Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thao tác lập luận bình luận

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thao tác lập luận bình luận

A. Mục tiêu bài học

 Qua giờ học nhằm giúp HS:

 1. Hiểu được thế nào là thao tác lập luận bình luận, nắm được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận.

 2. Nắm được những nguyên tắc, cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận.

 3. Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận để viết văn nghị luận và ứng xử trong cuộc sống.

B. Phương tiện thực hiện

 - SGK, SGV Ngữ văn 11

 - Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11

 - Các tài liệu tham khảo khác

C. Cách thức tiến hành

 - Đọc hiểu

 - Đàm thoại phát vấn

 - Trao đổi, thuyết trình

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 5860Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thao tác lập luận bình luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 101
THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
	Ngày soạn: 09.03.10
	Ngày giảng:
	Lớp giảng:	11A	11C	11K	11E
	Sĩ số:
	Điểm kt miệng:
A. Mục tiêu bài học
	Qua giờ học nhằm giúp HS: 
	1. Hiểu được thế nào là thao tác lập luận bình luận, nắm được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận.
	2. Nắm được những nguyên tắc, cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận.
	3. Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận để viết văn nghị luận và ứng xử trong cuộc sống.
B. Phương tiện thực hiện
	- SGK, SGV Ngữ văn 11
	- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11
	- Các tài liệu tham khảo khác
C. Cách thức tiến hành
	- Đọc hiểu
	- Đàm thoại phát vấn
	- Trao đổi, thuyết trình
D. Tiến trình giờ học
	1. Ổn định
	2. KTBC
	3. GTBM
	4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: đưa bức tranh -> đánh giá nhận xét của em về bức tranh
HS phát biểu
GV: nhận xét của em về việc thực hiện nội quy quy định trường lớp của HS hiện nay
HS đưa ra lời nhận xét đánh giá
GV những lời nhận xét đánh giá về 1 đối tượng nào đó -> bình luận. Vậy e hiểu thế nào là thao tác bình luận
HS trả lời GV ghi bảng
GV: So với phân tích thì bình luận không nhằm tìm ra bản chất, cái hay, cái đẹp của vấn đề mà đi sâu vào đánh giá vấn đề.
GV: thuyết giảng bằng ngữ liệu 2
GV: Để đạt ủa thao tác lập luận bình luận
văn nghị luận và ứng xử trong cuộc sống. Đ/c không chỉ là người học giỏj
được mục đích của bình luận khi tiến hành bình luận cần chú ý những yêu cầu gì?
HS trả lời GV chốt lại
GV: yêu cầu HS đọc II SGK -> muốn thực hiện thao tác bình luận ta sẽ tiến hành qua những bước như thế nào?
HS thực hiện và trả lời
GV: yêu cầu HS làm bài tập 1, 2 -> chữa
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận
1. Khái niệm
a. Ngữ liệu
b. Khái niệm
- Bình luận: là bàn bạc, đánh giá, nhận xét về sự đúng sai, thật giả, lợi hại của các hiện tượng đời sống như: ý kiến, chủ trương, sự việc, con người, tác phẩm vh...
2. Mục đích bình luận
- Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe tán đồng với ý kiến của mình
- Khẳng định cái đúng, sai, tốt, xấu, lợi, hại của vấn đề
- Khen ngợi cổ vũ cái tốt; phê phán cái dở cái sai...
-> Làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
3. Yêu cầu
- Trình bày rõ ràng, trung thực về vấn đề được bình luận
- Người tham gia: có lập trường tư tưởng tiến bộ, vững vàng, có kiến thức và hiểu biết cuộc sống.
- Lập luận chắc chắn chặt chẽ để khẳng định được ý kiến của mình
- Bàn bạc, mở rộng xoay quanh vấn đề 1 cách sâu sắc
- Bài bình luận: có ba phần như các thao tác làm văn khác.
II. Cách bình luận
- Bước 1: Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.
Nêu một cách ngắn gọn, trung thực, rõ ràng, khách quan, chú ý đến việc nêu và bảo vệ quan điểm của người bình luận
- Bước 2: Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.
+ Đứng hẳn về 1 phía (phản đối hoặc đồng tình)
+ Kết hợp những phần đúng của mỗi phía, loại bỏ phần còn hạn chế -> đưa ra quan điểm đúng đắn
+ Đưa ra cách đánh giá phải trái, đúng sai...
- Bước 3: Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.
+ Bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết cần có trước hiện tượng được bình luận
+ Bàn về những điều có thể rút ra khi liên hệ
+ Bàn về ý nghĩa xa rộng hơn, sâu sắc hơn
III. Luyện tập
1 Bài 1. 
Không đúng vì các thao tác này khác nhau về mục đích: 
- Giải thích giúp người đọc hiểu
- Chứng minh giúp người đọc tin
- Bình luận là bày tỏ quan điểm.
Bài 2. 
Đoạn trích có dùng thao tác bình luận, vì có nêu ra nguyên nhân, hậu quả của TBGT. Ngoài ra, tác giả còn mở rộng vấn đề: đây không chỉ là vấn đề GT, mà còn là một món quà thể hiện sự văn minh trong thời hội nhập.
	5. Củng cố và dặn dò
	- Làm bài tập và chuẩn bị Luyện tập thao tác lập luận bình luận

Tài liệu đính kèm:

  • docthaotacLLbinhluan.doc