Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

A. Mục đích, yêu cầu.

 Giúp học sinh:

 - Nâng cao hiểu biết về phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

 - Có kĩ năng phân tích giá trị sử dụng hai biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

B. phương tiện thực hiện.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài dạy.

C. Phương pháp dạy học.

 - Kết hợp các phương pháp giải bài tập, thuyết giảng, thảo luận nhóm.

D. Tiến trình lên lớp.

 1. Ổn định lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ.

 3. Giới thiệu bài mới.

 4. Bài mới.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1891Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 43 (Tiếng Việt) THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ
A. Mục đích, yêu cầu. 
 Giúp học sinh:
	- Nâng cao hiểu biết về phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. 
	- Có kĩ năng phân tích giá trị sử dụng hai biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
B. phương tiện thực hiện.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài dạy.
C. Phương pháp dạy học.
	- Kết hợp các phương pháp giải bài tập, thuyết giảng, thảo luận nhóm.
D. Tiến trình lên lớp.
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 3. Giới thiệu bài mới.
 4. Bài mới.
Hoạt động của GV (1)
Hoạt động của HS (2)
Nội dung cần đạt (3)
1, Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần I SGK.
GV gọi HS đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK.
1, HS tìm hiểu phần I SGK.
HS đọc các ngữ liệu và trả lời các câu hỏi.
I. Ẩn dụ.
 1. Đọc những câu ca dao.
 a, Những từ: Thuyền, bến, cây đa, con đò... không chỉ là thuyền, bến, cây đa, con đò mà còn mang một nội dung ý nghĩa khác. Nội dung ý nghĩa khác đó là:
 (1). Thuyền là hình ảnh ẩn dụ chỉ người con trai. 
 - Bến là hình ảnh ẩn dụ chỉ người con gái.
 Ê Câu ca dao diễn tả nỗi nhớ thương của cô gái đối với chàng trai. 
 (2).Cây đa, bến cũ là hình ảnh ẩn dụ chỉ người con gái.
 - “Con đò khác” là hình ảnh ẩn dụ chỉ người con trai mà cô gái mới quen. 
 Ê Bài ca dao số (2) là lời nhắn gởi của cô gái với người thương cũ. Vì lí do nào đó mà cô gái đã lỗi hẹn với người mình thương.
 Ê Cùng một hình ảnh nhưng ý nghĩa lại khác nhau. Để hiểu đúng ý nghĩa ẩn dụ chúng ta cần căn cứ vào ngữ cảnh.
 2. Tìm và phân tích phép ẩn dụ.
 a, Dẫn chứng (1) ND dùng hình ảnh ẩn dụ “Lửa lựu lập lòe” để diễn tả sự sinh động của cảnh mùa hè.
 Ê Cảnh mùa hè được miêu tả sống động, có hồn.
 b, Dẫn chứng (2) những cụm từ: “Thứ văn nghệ ngòn ngọt”, “Bày ra sự phè phởn thỏa thuê”, “Cay đắng chất độc của bệnh tật”, “Vài tình cảm gầy gò” được NĐT dùng với ý nghĩa ẩn dụ. Những cụm từ đó được dùng để chỉ những hạn chế của văn học lãng mạn trước 1945.
 Ê Nhà văn cần phải thay đổi quan điểm sáng tác.
 c, Dẫn chứng (3) “Từng giọt long lanh rơi” là hình ảnh ẩn dụ. Hình ảnh này được dùng để chỉ vẻ đẹp của cuộc sống.
 Ê Cuộc đời tươi đẹp, đầy sức sống đang mời gọi con người.
 d, Dẫn chứng (4) “Thác” là hình ảnh ẩn dụ. Thác được dùng để chỉ những gian khổ trong cuộc sống.
 - “Thuyền” là hình ảnh ẩn dụ chỉ cuộc đời của con người.
 Ê Con người sẽ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. 
 e, Dẫn chứng (5) “Phù du” là hình ảnh ẩn dụ được dùng để chỉ kiếp sống trôi nổi, bị phụ thuộc của người nông dân trước cách mạng.
 - “Phù sa” là hình ảnh ẩn dụ để chỉ cuộc sống mới, cuộc sống có ý nghĩa của người nông dân sau cách mạng.
 Ê Cuộc sống mới đã mang lại sự thay đổi cho con người.
 3, Viết đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ (HS về nhà làm).
2, Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần II SGK.
GV gọi HS đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK.
2, HS tìm hiểu phần II SGK.
HS đọc các ngữ liệu và trả lời các câu hỏi.
II. Hoán dụ
 1.Trả lời các câu hỏi.
 a, Dùng những từ:
 Ở dẫn chứng (1)
 - “Đầu xanh” được ND dùng để chỉ trẻ em.
 - “Má hồng” được ND dùng để chỉ người con gái đẹp. Trong câu thơ ND trực tiếp chỉ Thuý Kiều. 
 Ở dẫn chứng (2). 
 - “Áo nâu” được dùng để chỉ người nông dân.
 - “Áo xanh” được dùng để chỉ đội ngũ công nhân Việt Nam. 
 b, Để hiểu đúng đối tượng khi nhà thơ thay đổi tên gọi cần căn cứ vào mối quan hệ gần gũi sự vật được quan sát và sự vật được gọi tên. 
 - Lấy má (Cái bộ phận) để chỉ con người (Cái toàn thể) vì giữa đối tượng đó có mối quan hệ gần gũi với nhau.
2. Phân biệt hai biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
 Trong hai câu thơ của NB có sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ và biện pháp tu từ ẩn dụ.
 - Hai hình ảnh mang ý nghĩa hoán dụ đó là:
 + “Thôn Đoài” được dùng để chỉ người thôn Đoài.
 + “Thôn Đông” là hoán dụ được dùng để chỉ người thôn Đông.
 - Hai hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ là:
 + “Cau thôn Đoài” được dùng để chỉ người con trai.
 + “Trầu không thôn nào” được dùng để chỉ người con gái.
 Ê Vậy biện pháp tu từ ẩn dụ khác với biện pháp tu từ hoán dụ.
 - Ẩn dụ là cách lấy tên sự vật này để gọi tên sự vật khác dựa vào sự giống nhau giữa hai sự vật đó.
 - Hoán dụ là cách lấy tên sự vật này để gọi tên sự vật khác dựa vào mối quan hệ gần gũi giữa hai sự vật đó.
 b, Cùng diễn tả nỗi nhớ trong tình yêu lứa đôi, câu thơ của NB dùng hai hình ảnh hoán dụ thôn Đoài, thôn Đông để chỉ những người đang yêu, còn ca dao lại dùng hai hình ảnh ẩn dụ là thuyền và bến để chỉ hai người đang yêu.
 3, Viết đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ (HS về nhà làm).
	5. Củng cố.
 6. Dặn dò.
 7. Rút kinh nghiệm, bổ sung.

Tài liệu đính kèm:

  • docThuc hanh phep tu tu an du va hoan du.doc