Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiếng việt: Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiếng việt: Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa

I- Mục đích yêu cầu :

- Giúp học sinh nắm vững khái niệm trường từ vựng và từ trái nghĩa

- Biết vận dụng kiến thức trên vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn .

II- Phương tiện và cách thức tiến hành :

- Phương tiện : SGK , giáo án và bảng phụ theo nhóm cho học sinh, bảng phụ trình bày ngữ liệu .

- Phương pháp : vấn đáp , gợi tìm , thảo luận nhóm , khái quát qua bảng

III- Tiến trình dạy – học :

 1. Kiểm tra bài cũ :

Hiện tượng tách từ là gì ? Tác dụng của hiện tượng trên ? Tìm 3 cụm từ đã được tách có khuôn hình : AxBy .

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2793Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiếng việt: Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 20 
Tiếng Việt : LUYỆN TẬP VỀ TRƯỜNG TỪ VỰNG VÀ TỪ TRÁI NGHĨA
I- Mục đích yêu cầu :
- Giúp học sinh nắm vững khái niệm trường từ vựng và từ trái nghĩa
- Biết vận dụng kiến thức trên vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn .
II- Phương tiện và cách thức tiến hành :
- Phương tiện : SGK , giáo án và bảng phụ theo nhóm cho học sinh, bảng phụ trình bày ngữ liệu .
- Phương pháp : vấn đáp , gợi tìm , thảo luận nhóm , khái quát qua bảng 
III- Tiến trình dạy – học :
	1. Kiểm tra bài cũ :
Hiện tượng tách từ là gì ? Tác dụng của hiện tượng trên ? Tìm 3 cụm từ đã được tách có khuôn hình : AxBy .
	2. Bài mới : 
	Từ vựng có tính hệ thống, từ ngữ không cô lập mà có quan hệ với nhau nên hình thành những khái niệm trường nghĩa , từ đồng nghĩa , từ trái nghĩa , từ gần nghĩa Trên cơ sở học từ lớp dưới hôm nay chúng ta đi vào “ Luyện tập về trường nghĩa và từ trái nghĩa .”
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1:
 * Giáo viên treo bảng phụ trình bày ngữ liệu :
 Xét các ví dụ sau :
1.“Chàng Cóc ơi ! chàng Cóc ơi 
 Thiếp bén duyên chàng có thế thôi 
 Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
 Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi ”.
 ( Hồ Xuân Hương )
2.“Bờ cõi xưa đà chia đất khác
Nắng sương nay há đội trời chung”
 ( Nguyễn Đình Chiểu )
3. “ Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ 
Người khôn người đến chốn lao xao”
 ( Nguyễn Bỉnh Khiêm ) 
* GV yêu cầu HS thựïc hiện các nhiệm vụ sau :
?- Hãy xác định trường từ vựng đáng chú ý nhất ?
?- Hãy chỉ ra các cặp từ có quan hệ trái nghĩa ?
** HS thảo luận nhóm
* GV gọi đại diện nhóm trả lời , các nhóm nhận xét.
* GV nhận xét , bổ sung .
?- Căn cứ vào đâu em có thể xác định được trường nghĩa và từ trái nghĩa của các ví dụ ? 
?- Vậy thế nào là trường từ vựng ?
?- Thế nào là từ trái nghĩa ?
** HS trả lời .
* GV chốt ý ( bảng phụ )
BT mở rộng :
- Tìm trường từ vựng chỉ hoạt động của mắt ? ( nhìn , dòm , liếc , ngó , xem )
- Tìm trường từ vựng có nét nghĩa chia cắt , phân rã một sự vật nào đó? ( cắt , chặt , băm ,mổ , lột, tước 
Hoạt động 2:
* GV gọi HS đọc yêu cầu BT 1.
* GV giới thiệu ngữ liệu trên bảng phụ của bài tập 1 .
Câu hỏi thảo luận : Ví dụ a .
?- Các từ in đậm trong hai câu văn trên có nét nghĩa chung nào ?
?- Phân nhóm và đặt tên cho trường từ vựng chứa chúng ?
