Giáo án Tự chọn lớp 10 - Khái quát truyền thuyết dân gian

Giáo án Tự chọn lớp 10 - Khái quát truyền thuyết dân gian

A/. MỤC TIÊU:

 Giúp H hiểu được:

- Những đặc trưng cơ bản của thể loại TT.

- Phân tích một số TPTT.

-Nắm được một số nét chính của nghệ thuật, nội dung TTDG.

B/.CHUẨN BỊ:

* GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.

* HS: SGK, k/thức khái quát về Truyền thuyết dân gian.

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 G tổ chức giờ dạy theo cách k/hợp với các phương pháp:đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi th/luận, trả lời các câu hỏi.

D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1 On định tổ chức: Kiểm diện HS

2. Kiểm tra bài cũ:

3.Giảng bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2795Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn lớp 10 - Khái quát truyền thuyết dân gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 7,8
 Ngày dạy: 
CHUÛ ÑEÀ TÖÏ CHOÏN
KHÁI QUÁT TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN
A/. MỤC TIÊU:
 Giúp H hiểu được:
- Những đặc trưng cơ bản của thể loại TT.
- Phân tích một số TPTT.
-Nắm được một số nét chính của nghệ thuật, nội dung TTDG.
B/.CHUẨN BỊ:
* GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
* HS: SGK, k/thức khái quát về Truyền thuyết dân gian.
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 G tổ chức giờ dạy theo cách k/hợp với các phương pháp:đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi th/luận, trả lời các câu hỏi.
D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 On định tổ chức: Kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ: 
3.Giảng bài mới:
 * Giới thiệu 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Truyền thuyết dân gian là gì?
- Ở VN có những truyền thuyết nào?
- Truyền thuyết ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Mục đích sáng tác của TT?
- Hình thức lưu truyền của truyền thuyết?
- Có bao nhiêu loại truyền thuyết? 
- Cho biết những truyền thuyết mà em biết theo các thời kì?
- Qua một số truyện TT đã học, đã đọc em nhận thấy về cơ bản TT có những đặc điểm gì?
- Qua một số truyện TT đã học, đã đọc em nhận thấy về cơ bản TT có những đặc điểm gì về NT?
- GV củng cố
I/. Khái niệm:
1/. Truyền thuyết dân gian là gì?
Truyền thuyết là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.
TD: Thánh Gióng, An Dương Vương, Mị Châu và Trong Thủy, Yết Kiêu, .
2/.Hoàn cảnh ra đời: 
 Truyền thuyết ra đời vào thời dựng và giữ nước của dân tộc.
3/. Mục đích sáng tác:
Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và các nhân vật lịch sử.
4/. Hình thức lưu truyền:
Kể - diễn xướng (dịp lễ hội)
II/. Phân lọai: 
Dựa theo nội dung truyền thuyết Việt Nam có thể chia theo các thời kì sau:
a/. Họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang: mang tính chất sử thi, phản ánh không khí anh hùng ca thời Hùng Vương dựng nước và trình độ khá văn minh của người Văn Lang. Các truyền thuyết tiêu biểu của thời kỳ này là Lạc Long Quân-Âu Cơ, Sơn Tinh-Thủy Tinh, Thánh Gióng, Thánh Hùng Linh Công, Hùng Vương thứ sáu, Hùng Vương thứ mười tám...
b/. Thời kỳ Âu Lạc và Bắc thuộc: Nước Âu Lạc của An Dương Vương tồn tại khoảng 50 năm (257 TCN-208 TCN). Thời kỳ Bắc thuộc hơn 10 thế kỷ (207 TCN-938) là thời kỳ bị xâm lược và chiến đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết tiêu biểu của thời Âu Lạc là truyện An Dương Vương, kết cấu gồm hai phần: phần đầu là lịch sử chiến thắng, phần sau là lịch sử chiến bại. Các truyền thuyết phản ánh các cuộc vũ trang khởi nghĩa chống xâm lược thời kỳ Bắc thuộc là Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí...
c/. Thời kỳ phong kiến tự chủ: Từ thế kỉ 10 đến thế kỉ 15, giai cấp phong kiến Việt Nam xây dựng một quốc gia thống nhất, củng cố nền độc lập dân tộc. Từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 19 là sự suy sụp của các triều đại phong kiến. Các truyền thuyết của thời kỳ nầy gồm các nhóm sau đây: 
* Anh hùng chống ngoại xâm: Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi...
* Danh nhân văn hóa: Chu Văn An, Trạng Trình...
* Lịch sử địa danh: Sự tích Hồ Gươm, Sự tích núi Ngũ Hành...
* Anh hùng nông dân: Chàng Lía, Quận He, Ba Vành...
* Anh hùng nông dân không có yếu tố thần kỳ: Hầu Tạo, Chàng Lía, Lê Văn Khôi...
III/.Đặc điểm của truyền thuyết: 
A/. Nội dung:
1/. Kể các sự kiện, nhân vật lịch sử có thật nhưng đã được khúc xạ qua hư cấu, tưởng tượng.
2/. Phản ánh quá trình dựng và giữ nước, lao động và sáng tạo văn hóa.
3/. Nhân vật TT thường nửa thần, nửa người hoặc con người được lí tưởng hóa.
B/. Nghệ thuật:
- Có sự tham gia của những chi tiết, của các sự việc có tính chất thiêng liêng kì ảo (nhân vật thần, đồ vật kì ảo có phép lạ, hay những sự biến thân)
IV/. Tổng kết:
 Truyền thuyết là những truyện dân gian về lịch sử. Dù yếu tố sự thật lịch sử trong những truyện kể có mong manh đến đâu, và dù cái lõi là sự thật lịch sử trong đó được trí tưởng tượng dân gian thêu dệt thêm vào đến mức nào thì lịch sử vẫn được coi là đối tượng phản ánh chuyên biệt của thể loại này.
4/. Củng cố và luyện tập:
- TTDG là gì? Trình bày những đặc điểm cơ bản của TT?
5/. Hướng dẫn H tự học ở nhà :
- Học bài. Chuẩn bị tìm hiểu về : Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Thực hành phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
E/. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon 10.doc