Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thương vợ

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thương vợ

I. TÌM HIỂU VĂN BẢN:

1/ Tác giả: Trần Tế Xương (1870-1907)

- Quê : Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định

- Tú Xương có cá tính phóng túng, không chịu gò mình vào khuôn sáo trường quy. Thi nhiều lần chỉ đậu tú tài.

- Tú Xương sống ở thời đại xã hội Việt Nam đang chuyển mình theo hướng tư sản chế độ thuộc địa nửa PK, nhiều cảnh chướng tai gai mắt.

* Sáng tác: trên 100 bài thơ Nôm, thể loại thất ngôn bát cú, Tứ tuyệt, song thất lục bát, phú

- Sở trường : thơ trào phúng, tiếng cười cất lên từ nền tảng trữ tình mang nội dung nhân đạo thiết tha.

- Tiếng cười nhiều cung bậc, có khi châm biếm sâu cay, có khi đả kích quyết liệt, hoặc tiếng cười tự trào ân hận ngậm ngùi.

- Tú Xương là nhà thơ lớn cuối cùng của văn học trung đại.

* TPTB: Năm mới chúc nhau, Mồng hai tết viếng cô Kí, Vịnh khoa thi Hương

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 5579Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thương vợ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THƯƠNG VỢ
Trần Tế Xương
I. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1/ Tác giả: Trần Tế Xương (1870-1907)
- Quê : Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định
- Tú Xương có cá tính phóng túng, không chịu gò mình vào khuôn sáo trường quy. Thi nhiều lần chỉ đậu tú tài.
- Tú Xương sống ở thời đại xã hội Việt Nam đang chuyển mình theo hướng tư sản chế độ thuộc địa nửa PK, nhiều cảnh chướng tai gai mắt.
* Sáng tác: trên 100 bài thơ Nôm, thể loại thất ngôn bát cú, Tứ tuyệt, song thất lục bát, phú
- Sở trường : thơ trào phúng, tiếng cười cất lên từ nền tảng trữ tình mang nội dung nhân đạo thiết tha.
- Tiếng cười nhiều cung bậc, có khi châm biếm sâu cay, có khi đả kích quyết liệt, hoặc tiếng cười tự trào ân hận ngậm ngùi.
- Tú Xương là nhà thơ lớn cuối cùng của văn học trung đại.
* TPTB: Năm mới chúc nhau, Mồng hai tết viếng cô Kí, Vịnh khoa thi Hương
2/ Bài thơ “Thương vợ”:
a) Đề tài: viết về bà Tú
b) Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường Luật
c) Chủ đề: Qua hình ảnh bà Tú chịu thương chịu khó nuôi chồng nuôi con, giàu đức hy sinh, đảm đang, tần tảo và ân tình sâu nặng của bà Tú. Tác giả thể hiện tình cảm yêu thương, cảm phục, lòng biết ơn vợ xen lẫn chút ăn năn của ông Tú
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1/ Hai câu đề: Hoàn cảnh buôn bán của bà Tú
- Thời gian ® quanh năm, triền miên suốt bốn mùa không ngơi nghỉ
- Không gian ® mom sông là nơi chỗ đất nhô ra bờ sông, rất nguy hiểm
- Bà Tú làm nghề buôn bán ® nghề khó khăn cực nhọc, phải lo liệu, phải tính toán
- Tác giả giới thiệu thời gian, địa điểm, công việc của bà Tú phải buôn bán gạo trên một địa điểm chênh vênh, nguy hiểm ® nhưng bà Tú không nền hà, tảo tần vì chồng con.
- Hình ảnh bà Tú nhỏ bé cô đơn, một mình nơi đầu sông bến bãi để nuôi chồng con
- Nuôi đủ ® đủ ăn, đủ mặc ® không dư cũng không thiếu ® nuôi đủ cả chồng và con, không ai phải thiếu ăn không ai thiếu mặc.
- Nuôi 5 con 1 chồng ® số từ, so sánh, nhịp thơ 4/3 ® cách nói hòm hỉnh của nhà thơ mẹ muôi con là lẻ thường tình, nhưng bà Tú phải nuôi cả ông chồng vô tích sự. Ông tự hạ mình đứng sau con ® như một người ăn ké ăn theo sau con, đằng sau nụ cười hóm hỉnh ấy là tấm lòng tri ân của Tú Xương đối với vợ mình 
2/ Hai câu thực: Hình ảnh bà Tú lặn lội nuôi chồng con
- “Lặn lội” ® đảo ngữ, nhấn mạnh nỗi cơ cực của bà Tú
- “Thân cò” vận dụng dáng tạo ca dao: “Con cò lặn lội bờ sông. Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”
- “Quãng vắng” không gian vắng lặng hiu quạnh, bà Tú vẫn lặn lội vất vả một mình thui thủi, bươn chải, lam lũ vì chồng con
- Phép đối câu 3 và câu 4 nhấn mạnh nỗi cơ cực bà Tú. Từ láy “Eo sèo” từ gợi thanh từ gợi hình ® âm thanh tranh mua tranh bán trả giá nơi đầu sông bến chợ.
- Buổi đò đông ® là lúc đông người đông đò ® tranh mua tranh bán ® nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng bà Tú không ngại gian khổ vất vả và mưu sinh để nuôi chồng nuôi con ® Ông Tú rất hiểu nỗi vất vả lam lũ của vợ vì vậy vần thơ chan chứa ân tình sâu nặng của ông đối với bà Tú.
3/ Hai câu luận: Đức hạnh của bà Tú
- “Một duyên hai nợ” số từ tăng cấp ® bà Tú xuất thân là dòng dõi khuê các, bà lấy ông Tú do duyên phận. Duyên chỉ có 1 mà nợ đến những 2 ® vì chồng vì con, cho nên bà Tú “âu đành phận”, dám quản công chấp nhận số phận không hề hà, không kể âm thầm một đời hy sinh vì chồng vì con ® một đức tính đáng quý
- “Năm nắng mười mưa” ® thành ngữ bà Tú vì chồng von mà dầm mưa dãi nắng là trụ cột chính của gia đình ® một vẻ đẹp của người phụ nữ một lòng hy sinh vì chồng con, bà Tú tiêu biểu cho người phụ nữa Việt Nam đảm đang tháo vát chịu thương chịu khó thảo hiền, giàu lòng vị tha. Đằng sau vần thơ trữ tình ấy là tấm lòng tri ơn của ông đối với vợ.
4/ Hai câu kết: Giọng thơ chuyển sang trào lộng
- Tiếng chửi đổng của Tú Xương “Cha mẹ thói đời” ® để tự trách mình, “ăn ở bạc” biết vợ vất vả nhưng không giúp gì cho vợ cho nên ông nhập vai bà Tú để than thở giùm vợ ® Tâm trạng chua xót, nhưng đành bất lực trước nhân tình thế thái.
- “Có chồng hờ hững cũng như không” ® so sánh, từ láy ® một ông chồng vô tích sự. Qua bài thơ ta thấy được tình cảm biết ơn, quý trọng của ông Tú dành cho bà Tú và ông cũng tự trách bản thân mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docThuong vo Tu Xuong(1).doc