Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 100: Luyện tập thao tác lập luận bình luận

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 100: Luyện tập thao tác lập luận bình luận

Tiết 100

LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN

1. Mục tiêu

 Giúp học sinh:

 a. Về kiến thức

 - Hiểu được mục đích, yêu cầu vủa thao tác lập luận bình luận.

- Nắm được các cách bình luận một vấn đề.

 b. Về kĩ năng b. Về kĩ năng

 - Nhận diện được đối tượng, nội dung và cách bình luận trong một số văn bản nghị luận.

- Vận dụng thao tác lập luận bình luận để viết đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội hoặc văn học.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1907Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 100: Luyện tập thao tác lập luận bình luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết 100
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
1. Mục tiêu
 Giúp học sinh: 
 a. Về kiến thức
- Hiểu được mục đích, yêu cầu vủa thao tác lập luận bình luận.
- Nắm được các cách bình luận một vấn đề.
 b. Về kĩ năng
 b. Về kĩ năng
- Nhận diện được đối tượng, nội dung và cách bình luận trong một số văn bản nghị luận.
- Vận dụng thao tác lập luận bình luận để viết đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội hoặc văn học.
 c. Về thái độ
 c. Về thái độ
Có thái độ đúng đắn, trung thực, khách quan khi sử dụng thao tác lập luận bình luận.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
 SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của học sinh
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ (5'):
Câu hỏi : Mỗi bài bình luận thường có mấy bước .
Đáp án : Bài bình luận thường có 3 bước :
 - Bước thú nhất : Nêu vấn đề cần bình luận 
 - Bước thứ 2 : Đánh giá vấn đề cần bình luận 
 - Bước thứ 3: Bàn luận về vấn đề cần bình luận 
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Ngày nay nhiều vấn đề nóng hổi của xã hội luôn xuất hiện . Việc bình luận về những vấn dề đó đòi hỏi phải nắm vững những kĩ năng mới thuyết phục được người đọc , người nghe . Luyện tập các thao tác lập luận bình luận là để củng cố thêm sự hiểu biết về kĩ năng bình luận .
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
TG
Hoạt động của học sinh
Xác định đề tài cần bình luận?
Cần phải xác định những vấn đề nào? 
Bài văn ấy cần viết theo dàn ý như thế nào? .
Diễn đạt một luận điểm ở phần thân bài? . 
18
I, Tìm hiểu tình huống SGK
1. Đề tài : “ Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh thanh lịch”
2. Quy trình :
a, Xác định kiểu bài : Đây là một bài bình luận vì người viết văn phải trình bầy những nhận xét đánh giá, và lời bàn của mình về vấn đề “ Lời ăn tiếng nói .., thanh lịch”
- Có thể viết tất cả các mặt của vấn đề như : Lời nói , hành vi , quan hệ , ứng xử, ; Cũng có thể chỉ viết về một khía cạnh nào đó như: là cách nói năng .
- Bài viết có bố cục 3 phần ( Mở bài , thân bài, kết bài ) , phần thân bài có thể gồm 2 luận điểm : 
(1) Thực trạng về cách nói năng của học sinh hiện nay.
(2) Khẳng định thuyết phục cách nói văn minh , thanh lịch.
b, Diễn đạt một luận điểm ở phần thân bài :
 Có bạn vin vào câu ca dao “ Con người có miệng có môi – Khi buồn thì khóc khi vui thì cười” để cho rằng nói năng là quyền tự do của mỗi người , muốn nói thế nào cũng được . Từ suy nghĩ ấy , một só bạn thường có thói quen nói tục , chửi thề trong khi giao tiếp , bất kể người đang đối thoại với mình là ai . Có lẽ các bạn ấy không biết rằng , mỗi lần văng tục nói bậy là một lần các bạn ấy tự làm xấu đi hình ảnh của mình trước bạn bè và những người xung quanh . Nói năng không chỉ là trao đổi thông tin , mà quan trọng hơn còn là tạo lập các quan hệ xá hội thân thiện ; Vì vậy những bạn hay nói tục chửi thề dần dần sẽ bị những người xung quanh xa lánh, thậm chí tẩy chay .
