Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 101: Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 101: Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh

Tiết 101

VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

Phan Châu Trinh

1. Mục tiêu

Giúp học sinh:

a. Về kiến thức

 - Cảm nhận được tinh thần yêu nước tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh.

- Thấy được sức thuyết phục của bài diễn thuyết.

b. Về kĩ năng

 - Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản chính luận.

- Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận.

c. Về thái độ

 Yêu chuộng hoà bình, lạc quan tin tưởng vào tương lai đất nước.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1400Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 101: Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết 101
VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA
Phan Châu Trinh
1. Mục tiêu
Giúp học sinh:
a. Về kiến thức
Cảm nhận được tinh thần yêu nước tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh.
Thấy được sức thuyết phục của bài diễn thuyết.
b. Về kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản chính luận.
Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận.
c. Về thái độ
Yêu chuộng hoà bình, lạc quan tin tưởng vào tương lai đất nước.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của học sinh
SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: Không
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Diễn thuyết là hình thức giao tiếp với công chúng thường được các nhà chính trị dùng để khẳng định, phổ biến một tư tưởng, quan niệm, một đường lối chính trị, kinh tế, văn hoá nào đó. Bài Về luân lí xã hội ở nước ta là một đoạn trích trong Đạo đức và luân lí Đông Tây của Phan Châu Trinh được ông sử dụng hình thức diễn thuyết rất có hiệu quả trong cuộc đời hoạt động chính trị.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
GV: định hướng HS làm việc với SGK tìm hiểu phần Tiểu dẫn
10
I. Tìm hiểu chung
Trình bày những hiểu biết của em về tác giả PCT?
- Phan Châu Trinh là nhà yêu nước và cách mạng lớn của Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Là người luôn có ý thức dùng văn chương để làm cách mạng.
Trình bày những hiểu biết của em về tác phẩm?
GV nói về diễn thuyết:
- Là hình thức giao tiếp với công chúng. Người diễn thyết có thể có thể chọn hình thức ứng tác hay nói dựa vào bài soạn sẵn. Muốn diễn thuyết thuyết phục, diễn giả phải nắm chắc đối tượng nghe, xác định chủ đề rõ ràng, lập luận khúc chiết.
- Ngôn ngữ có thể dung dị hay bóng bảy nhưng không quá trừu tượng, khó hiểu. Tâm huyết của người diễn thyết phải được thể hiện rõ trong giọng điệu, nhịp điệu, ngữ điệu bài nói.
- Tác phẩm:
+ Thuộc phần 3 của bài diễn thuyết Đạo đức và luân lí Đông Tây. được PCT diễn thuyết vào đêm 19/11/1925 tại Sài Gòn.
+ Thể loại: văn bản diễn thuyết.
Xác định bố cục của tác phẩm?
+ Bố cục:
- Đoạn 1: Nêu hiện trạng của nước ta, khẳng định nước ta tuyệt nhiên không có luân lí.
- Đoạn 2: Chỉ ra những biểu hiện cụ thể làm sáng tỏ ý đã khẳng định.
- Đoạn 3: Nêu lên giải pháp.
Hướng dẫn HS đọc- hiểu nội dung và nghệ thuật
14
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đoạn 1. Nêu hiện trạng của nước ta
Em hiểu thế nào là luân lí xã hội?
- Theo từ điển văn học: Luân lí xã hội: Khái niệm dùng để chỉ những quan niệm, nguyên tắc, quy định hợp lí lẽ, thường chi phối mọi quan hệ, hoạt động và phát triển xã hội.
- Theo quan niệm của PCT: Luân lí xã hội là luân lí của chủ nghĩa xã hội, coi trọng sự bình đẳng của con người, không chỉ quan tâm đến từng gia đình mà còn đến cả thế giới. 
Vậy Phan Châu Trinh khẳng định với chúng ta điều gì về luân lí xã hội ở Việt Nam chúng ta? Tại sao tác giả nói vậy?
- Hiện trạng: nước ta tuyệt nhiên không có luân lí xã hội:
+ Khẳng định: "Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến"
+ Nguyên nhân:
->Thứ nhất: Luân lí gia đình và luân lí quốc gia đều đã bị tiêu vong (nguyên nhân mất nước). Hai tiếng bè bạn không thể hiểu là luân lí xã hội.
-> Thứ hai: Luân lí xã hội như ở phương Tây, ta chưa có ý niệm gì hết.
Nhận xét về cách vào đề của tác giả? (Kiểu câu, cách đặt vấn đề...)
=> Đặt vấn đề một cách trực tiếp, dùng kiểu câu phủ định ngay từ đầu và các yếu tố cảm thán gây ấn tượng mạnh với người đọc, thể hiện tư duy nhạy bén, thức thời của Phan Châu Trinh.
16
2. Đoạn 2: Những biểu hiện cụ thể
Những lí do, dẫn chứng nào khiến tác giả khẳng định nước ta tuyệt nhiên không có luân lí xã hội?
Bên Châu Âu: 
Bên Châu Âu thì luân lí xã hội như thế nào?
- Rất thịnh hành và phát triển
- Dẫn chứng : Khi người có quyền thế hoặc chính phủ, cậy quyền thế, sức mạnh đè nén, áp bức quyền lợi riêng của cá nhân hay đoàn thể thì người ta tìm mọi cách để giành lại công bằng xã hội.
Ở ta thì luân lí xã hội như thế nào?
Ở Việt Nam.
 Hồi cổ xưa ông cha ta có biết đến đoàn thể không? Cụ thể? 
 Nguyên nhân?
 Hành động? Chứng tỏ điều gì về bọn vua quan?
Trước tình trạng ấy bọn xấu đã quan niệm làm quan để làm gì?
Tác giả đã gọi bọn vua quan ấy là gì?
Qua cách gọi ấy thể hiện thái độ của tác giả như thế nào?
Tác giả đã đả kích chế độ vua quan chuyên chế ra sao?
* Hồi cổ sơ ông cha ta cũng biết đến đoàn thể, biết công ích.
* Nguyên nhân:
- Bọn quan phản động, thối nát:
+ “Ham quyền tước, ham bả vinh hoa”, “muốn giữ túi tham của mình được đầy mãi”... -> “Phá tan tành đoàn thể của quốc dân”.
+ Hành động: Rút tỉa của dân, lấy lúa của dân mua vườn sắm ruộng, xây nhà làm cửa... -> Lợi dụng sự tối tăm, khốn khổ của dân để dễ thống trị, vơ vét.
- Bọn người xấu tìm mọi cách để được làm quan.
 “Chạy ngược chạy xuôi”, “Đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi”.
- “Bọn học trò”, “Kẻ mang đai đội mũ”, “Kẻ áo rộng khăn đen”, “Bọn quan lại”, “Bọn thượng lưu” 
-> Sự căm ghét c ủa tác giả.
- Đả kích mạnh mẽ, sâu sắc chế độ vua quan chuyên chế “Lũ ăn cướp có giấy phép”.
c. Củng cố, luyện tập (3')
GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung cơ bản của bài học và trả lời các câu hỏi:
- Đọc lại Tiểu dẫn và hình dung hoàn cảnh sáng tác, tâm trạng của tác giả khi viết đoạn trích?
- Có thể cảm nhận gì về tấm lòng của Phan Châu Trinh cũng như tầm nhìn của ông qua đoạn trích này?
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1')
+ Bài cũ: nắm những nội dung cơ bản của bài học.
+ Bài mới: trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa phần còn lại.

Tài liệu đính kèm:

  • doc101. VE LUAN LI XA HOI.doc