Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 114: Tóm tắt văn bản nghị luận

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 114: Tóm tắt văn bản nghị luận

Tiết 115

TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

1. Mục tiêu

 Giúp học sinh:

 a. Về kiến thức

 - Mục đích tóm tắt văn bản nghị luận ;

- Các yêu cầu tóm tắt văn bản nghị luận.

- Cách tóm tắt văn bản nghị luận.

 b. Về kĩ năng

 Có kĩ năng tóm tắt văn bản nghị luận.

 c. Về thái độ

 Trình bày miệng bài tóm tắt trước tập thể

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 7762Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 114: Tóm tắt văn bản nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết 115
TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
1. Mục tiêu
 Giúp học sinh: 
 a. Về kiến thức
Mục đích tóm tắt văn bản nghị luận ; 
Các yêu cầu tóm tắt văn bản nghị luận.
Cách tóm tắt văn bản nghị luận.
 b. Về kĩ năng
Có kĩ năng tóm tắt văn bản nghị luận.
 c. Về thái độ
Trình bày miệng bài tóm tắt trước tập thể
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
 SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của học sinh
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: không
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Tóm tắt văn bản nghị luận có ý nghĩa quan trọng. Nó là trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản gốc, theo mục đích sử dụng của mình. Giúp người đọc nắm được nguồn dữ liệu, các thao tác, để sử dụng, để rèn luyện khả năng tư duy của mình...
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
TG
Hoạt động của học sinh
10
 I. Mục đích-yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận. 
 Hs làm việc với sgk
- Mục đích của việc tóm tắt văn bản nghị luận?
1. Mục đích : Trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản gốc, theo mục đích sử dụng của mình.
(Nắm được nguồn dữ liệu, các thao tác, để sử dụng, để rèn luyện khả năng tư duy của mình) 
- Yêu cầu của việc tóm tắt?
2. Yêu cầu:
+ Đảm bảo các tư tưởng, luận điểm của văn bản gốc. Không được tự ý thêm thắt, xuyên tạc.
+ Diễn đạt ngắn, gọn, súc tích (loại bỏ những thông tin khôngphù hợp với mục đích tóm tắt) .
-Hs đọc văn bản sgk
- Nêu vấn đề mà tác giả đưa ra bàn bạc? 
15
II. Cách tóm tắt
1. Ngữ liệu
- Vấn đề tác giả đưa ra bàn bạc:
+ Ở nước ta không có luân lí xã hội . 
- Dựa vào đâu mà ta biết được vấn đề tác giả đưa ra bàn bạc?
- Các dẫn chứng
+ Dân ta “phải ai tai nấy, ai chết mặc ai” “dân không biết đoàn thể, không trọng công ích” ‘thấy quyền thế thì chạy theo quỵ luỵ, dựa dẫm”
- Mục đích viết văn bản này của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh?
- Thức tỉnh luân lí đạo đức cho dân
- Phê phán bọn quan lại Nam triều
- Làm sao cho dân ta phát triển dân trí, để giành lại độc lập tự do.
- Tìm các câu văn thể hiện luận điểm của tác giả?
+ Câu 1: “xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến”
+ Câu 2: “Cái xã hội chủ nghĩa bên châu Âu rất thịnh hành”
+ Câu 3: “Người ta có ăn học biết xét kĩ thấy xa như thế còn người nước mình thì sao”
+ Câu 4: “Dân không biết...chẳng biết có dân”
+ Câu 5: “Những kẻ ở vườn... mùi làm quan”
+ Câu 6: “Nay muốn...đoàn thể đã”
à Trong luận điểm thứ tư này tác giả dùng sáu luận cứ để làm rõ luận điểm. 
Trình bày cách tóm tắt văn bản nghị luận?
5
2. Cách tóm tắt
- Đọc kĩ văn bản gốc.
- Dựa vào phần mở đầu, nhan đề để lựa chọn những ý, những chi tiết phù hợp với mục đích tóm tắt.
- Đọc từng đoạn để nắm được các luận điểm cần triển khai.
- Tìm cách diê
-Hs thảo luận nhóm
10
II/ Luyện tập
* Câu 1
-Sự đa dạng và thống nhất của người In-đô-nê-xi-a
-Xuân Diệu là một tài năng về nhiều mặt
- Hs thảo luận nhóm
- Xác định vấn đề và mục đích nghị luận?
* Câu 2
-Vấn đề nghị luận: nguồn nước ngọt ngày càng bị khan hiếm
-Liên hợp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt
Mục đích: mọi người thấy vấn đề cấp bách.
Mọi người phải có trách nhiệm tiết kiệm nước
Mọi người đều phải tham gia việc bảo vệ nguồn nước ngọt, chống ô nhiễm. 
- Tìm các luận điểm được thể hiện trong văn bản?
Luận điểm 1:
Trong đời sống, thứ tài sản bị huỷ hoại và lãng phí nhiều nhất là nước.
Luận điểm 2:
Các nhà khoa học đã cho biết, nước ngọt trên trái đất này là có hạn
Luận điểm 3:
Trên trái đất, không phải nước nào cũng may mắn được trời cho đủ nước ngọt để dùng.
Luận điểm 4:
Liên hợp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt.
- Tóm tắt văn bản bằng ba câu.
 “Tài sản bị huỷ hoại và lãng phí nhiều nhất là nước ngọt, Nước ngọt trên trái đất là có hạn, người tăng lên, công nghiệp phát triển, nước sử dụng nhiều và nước thải làm ô nhiễm hồ, ao, sông, ngòi.Chúng ta phải biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch” 
c. Củng cố, luyện tập (3')
Xác định vấn đề và mục đích nghị luận trong văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1')
 + Bài cũ: Nắm vững nội dung bài học.
 + Bài mới: Soạn bài tiếp theo Ôn tập Tiếng Việt.

Tài liệu đính kèm:

  • doc114.doc