Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 19, 20: Tấm cám

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 19, 20: Tấm cám

A. Mục tiêu bài học: Giúp HS

 _ Tìm hiểu truyện cổ tích thần kỳ Tấm Cám để nắm được: nội dung, biện pháp nghệ thuật của truyện.

 _ Biết cách đọc và hiểu một truyện cổ tích thần kỳ; nhận biết được một truyện cổ tích thần kỳ qua đặc trưng thể loại.

 _ Có được tình yêu đối với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống.

B. Phương tiện thực hiện:

 _ GV: Sgv, sgk, tài liệu soạn giảng

 _ HS: Sgk, vở bài soạn

C. Cách thức tiến hành:

 _ GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái hiện, thuyết minh, kết hợp với hình thức trao đổi thảo luận nhóm.

D. Tiến trình dạy học:

 1- Ổn định tổ chức:

 2- Kiểm tra bài cũ: Qua đoạn trích “ Rama buộc tội”, người Ấn Độ cổ đại quan niệm thế nào là người anh hùng lý tưởng, người phụ nữ lý tưởng?

 3- Giới thiệu bài mới:

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2283Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 19, 20: Tấm cám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19 – 20
Truyện cổ tích:
TẤM CÁM
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS
 _ Tìm hiểu truyện cổ tích thần kỳ Tấm Cám để nắm được: nội dung, biện pháp nghệ thuật của truyện.
 _ Biết cách đọc và hiểu một truyện cổ tích thần kỳ; nhận biết được một truyện cổ tích thần kỳ qua đặc trưng thể loại.
 _ Có được tình yêu đối với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống.
 Phương tiện thực hiện:
 _ GV: Sgv, sgk, tài liệu soạn giảng
 _ HS: Sgk, vở bài soạn
C. Cách thức tiến hành:
 _ GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái hiện, thuyết minh, kết hợp với hình thức trao đổi thảo luận nhóm.
D. Tiến trình dạy học: 
 1- Ổn định tổ chức:
 2- Kiểm tra bài cũ: Qua đoạn trích “ Rama buộc tội”, người Ấn Độ cổ đại quan niệm thế nào là người anh hùng lý tưởng, người phụ nữ lý tưởng?
 3- Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
( Hướng dẫn hs tìm hiểu chung)
Thao tác 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu thể loại cổ tích thần kỳ.
_ Gv: Yêu cầu hs đọc tiều dẫn sgk.
_ Gv: Có bao nhiêu loại cổ tích?
_ Gv: Chốt ý chính.
 _ Cổ tích có 3 loại: Cổ tích thần kỳ, cổ tích loài vật, cổ tích sinh hoạt.
_ Gv: Đặc trưng của truyện cổ tích thần kỳ?
_ Gv: Nội dung?
_Gv: Tuyện Tấm Cám thuộc loại cổ tích nào?
Thao tác 2: Hướng dẫn Hs đọc – kể truyện Tấm Cám
_ Gv: Yêu cầu đọc gợi lại không khí cổ tích, chú ý những câu văn vần, kết hợp đọc và kể.
_ Gv: Đọc mẫu, kể 1 đoạn.
_ Hs: Kể tiếp cho đến hết truyện.
_ Gv: Nhận xét.
Thao tác 3: Giải thích từ khó.
_ Gv: Giải thích theo chú thích chân trang.
Thao tác 4: Hướng dẫn Hs chia bố cục.
_ Gv: Văn bản có thể chia thành mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
Hoạt động 2
( Hướng dẫn hs tìn hiểu văn bản)
Thao tác 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu Nhân vật và mâu thuẫn – xung đột.
_ Gv: Theo dõi toàn truyện, ta thấy nổi bật lên sự đối lập và mâu thuẫn gì, giữa nhân vật nào?
