Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thao tác lập luận bác bỏ

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thao tác lập luận bác bỏ

A. Mục tiêu bài học

 Qua giờ giảng, nằhm giúp HS:

 1. Kiến thức: hiểu được mục đích yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ

 2. Tích hợp với các văn bản nghị luận và kiến thức tiềng Việt đã học.

 3. Kỹ năng: biết vận dụng phối hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận

B. Phương tiện thực hiện

 - SGK, SGV Ngữ văn 11

 - Thiết kế giáo án Ngữ văn 11

 - Các tài liệu tham khảo khác

C. Cách thức tiến hành

 - Đọc hiểu

 - Đàm thoại phát vấn

 - Thuyết giảng

D. Tiến trình giờ giảng

 1. Ổn định

 2. KTBC (không KT)

 3. GTBM

 4. Hoạt động dạy học

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 36340Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thao tác lập luận bác bỏ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT 82
THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ
	Ngày soạn: 13.01.10
	Ngày giảng:
	Lớp giảng:	11A	11C	11K	11E
	Sĩ số:
	Điểm KT miệng:
A. Mục tiêu bài học
	Qua giờ giảng, nằhm giúp HS:
	1. Kiến thức: hiểu được mục đích yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ
	2. Tích hợp với các văn bản nghị luận và kiến thức tiềng Việt đã học.
	3. Kỹ năng: biết vận dụng phối hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận
B. Phương tiện thực hiện
	- SGK, SGV Ngữ văn 11
	- Thiết kế giáo án Ngữ văn 11
	- Các tài liệu tham khảo khác
C. Cách thức tiến hành
	- Đọc hiểu
	- Đàm thoại phát vấn
	- Thuyết giảng
D. Tiến trình giờ giảng
	1. Ổn định
	2. KTBC (không KT)
	3. GTBM
	4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: Cung cấp ngữ liệu:
Tất cả HS hiện nay đều thực hiện tốt nội quy quy định của nhà trường
- Em có nhận xét gì về nhận định trên?
HS: không đúng, lấy dẫn chững để phản bác -> TTLLBB
- GV: em hiểu thế nào là thao tác lập luận bác bỏ?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: Để bảo vệ chân lí và phê phán cái sai cần phải làm gì?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu ngữ liệu trong SGK: xác định luận điểm được bác bỏ trong 3 đoạn trích trên? Cách bác bỏ?
HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
GV: Hãy cho biết các cách thức bác bỏ luận điểm, luận cứ hoắc một lập luận?
I. Mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ
1. Khái niệm
a. Ngữ liệu
b. Khái niệm
- Bác bỏ là dùng lí lẽ và dẫn chứng để phủ nhận những ý kiến, những nhận định sai trái, nhằm bảo vệ những ý kiến, những nhận định đúng đắn.
2. Mục đích
- Nhằm phê phán cái sai để bảo vệ chân lí của cuộc sống.
3. Yêu cầu
- Chỉ ra được cái sai hiển nhiên của chủ thể phát ngôn.
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng khách quan, trung thực để bác bỏ các ý kiến, nhận định sai trái.
- Thái độ thẳng thắn, có văn hóa tranh luận và có sự tôn trọng người đối thoại, tôn trọng bạn đọc.
II. Cách bác bỏ
1. Ngữ liệu
a. Đoạn a
- Ông Đinh Gia Trinh bác bỏ ý kiến của ông Nguyễn Bách Khoa cho rằng: "Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”.
Bác bỏ bằng cách dùng phối hợp nhiều loại câu, nhất là câu hỏi tu từ và bằng cách so sánh trí tưởng tượng của Ng.Du với trí tưởng tượng của các thi sĩ nước ngoài.
b. Đoạn b
- Ông Nguyễn An Ninh bb ý kiến sai trái cho rằng” tiếng nước mình nghèo nàn”.
Bb bằng cách khẳng định ý kiến sai trái ấy không có cơ sở nào cả và bằng cách so sánh hai nền vh Việt- Trung để nêu câu hỏi tu từ: “phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?”
c. Đoạn c
- Ông Nguyễn Khắc Viện bác bỏ quan niệm sai trái: “tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!”
Bác bỏ bằng cách phân tích tác hại đầu độc môi trường của những người hút thuốc lá gây ra cho những người xung quanh.
2. Cách bác bỏ
- Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác,của luận cứ, cách lập luận ấy.
- Khi bác bỏ, cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực.
III. Luyện tập
1. Bài tập 1
a. Quan điểm đã bác bỏ ở 2 đoạn trích:
- Đoạn a: quan điểm "đối cứng ra mềm" của kẻ sĩ cơ hội, cầu an
- Đoạn b: quân niệm "thơ là những lời đẹp"
b. Cách bác bỏ, giọng văn:
- Đoạn a: 
+ Bác bỏ bằng dẫn chứng và lí lẽ
+ Giọng văn: dứt khoát, chác chắn
- Đoạn b: 
+ Bác bỏ bằng dẫn chứng cụ thể
+ Giọng văn nhẹ nhàng tinh tế
c. Bài học rút ra: khi bác bỏ cần lựa chọn mức độ bác bỏ, giọng văn sát hợp
	5. Củng cố và dặn dò
	- Nhắc lại kiến thức cơ bản
	- Chuẩn bị Luyện tập thao tác LLBB

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet82thaotacllbacBo.doc