HS trình bầy – nhận xét – bổ xung – kết luận .
- GV – Nhận xét – bổ xung – kết luận S
* Lưu ý khi tham gia bình luận:
- Người bl phải có vấn đề bl.
- Phải nắm vững kĩ năng bl.
- Phải định hướng được hướng đánh giá và bàn luận.
BL là thao tác diễn ra hằng ngày.
Chúng ta tham gia tranh cãi vấn đề chính là đang bl.
Đây chính là lập trường dân chủ của cá nhân trong cộng đồng mới.
10
II, Trình bầy lập luận
 HS trình bầy 
 Thưa các bạn !
 Thế nào là “ Lời ăn tiếng nói của 1 HS văn minh , thanh lịch” ? Chắc chắn mỗi bạn đều có 1 quân niệm về vấn đề này . Chác hẳn , có bạn cho rằng nói năng là quyền tự do tuyệt đối của mỗi con người , muốn nói thế nào cũng được . Có bạn lại khẳng định nói năng là bộ mặt tinh thần của mõi người ,thể hiện trình độ văn hoá của người đó . Theo tôi quan niệm thứ 2 là đúng đắn , Do đó cần phải phê phán và phải loại bỏ quan niệm thứ nhất . Nếu nói năng là quyền tự do tuyệt đối của mỗi người thì việc văng tục chửi bậy chửi thề cũng là quyền tự do tuyệt đối hay sao ? Chắc chắn là nhiêu bạn sẽ đồng tình với tôi rằng , nói tục chửi bậy là hành vi thiếu văn hoá mà bất kì người học sinh nào có lòng tự trọng cũng hông thể chấp nhận được . Nó sẽ làm xấu đi hình ảnh người học sinh trước con mắt bạn bè, thầy cô và những đứng đắn khác trong xã họi . Tôi cũng như các bạn sẽ cảm thấy thật ngại ngần khi buộc phải trò chuyện với 1 ai đó hễ hé mở là văng tục , từ đó chúng ta sẽ cố gắng tìm mọi cách để lảng tránh những cuộc nói chuyện đáng xấu hổ dó . Nếu bắt chợt bắt gặp 1 bạn học sinh đang say sưa văng tục , nói bậy thì 1 vị khách nào đó sẽ nghĩ gì về lứa tuổi học đường mộng mơ của chúng ta nhỉ? Chắc là ho sẽ thất vọng lắm.
 Thưa các bạn !
 Đã là con người thì phải có ý thức về lời nói và việc làm của mình, do đó, theo tôi , không thể có 1 thứ nói năng tự do tuyệt đối bản năng , phải không các bạn ?
 Xin cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe !
c. Củng cố, luyện tập (10')
 Gọi HS đọc một số bài tham khảo trong SGK
 1. Bài số 1: Lòng đố kị....Tính xấu (dẫn chứng và phân tích)
- Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, nhưng thực tế nó chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng, nó là tâm lí của kẻ thất bại: “Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấyngười khác thành công”
- Lòng đố kị là ích kỉ, dù có đố kị cũng không thể ngăn được người khác thành công. Cao thượng giúp con người thanh thản, thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ!
 2. Bài tập 2: Đối tượng bình luận: cuộc sống xã hội
- Nội dung bình luận: cuộc sống của mỗi thanh niên không thể quy cho số phận
- Cách bình luận của tác giả: Giải thích: thế nào là phận? Chứng minh: cuộc sống ngày xưa , ngày nay, để thấy sự khác nhau... Khẳng định: xưa theo số phận, nay không thể vậy. Bàn bạc: xưa theo quy định. Nay ba câu hỏi: yêu ai ? học gì đây ? sống như thế nào đây? cùng với thời gian giúp thanh niên xác định rõ về mình. ý nghĩa vấn đề: cần có phương hướng cho cuộc sống của mình.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1')
 + Bài cũ: Ôn , nắm vững những kiến thức về thao tác lập luận bình luận. Làm BT 2/83 ( Chọn 1 trong những vấn đề đó viết bài bình luận )
 + Bài mới: Soạn : Vấn đề luân lí XH ở nước ta

Tài liệu đính kèm:

  • doc100.doc