_ Gv: Mâu thuẫn nào là chủ yếu? 
_ Gv: Nếu xét ở mối quan hệ xã hội, mâu thuẫn – xung đột của truyện là gì?
_ Gv: Kết quả cuối cùng của những mâu thẫn – xung đột?
_ Gv: Kết thúc thắng lợi của cái thiện, trừng trị đích đáng cái ác. 
_ Gv: Muốn tìm hiểu giá trị và đặc điểm tư tưởng – nghệ thuật thực chất là phân tích mâu thuẫn – xung đột giữa ba nhân vật.
Thao tác 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu diễn biến mâu thuẫn – xung đột.
_ Gv: Mâu thuẫn – xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám có thể chia thành mấy chặng đường? Tóm tắt sự việc chính trong từng chặng đường. Chặng nào quyết liệt nhất?
_ Gv: Chốt ý: Có thể chia thành 3 chặng đường
(a) Bắt tép –> chăn trâu – > xem hội –> thành hoàng hậu.
(b) 4 lần bị giết –> 4 lần hóa thân ( quyết liệt nhất).
(c) Trả thù.
_ Gv: Mâu thuẫn đầu tiên xuất phát từ sự việc gì?
_ Gv: Dẫn dắt tìm hiểu chặng 1 bằng hệ thống câu hỏi
 + Tại sao Cám lại lứa dối chị mình? -> yếm đỏ -> vật chất.
 + Con bống còn sót lại có ý nghĩa gì? -> phần thưởng cho sự siêng năng, chi tiết tiêu biểu có vai trò dẫn dắt mạch câu chuyện.
 + Hình ảnh cục máu nổi lên nói lên điều gì? -> Sự tích tụ oan ức, oán hờn, tố cáo tội ác.
 + Giết bống, mẹ con Cám vì lí do gì? Có phải ham ăn không? 
-> Muốn giành lấy tất cả của Tấm, thậm chí là niềm vui nhỏ nhoi -> tinh thần.
 + Mẹ con Cám bày kế không cho Tấm đi xem hội như thế nào? Dã tâm của chúng là gì? -> Tước đoạt tất cả của Tấm ngay cả niềm vui sống.
 + Chiếc giày đánh rơi có ý nghĩa gì? -> Một trong những hình ảnh – chi tiết độc đáo, bởi nó không chỉ là tưởng tượng đẹp mà nó còn là chiếc cầu nối để Tấm gặp vua và là chiếc cầu dẫn Tấm vào hoàng cung.
_ Gv: Nhận xét nhân vật Tấm, mẹ con Cám.
_ Gv: Hướng dẫn hs tìm hiểu mâu thuẫn – xung đột chặng hai
_ Gv: Gợi dẫn hs tìm hiểu chi tiết bằng hệ thống câu hỏi.
 + Mâu thuẫn – xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám khi Tấm trở thành hoàng hậu có giảm đi hay ngược lại? Vì sao?
 + Bốn lần giết Tấm một cách quyết liệt vô cùng độc ác chứng tỏ điều gì nơi mẹ con Cám?
 + Vì sao Tấm không chết?
 + Bốn lần hóa thân của Tấm sau mỗi lần bị giết chứng tỏ điều gì ở Tấm>
 + Những câu văn vần trong truyện đóng vai trò gì?
 + Tấm, cuối cùng cũng trở thành người, lại xinh đẹp hơn xưa, lại trở về ngôi vị hoàng hậu, nói lên điều gì?
 + Vì sao trong chặng này không thấy Bụt xuất hiện lần nào, không thấy Tấm khóc?
_ Gv: Hướng dẫn hs tìm hiểu chặng 3
_ Gv: Nêu vấn đề thảo luận – tranh luận: 
 + Ý kiến đồng tình với cách trả thù của Tấm. Cho rằng nhu thế là hợp lý, là đích đáng. Mẹ con Cám đáng bị trừng trị như vậy.
 + Ý kiến không đồng tình với hành động của Tấm. Cho rằng như thế trái với bàn chất hiền hậu của Tấm, làm giảm vẻ đẹp thuần khiết của nhân vật. So với nhân vật Thạch Sanh, Tấm không bằng, Tấm cũng hẹp hòi, tàn nhẫn.
 + Ý kiến của em?
Hoạt động 3
(Hướng dẫn hs tổng kết)
Thao tác 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu chủ đề.