?-Vì sao đi trước những từ thuộc trường quân sự tác giả dùng những từ ngữ phủ định , đi trước những từ thuộc trường nông nghiệp tác giả dùng những từ khẳng định ?
?- Việc sử dụng một loạt từ theo các trường từ vựng khác nhau như vậy có tác dụng gì về mặt diễn đạt ? 
Câu hỏi thảo luận : Ví dụ b .
?- Tìm nét nghĩa chung của những từ in đậm ?
?- Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc dùng những từ có chung trường từ vựng trong bài “ Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến qua 2 câu thơ trên ?
* Gv giới thiệu ngữ liệu bài tập 2 qua bảng phụ 
Câu hỏi thảo luận :
 ? Xác định những cặp từ có quan hệ trái nghĩa ?
 ? Qui các từ trái nghĩa ấy thành những nhóm khác nhau theo đặc điểm chung về diễn đạt ?
? Tác dụng của việc sử dụng những cặp từ có quan hệ trái nghĩa như vậy về mặt diễn đạt ?
* Gv yêu cầu HS chia nhóm thảo luận
- Nhóm 1: BT1
- Nhóm 2 : BT2
- Nhóm 3 : BT1
- Nhóm 4 : BT2
** HS thảo luận ,
* GV gọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm nhận xét.
* GV nhận xét , bổ sung.
* Gv hướng dẫn HS đi vào phân tích một vài trường hợp :
VD : 
- Mẹ già khóc trẻ : Nghịch lí —> chua xót, đớn đau.
- Thà thác / còn : Ý quả quyết chống giặc , không chịu luồn cúi 
* Gv cho trước những từ cùng trường, yêu cầu HS viết đoạn văn ngắn ( trường từ vựng học sinh , ca nhạc , trường học ...)
** Hs làm việc cá nhân .
* Gv gọi HS đọc một đến hai bài viết, cả lớp nhận xét
* Gv nhận xét, bổ sung( tùy từng trường hợp )
Liên hệ giáo dục : ?- Việc nắm vững về trường từ vựng có tác dụng như thế nào đối với mỗi người và việc đọc hiểu văn bản ?
I/ Oân lại kiến thức :
VD 1: 
“Cóc , bén ( nhái bén ),nòng nọc , (chẫu ) chuộc , ( chẫu ) chàng.”
 —> họ nhà Cóc ( trường từ vựng )
VD 2 : 
 Xưa / nay : quá khứ / hiện tại
VD 3:
Khôn / dại : quan niệm ứng xử.
- Trường từ vựng( trường nghĩa )là tập hợp các từ và các ngữ cố định trong từ vựng của một ngôn ngữ dựa vào sự đồng nhất nào đấy về nghĩa .
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau trong mối quan hệ tương liên .
II/ Luyện tập :
Bài tập 1: 
+ Cung ngựa , trường nhung, khiên súng , mác cờ —> Trường từ vựng : Quân sự
 + Ruộng trâu , làng bộ , cuốc ,cày, bừa , cấy —> Trường từ vựng : Nông nghiệp.
—> > xót thương, cảm phục.
b) “Vội, ngay, chợt, bỗng”: Bất ngờ, diễn tiến rất nhanh .
—> Nỗi đau đớn thương tiếc của tác giả trước cái chết đột ngột của bạn mình.
Bài tập 2 :
Câu a
 Nhóm 1: 
Thác/ còn, già/ trẻ, sớm / tối , buồn / vui —> ý nghĩa đối lập
Nhóm 2 : 
 đạn nhỏ/ to : tất cả các loại 
 đạn
đối hè trước/ ó sau : khắp nơi
lập sống / thác : tinh thần quyết bao chiến
quát sống thờ/ thác thờ : tận trung
 trước/ sau : chung thủy
 xa/ gần : cặn kẽ , chu đáo
 nông/ sâu : kỹ lưỡng
 Câu b 
Tác dụng : Sự đối lập về nội dung mà tác giả muốn chuyển tải có tác dụng làm nổi bật thông tin, từ đó thể hiện sâu sắc hơn thế giới tình cảm của chính người sáng tác.
VD : (... )
Bài tập 3 : 
Cho trước những từ cùng trường :
VD :
- Sân trường , thầy cô , lớp học , thi cử , thuộc bài ...
3. Củng cố : 
- Nhắc lại khái niệm về trường từ vựng và từ trái nghĩa.
- Tác dụng của việc sử dụng trường từ vựng và từ trái nghĩa trong văn chương
	4. Dặn dò :
- Hoàn thiện bài tập 3
 - Soạn “ Tác gia Nguyễn Khuyến” 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet20-TV11nc.doc