Tiết 108
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN( tiết 2)
1. Mục tiêu
Giúp học sinh:
a. Về kiến thức
Nắm được khái niệm các khái niệm ngôn ngữ chính luận, đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận.
b. Về kĩ năng
Có kĩ năng nhận biết và phân tích được đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận, nâng cao một bước kĩ năng viết nghị luận
Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: 11A Ngày dạy: Dạy lớp: 11B Ngày dạy: Dạy lớp: 11C Tiết 108 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN( tiết 2) 1. Mục tiêu Giúp học sinh: a. Về kiến thức Nắm được khái niệm các khái niệm ngôn ngữ chính luận, đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận. b. Về kĩ năng Có kĩ năng nhận biết và phân tích được đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận, nâng cao một bước kĩ năng viết nghị luận c. Về thái độ Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ dân tộc. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của giáo viên SGK, SGV, GA, TLTK. b. Chuẩn bị của học sinh SGK, bài soạn, tài liệu liên quan 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: 5 phút Câu hỏi: Nêu khái niệm phong cách văn chính luận? Trả lời: - Là kiểu diễn đạt khi bày tỏ chính kiến (ý kiến cá nhân) và quan điểm (Cách nhìn nhận, đánh giá) đối với những vấn đề thuộc lĩnh vực chính trị - xã hội (lời kêu gọi, tuyên ngôn, báo cáo chính trị, giáo dục quốc phòng, kinh tế, văn hoá, ...) - Tác động mạnh mẽ đến lí trí và tình cảm của ngời nghe (ngời đọc), để tìm sự đồng tình, đồng ý làm theo mình. Là loại văn bản tồn tại trong dạng nói và dạng viết. * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Trong văn bản chính luận, ngôn ngữ chính luận là phương tiện chính giúp người trình bày bày tỏ ý kiến hoặc bình luận , đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, một chính sách, chủ trương theo quan điểm chính trị nhất định. Trong tiết học này chúng ta sẽ được biết về ý nghĩa cũng như đặc trưng của ngôn ngữ chính luận trong văn bản chính luận . b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh - Ngôn ngữ chính luận sử dụng từ ngữ như thế nào? - Văn bản chính luận có kết cấu như thế nào ? - Trong chương trình THCS và PTTH em đã được học (hoặc đọc) những tác phẩm văn học chính luận nào ? - Cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Hịch tửớng sĩ (Trần Quốc Tuấn) - Tuyên ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Không có gì quý hơn độc lập tự do (Hồ Chí Minh), ... - Những ví dụ dùng những biện pháp tu từ nào? Chỉ ra những từ ngữ cụ thể ? VD: Nàng rằng: “Khoẳng vắng đêm trường, Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”. (Truyện Kiều –Nguyễn Du ). VD: Tuy bạn Hải làm sai nhưng bạn đã có công khắc phục hậu quả và nhiệt tình giúp người khác. Tuy cô ấy không cao nhưng người khác phải ngước nhìn. Phong cách chính luận sử dụng các biện pháp tu từ như thế nào? - Tính công khai về quan điểm chính trị được thể hiện như thế nào ? - Tính chặt chẽ trong diễn đạt, suy luận được thể hiện như thế nào ? - Tính truyền cảm, thuyết phục được thể hiện như thế nào ? 15 10 II. Đặc điểm sử dụng các phương tiện diễn đạt trong phong cách ngôn ngữ chính luận 1. Các phương tiện diễn đạt a. Từ ngữ: Sử dụng vốn từ ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị: Lập trường, quan điểm, bình đẳng, quyền lợi, kinh tế, đồng minh, độc lập, chính phủ, ... - Kết hợp với những từ ngữ riêng có màu sắc chính trị của phong cách ngôn ngữ chính luận. - Lưu ý khi sử dụng phong cách ngôn ngữ chính luận: Người viết (người nói) phải có quan điểm chính trị rõ ràng, đúng đắn. b. Về ngữ pháp: - Sử dụng kiểu câu có kết cấu chuẩn mực gần với những phán đoán lôgíc trong một hệ thống lập luận, câu trước gợi câu sau, câu sau nối tiếp câu trước theo một mạch suy luận. - Những câu phức hợp có từ liên kết: Do vậy, bởi thế, cho nên, vì lẽ đó - Câu ghép chính phụ có quan hệ nguyên nhân-kết quả: Vì C1V1 nên C2V2. - Câu ghép chính phụ có quan hệ nhượng bộ-tăng tiến: Tuy C1V1 nhưng C2V2. - Câu ghép chính phụ có quan hệ phương tiện, mục đích: Để, (bằng, với) C1V1 thì C2V2. - Sử dụng nhiều kiểu câu Câu đơn, câu ghép, câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu rút gọn, câu đặc biệt và cả một số cấu trúc cú pháp khẩu ngữ. c. Biện pháp tu từ: * Bố cục, trình bày: Sắp xếp ý khoa học, ý kiến đa ra phải chính xác, lập luận phải chặt chẽ. * Sử dụng tất cả các biện pháp tu từ. - Tu từ từ vựng: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, cuờng điệu, đối. - Tu từ cú pháp: Điệp ngữ, liệt kê, chêm xen, câu đặc