đảm bảo và phát triển của nhà nước pháp quyền và xã hội tuân thủ luật pháp. 
- Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, kín kẽ, thuyết phục lí tình và tấm lòng trung thực của tác giả đối với dân, với nước.
 b. Về kỹ năng
Biết cách đọc hiểu thể loại điều trần.
 c. Về thái độ
 Thấy được tư tưởng tiến bộ của tác giả trong việc thực hiện luật pháp.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
 - SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của HS
 - SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ (5’):
CH: Vì sao nói chủ trương cầu hiền, biện pháp cầu hiền của Quang Trung là cụ thể và dễ dàng thực hiện?
TL:
- Ai cũng có quyền tham gia không phân biệt quan , dân
- Cách tiến cử đa dạng.
+ Được dâng sớ tâu bày.
+ Do các quan tiến cử.
+ Dâng sớ tự tiến cử.
- Lời hay, mưu hay được dùng, được khen thưởng, khuyến khích không kể thứ bậc.
- Lời không hợp, không dùng, có sơ suất không bắt tội, chỉ trích
- Kêu gọi mọi người tài đức chung vai gánh vác việc nước..
® Đường lối rộng mở, biện pháp cụ thể, dễ thực hiện => Tầm nhìn mang tính chiến lược của vua Quang Trung
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Nguyễn Trường Tộ theo đạo Thiên Chúa và là một học giả nổi tiếng với những tư tưởng đổi mới đất nước thể hiện trong tác phẩm chính luận – bản điều trần: Tế cấp bát điều (8 điều cần thiết gửi lên vua Tự Đức nhà Nguyễn. Bản điều trần thứ 27/60 là bản mang tên Xin lập khoa luật, bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội, nhà nước pháp quyền,; nhằm thuyết phục triều đình mở khoa luật.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
GV cho học sinh đọc phần tiểu dẫn và trình bày những nét chính về Nguyễn Trường Tộ.
Gv giới thiệu về thể loại...
6
I. TÌM HIỂU CHUNG
 1. Nguyễn Trường Tộ(1830-1871)
- Là trí thức yêu nước và theo đạo Thiên Chúa.
- Sớm tiếp xúc với tư tưởng phương Tây nên ông có nhiều tư tưởng tiến bộ. Ông đó dõng lờn vua Tự Đức nhiều bản điều trần có giá trị tập trung ở “Tứ cấp bát điều” nhưng tiếc là không được chấp nhận.
 2. Thể loại
 Điều trần dưới thời phong kiến là loại văn bản do bề tôi viết ra để dâng lên vua, trong đó trình bày kế sách trị nước.
- Bố cục: (1) Vai trò và tác dụng của luật pháp đối với xã hội; (2) Mối quan hệ giữa luật pháp với đạo Nho, văn chương nghệ thuật; (30 Mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức.
H/d hs tìm hiểu chi tiết
GV chia lớp thành 4 nhóm cho học sinh thảo luận 4 câu hỏi sau:
- Gía trị nội dung ở đoạn 1: Tác giả nêu nội dung của luật, tác dụng của luật, cách thức cụ thể để làm luật nghiêm minh ntn?
- Gía trị nội dung ở đoạn 2: Theo Nguyễn Trường Tộ, Nho học có truyền thống có tôn trọng luật pháp không? Vai trò của luật? 
- Gía trị nội dung ở đoạn 3: tác giả lý giải vai trò của luật ntn? Mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức?
- Gía trị nghệ thuật: Ngôn ngữ, cách biện pháp tu từ...Việc nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức văn chương có tác dụng gì đối với nghệ thuật biện luận trong đoạn trích?
Các nhóm lần lượt trình bày.
GV nhận xét, tham gia bình...
18
12
II. ĐỌC- HIỂU
a. Giá trị nội dung:
*Đoạn 1: Các nội dung của luật.
- Bao gồm: “kỉ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia, trong đó tam cương ngũ thường cho đến việc hành chính ...”
- Tác dụng: “quan dùng luật để trị, dân theo luật để mà giữ gìn”
- Nhấn mạnh vai trũ của luật đối với việc trị dân của vua, đến vấn đề dân chủ trong thi hành luật pháp.
- Cách thức cụ thể để làm cho luật được nghiêm minh
->tư tưởng tiến bộ.
*Đoạn 2: Khẳng định vai trò của luật
 Lí thuyết của sách Nho “chỉ là nói suông trên giấy”, đó là những lẽ phải nhưng tự nó không có khả năng làm cho mọi người thay đổi tâm tính, tự giác sửa mình
->khẳng định luật cần thiết đối với sự ổn định xã hội.
*Đoạn 3: lý giải thấu đáo vai trò của luật, đồng thời giải quyết triệt để những nghi ngờ về khả năng của luật. Luật pháp và đạo đức có mối quan hệ với nhau “trái luật là tội, giữ đúng luật là đức” công bằng luật pháp là đạo đức. Đạo đức là chí công vô tư
à khẳng định lập khoa luật để dạy dân là việc làm cấp thiết.
b. Giá trị nghệ thuật
- Lối viết sắc sảo, xây dựng yếu tố có tính tương phản, đối lập để từ đó làm nổi bật tính ưu việt của việc trị nước bằng luật.
- Ngôn ngữ linh hoạt khi chuyển ý, chuyển câu.
- Các dẫn chứng đều xác thực, so sánh đáng tin cậy.
- Câu hỏi tu từ, các câu hỏi tu từ như lặp cú pháp đó thể hiện đắc lực cho việc thể hiện mục đích của bản điều trần.
c. Củng cố, luyện tập (2’): 
Gía trị, tư tưởng tác phẩm?
Tác phẩm đó làm sáng tỏ vai trò của luật pháp đối với việc xây dựng và bảo vệ sự ổn định của đất nước 
-> quan điểm trị nước tiến bộ, đó là sự dân chủ, công bằng và nghiêm minh.
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’):
 + Bài cũ: 
 - Tư tưởng mới mẻ tiến bộ của tác giả.
 - Tìm hiểu và nhận xét về tình hình thực hiện luật pháp ở nước ta hiện nay trên một lĩnh vực mà em biết.
 + Bài mới: Chuẩn bị “Thực hành nghĩa của từ trong sử dụng”
- Xem lại và hệ thống hoá những kiến thức về sự chuyển nghĩa, về từ nhiều nghĩa, đồng nghĩa đó học ở lớp 7.
- Làm các bài tập ở sgk.
- Tìm ví dụ trong thơ văn có sử dụng nghĩa chuyển; 3 ví dụ về từ đồng nghĩa và đặt câu.

Tài liệu đính kèm:

  • doc27..doc