Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu

A. Mục tiêu bài học

Qua bài giảng, nhằm giúp HS:

- Nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng của trật tự các bộ phận câu trong việc thể hiện ý nghĩa và liện kết ý trong VB

- Luôn có ý thức cân nhắc, lựa chọn trật tự tối ưu cho các bộ phận câu; có kĩ năng sắp xếp từ ngữ khi nói vầ viết .

B. Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV Ngữ văn 11

- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11

- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11

C. Cách thức tiến hành

- Phân tích ngữ liệu

- Đàm thoại phát vấn

D. Tiến trình dạy học

1. Ổn định

2. KTBC (không KT)

3. GTBM

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 11835Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 56
THỰC HÀNH VỀ LỰA CHỌN TRẬT TỰ
CÁC BỘ PHẬN TRONG CÂU
Ngày soạn: 21.11.09
Ngày giảng:
Lớp giảng:	11A	11C	11K	11E
Sĩ số:
Điểm KT miệng:
A. Mục tiêu bài học
Qua bài giảng, nhằm giúp HS:
- Nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng của trật tự các bộ phận câu trong việc thể hiện ý nghĩa và liện kết ý trong VB
- Luôn có ý thức cân nhắc, lựa chọn trật tự tối ưu cho các bộ phận câu; có kĩ năng sắp xếp từ ngữ khi nói vầ viết .
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV Ngữ văn 11
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11
- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11
C. Cách thức tiến hành
- Phân tích ngữ liệu
- Đàm thoại phát vấn
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định
2. KTBC (không KT)
3. GTBM
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: Yêu cầu HS đọc bài tập 1 và trả lời những yêu cầu nêu dưới
GV; gọi HS chữa bài tập 1
I. Trật tự trong câu đơn
1. Bài tập 1
a.
- Nếu sắp xếp theo trật tự: “đó là 1 con dao rất sắc nhưng nhỏ” thì câu không sai về ngữ pháp và ý nghĩa vì “rất sắc” và “nhỏ” là các thành phần bình đẳng, đồng chức, cùng làm thành phần phụ cho danh từ “con dao”
- Đặt trong câu văn cụ thể này thì không phù hợp với hàm ý đe doạ đối phương
b. Cách sắp xếp của Nam Cao có tác dụng xác định trọng tâm thông báo là “rất sắc”, phù hợp với hàm ý de doạ
c. tình huống này đặt “nhỏ” ở cuối câu là phù hợp.
2. Bài tập 2
Cách viết thứ nhất là phù hợp vì trọng tâm thông báo là “rất thông minh”
3. Bài tập 3
a. Trạng ngữ, đứng ở cuối câu: tác dụng làm cho lời kể được rõ ràng theo bước đi của thời gian: “một đêm khuya” -> “sáng hôm sau”
b. Giữa câu: có tác dụng nhấn mạnh vào thời điểm còn rất sớm. Đó là buổi sớm mai sương chưa tan. Chí phèo đã bị vứt bỏ trong cái lò gạch
c. Cuối câu: tác dụng nhấn mạnh, làm rõ về thời gian, Mị phải sống trong cảnh con dâu gạt nợ
II. Trật từ trong câu ghép
1. Bài tập 1
a. Vế chỉ nguyên nhân trong câu ghép (là vìxa xôi) cần đặt sau vế chính (Hắn..buồn). .mặt khác vê in đậm tiếp tục khai triển ý ở những câu sau:cụ thể hóa cho một cái gì rất xa xôi. Vế chính đặt trước để liên kết với những câu đi trước, còn vế phụ đi sau để liên kết dễ dàng với những câu sau.
b. Vế chỉ sự nhượng bộ (tuy..) đặt sau để bổ sung một thông tin cần thiết.
2. Bài tập 2
Các câu lại trong đoạn đều nói về việc: trong các thời kì khác nhau trước đây, nhiều người nổi tiếng đã phát triển PP đọc nhanh và nắm vững nó.Tức là nó về thời kì trước đây. Còn câu đầu nói về những năm gần đây. Đây là đoạn dd, các câu sau cụ thể hóa ý quan trọng của một vế ở câu trước. Nên:
- Đặt trạng ngữ Trong những năm gần đây ở đầu câu để tạo sự đối lập với: các thời kì trước.
- Đặt vế các pp đọc nhanh đã được phổ biến khá rộng (tt quan trọng) ở trước vế nó không phải là điều mới lạ => Câu c.
5. Củng cố và dặn dò
- Yêu cầu HS về hoàn thành bài tập vào vớ soạn
- Đọc trước bài Bản tin

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 56 Thuc hanh ve lua chon.doc