_ Gv: Em hiểu nhu thế nào về chủ đề truyện?
Thao tác 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu nghệ thuật truyện.
_ Gv: Truyện Tấm Cám hấp dẫn người nghe nhờ biện pháp nghệ thuật gì?
_ Gv: Nhân vật Tấm có đặc sắc gì về phương diện phậm chất và nghệ thuật xây dựng?
I. Tìm hiểu chung:
1. Cổ tích thần kỳ:
_ Đặc trưng: có sự tham gia của yếu tố thần kỳ.
_ Nội dung: Thể hiện ước mơ cháy bổng của nhân dân về hạnh phúc và công bằng xã hội.
Tấm Cám thuộc truyện cổ tích thần kỳ.
2. Đọc – kể
3. Giải thích từ khó: Sgk.
4. Bố cục:
 Chia làm 3 phần:
_ Mở truyện: Ngày xưa  việc nặng
Giới thiệu các nhân vật chính và hoàn cảnh truyện.
_ Thân truyện: Một hôm  về cung 
Diễn biến câu chuyện.
_ Kết truyện: tấm trở lại thành người
II. Đọc – hiểu văn bản_
1. Nhân vật và mâu thuẫn – xung đột.
_ Mâu thuẫn – xung đột gia đình: 
 + Tấm > chủ yếu.
 + Tấm >< Dì ghẻ ( mẹ ghẻ con chồng)
=> Tấm >< Mẹ con Cám.
_ Mâu thuẫn – xung đột xã hội: thiện và ác.
2. Diễn biến – mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám.
Chặng 1:
Chặng
Tấm
Mẹ con Cám
Yếu tố tk, chi tiết tb
a. Đi bắt tép
b. Đi chăn trâu
c. Đi xem hội
_ Chăm chỉ -> giỏ tép 
_ Khóc
_ Chăn đồng xa
_ Khóc
_ Chôn xương
_ Nhặt thóc
_ Khóc
_ Đi hội -> thử giày -> hoàng hậu.
=> bất hạnh, hiền lành, thụ động, yếu đuối.
_ Lười biếng –> không được gì 
_ Lừa chị mình -> lãnh thưởng.
_ Bày mưu
_ Giết bống
_ Bầy mưu
=> thâm độc, nhẫn tâm.
_ Yếm đỏ
_ Bụt - > giúp Tấm
_ Cá bống
_ Con gà biết nói
_ Bốn lọ xương
_ Bụt -> giúp Tấm
_ Chim sẻ.
_ Chiếc giày đánh rơi.
=> giúp Tấm vượt qua khó khăn -> nét hấp dẫn của loại truyện này.
* Sơ kết:
_ Mâu thuẫn gia đình xoay quanh quyền lợi vật chất và tinh thần.
b. Chặng 2:
Chặng 2
Tấm
Mẹ con Cám
1
2
3
4
_ Về giỗ bố
_ Trèo cau
_ Ngã chết
_ Vàng anh -> hót mắng Cám
_ 2 cây xoan đào
_ Khung cửi -> khung cửi nguyền rủa Cám
_ Cây thị
 => Trưởng thành hơn.
_ Bày mưu độc
_ Đẵn gốc cau
_ Đưa Cám vào cung
_ Giết chim
_ Chặt cây
_ Đốt khung cửi.
=> Độc ác, tàn nhẫn, thâm dộc hơn.
Sơ kết:
_ Mâu thuẫn – xung đột ngày càng căng thẳng, gay gắt, quyết liệt.
_ Ý nghĩa của bốn lần hóa thân: Chứng minh sức sống mãnh liệt của Tấm, thể hiện quan niệm luân hồi của đạo Phật -> Tấm phải sống để hưởng hạnh phúc, để trừng trị những lẻ độc ác.
c. Tấm trả thù:
_ Tấm đại diện cong lý xã hội, đó là kết cục tất yếu của kẻ ác.
III. Tổng kết
1. Chủ đề:
_ Sức sống và trỗi dậy mãnh liệt của con người trước dập vùi, tấn công của thế lực thù địch. Đó là sức mạnh thiện thắng ác qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng, đến cùng.
_ Chiến thắng của cái thiện thể hiện ước mơ và tinh thần lạc quan của nhân dân.
2. Nghệ thuật:
_ Cốt truyện li kỳ, hấp dẫn, sự tham gia của các yếu tố thần kỳ, khắc họa vẻ đẹp hình tượng nhân vật Tấm.
E. Củng cố
 _ Nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện này là gì?
F. Dặn dò
 _ Học bài
 _ Chuẩn bị bài mới “ Miêu tà – biểu cam”, trả lời câu hỏi sgk.
 _ Ôn tập: miêu tả, biểu cảm, tự sự.

Tài liệu đính kèm:

  • docTam Cam(1).doc