biệt, lặp cú pháp, câu hỏi tu từ. - Việc dùng biện pháp tu từ chỉ giúp cho lí lẽ và lập luận thêm hấp dẫn chứ không phảI là chủ yếu. Mục đích của VBCL là thuyết phục người đọc, người nghe bằng lí lẽ và lập luận. - Văn nói (khẩu ngữ): phát âm, diễn đạt cần khúc chiết, rõ ràng, mạch lạc sử dụng cả ngữ điệu, giọng điệu. 2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận a. Tính công khai về quan điểm chính trị - Đề tài: những vấn đề thời sự, trong cuộc sống, ngôn từ chính luận có chức năng thông tin khách quan, thể hiện đường lối, quan điểm, tháI độ chính trị của người viết một cách công khai, dứt khoát, không che giấu, úp mở. - Từ ngữ: được cân nhắc kĩ càng, thể hiện lập trường, quan điểm chính trị. - Tránh dùng từ ngữ mơ hồ, không thể hiện tháI độ chính trị rõ ràng dứt khoát tránh câu nhiều hàm ý làm người đọc lẫn lộn quan điểm, lập trường, chính kiến. b. Tính chặt chẽ trong diễn đạt, suy luận - Biểu hiện ở hệ thống luận điểm, luận cứ . Tìm ý lớn, ý nhỏ, từng câu, đoạn phối hợp với nhau một cách mạch lạc, rõ ràng dễ hiểu. Không ý nọ nhằng ý kia, chưa giảI quyết trọn vẹn ý này đã sang ý khác, không đảm bảo tính lôgíc trong diễn đạt. c. Tính truyền cảm, thuyết phục - Mục đích của văn chính luận là tạo ra sức hấp dẫn, lôi cuốn. - Giọng văn phảI hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết. Văn chính luận phảI thể hiện cá tính sáng tạo. Diễn thuyết thì ngữ điệu, giọng nói hỗ trợ cho lí lẽ, ngôn từ. uag cuỷa doứng soõng vaứ nhửừng chieỏn coõng hieồn haựch ụỷ ủaõyựcõng oanh lieọt nhaỏt trong lũch sửỷ d c. Củng cố, luyện tập (13') * Ghi nhớ: SGK. Bài tập thực hành: 1. “ Đánh cho tiếng chiêng vợt qua sàn nhà vang xuống đất! Đánh cho tiếng chiêng vợt qua mái nhà vang lên trời và lan ra khắp cả xứ! Hãy đánh cho đến lúc voi và tê giác phải lắng tai nghe và quên cho con bú! Đánh cho ếch nhái và dế cũng phải lắng tai nghe và không kêu nữa”. (Trường ca Đăm San) 2. “ Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lửợng đoàn kết của nhân dân. Thiện nghĩa là tốt đẹp, vẻ vang. Trong xã hội không gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân”. (Hồ Chí Minh). => Đáp án: Câu 1: thuộc phong cách ngôn ngữ văn chửơng. Câu 2: thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. => Những dấu hiệu giúp ta nhận diện đửợc phong cách ngôn ngữ chính luận : Đề cập đến lĩnh vực chính trị - xã hội. Thái độ bình giá công khai về “nhân dân”, “đoàn kết”, “nhân nghĩa”. Có tính truyền cảm mạnh mẽ bởi những câu khẳng định chắc nịch ( “không có gì quý bằng” “không gì mạnh bằng” “không gì tốt đẹp, vẻ vang bằng” , cách lập luận chặt chẽ thấu lý, đạt tình . 3. “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải đuợc độc lập.” (Hồ Chí Minh) => Câu 1: Biện pháp tu từ điệp ngữ. 4. .. “ Nó đã bảo lão là đồ chó đểu, đồ khốn nạn, và những gì gì nữa, và cuối cùng hết tiếng chửi, nó dậm chân thình thình xuống sàn xe, rít lên: “Mẹ cha đồ xã hội chủ nghĩa! Ông sẽ cho mày vào tù”. Hồi ấy lão chẳng hiểu xã hội chủ nghĩa là gì... Cách mạng thì lão còn biết, còn “ Xã hội chủ nghĩa” là gì thì lão chẳng biết, và lúc ấy lão tưởng đó là câu chửi tục nhất trong các câu chửi... Lão trả miếng ngay: “Mày là đồ xã hội chủ nghĩa ấy... có cút đi ngay không, không ông đánh cho tuốt xác!”. (Đất vỡ hoang - Mikhain Sôlôkhốp) 5. Hãy phân tích những ví dụ sau và cho biết chúng dùng kiểu câu gì ? Hãy chỉ ra những từ ngữ cụ thể ? a. “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi X đửợc trình bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy. Nhửng cũng có khi X cất giấu trong rương trong hòm”. (Hồ Chí Minh) b. “ Từ phong trào này sẽ nảy nở tài năng mới làm cho đội ngũ những người làm công tác văn nghệ đông đảo hơn lên , sáng tác, biểu diễn và phê bình văn nghệ dồi dào thêm, sinh hoạt văn nghệ trở nên phong phú”. (Đặng Thai Mai) => Đáp án: 1. “Tinh thần yêu nớc cũng nhử các thứ của quý. => Câu 1: Cấu trúc tỉnh lửợc (X). Câu 2: Câu đặc biệt - vị từ chỉ sự xuất hịên (“Sẽ nảy nở”) 6. “Sự nghiệp của chúng ta giống nhử rừng dương lên, đầy nhựa sống và ngày càng lớn nhanh chóng. Đi sâu vào từng nhóm cây, từng cây chúng ta thấy có những cây của chúng ta còn có bệnh, cong queo, cha phải tốt lắm, nhửng phải thấy những cây ấy có sức vuơn lên bởi vì nó có rừng che chở và tất cả những cây cộng lại thành rừng”. (Phạm Văn Đồng) =>Câu 2: Biện pháp tu từ so sánh. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1') + Bài cũ: - Nắm chắc bốn đặc trung của phong cách văn chính luận.Làm bài tập 1, 2, 3 trang 108. + Bài mới: Soạn bài tiếp theo theo hướng dẫn sách giáo khoa
Tài liệu đính kèm: