Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thân cò

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thân cò

L

úc tôi còn nhỏ, mẹ tôi hay ru tôi bằng câu hò thấp thoáng bóng dáng của những thân cò lặn lội. Chừng như với những câu hò, câu ca dao về những con cò ấy, người nhắn nhủ tôi rằng những thân cò trên đồng cạn, dưới đồng sâu, khi quãng vắng, lúc hừng đôngkia cũng chính bóng dáng của những người mẹ, người vợ, những người phụ nữ không quản ngại gian lao, vất vả. Họ là những thân cò hi sinh một cách thầm lặng, không kể lể. Lớn lên, tôi hiểu rằng mẹ tôi rất đúng. Có bao nhiêu câu hò, câu hát về hình ảnh con cò là có bấy nhiêu hình ảnh người phụ nữ. Những người phụ nữ Việt Nam sáng ngời đức tính, phẩm giá. Và họ chính là:

“con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.

Nàng về nuôi cái cùng con

Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng.”

Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh con cò là một hóa thân sâu sắc về người phụ nữ. Ca dao hay nói “lặn lội thân cò”. Cách nói này đã tô đậm một nét đẹp trong phẩm chất của người phụ nữ. Họ phải tảo tần để nuôi sống gia đình. Trên con đường ấy là bao nhiêu lo toan vất vả của việc tiềm kiếm ra miếng ăn, cái mặc. Thế nhưng họ không hề than vãng. Sự hi sinh thầm lặn ẩn hiện ở những hình ảnh thân cò lặn lội chính là một đức tính vô cùng cao đẹp, có tính truyền thống của người phụ nữ. Vì vậy có thể nói rằng niềm sung sướng, hạnh phúc của họ không phải là cho bản thân, cho riêng mình. Họ sung sướng hạnh phúc trong niềm vui của chồng con, bản thân họ có khi thật tội nghiệp. Khi ta nghe:

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thân cò", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thân Cò
L
úc tôi còn nhỏ, mẹ tôi hay ru tôi bằng câu hò thấp thoáng bóng dáng của những thân cò lặn lội. Chừng như với những câu hò, câu ca dao về những con cò ấy, người nhắn nhủ tôi rằng những thân cò trên đồng cạn, dưới đồng sâu, khi quãng vắng, lúc hừng đôngkia cũng chính bóng dáng của những người mẹ, người vợ, những người phụ nữ không quản ngại gian lao, vất vả. Họ là những thân cò hi sinh một cách thầm lặng, không kể lể. Lớn lên, tôi hiểu rằng mẹ tôi rất đúng. Có bao nhiêu câu hò, câu hát về hình ảnh con cò là có bấy nhiêu hình ảnh người phụ nữ. Những người phụ nữ Việt Nam sáng ngời đức tính, phẩm giá. Và họ chính là: 
“con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng.”
Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh con cò là một hóa thân sâu sắc về người phụ nữ. Ca dao hay nói “lặn lội thân cò”. Cách nói này đã tô đậm một nét đẹp trong phẩm chất của người phụ nữ. Họ phải tảo tần để nuôi sống gia đình. Trên con đường ấy là bao nhiêu lo toan vất vả của việc tiềm kiếm ra miếng ăn, cái mặc. Thế nhưng họ không hề than vãng. Sự hi sinh thầm lặn ẩn hiện ở những hình ảnh thân cò lặn lội chính là một đức tính vô cùng cao đẹp, có tính truyền thống của người phụ nữ. Vì vậy có thể nói rằng niềm sung sướng, hạnh phúc của họ không phải là cho bản thân, cho riêng mình. Họ sung sướng hạnh phúc trong niềm vui của chồng con, bản thân họ có khi thật tội nghiệp. Khi ta nghe:
(1) Thân cò ở đây được hiểu cho tất cả những người phụ nữ trong tất cả các giai cấp, cụ thể là những người mẹ, người vợ,... chứ không riêng một ai cả
“ Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về.”
Sự tội nghiệp nằm trong cái côi cúc, cô đơn, lẻ loi... có khi chỉ riêng mình họ cảm nhận và hứng chịu tất cả.
Nếu được xếp hạng cho những bài ca dao hay hình ảnh con cò, tôi sẽ nghĩ rằng câu ca dao trên là một câu ca dao hay nhất: “Tối tăm mù mịt ai đưa cò về”. Chỉ một mình thân cò trên những nẻo đời mà những nẻo đời đôi khi không phải bằng phẳng, sa chân sẩy bước:
“ Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi! Đừng vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.”
Trải qua bao thời gian, hình ảnh con cò đậu phải cành mềm trở thành một hình ảnh tội nghiệp chỉ thân phận bất hạnh của người phụ nữ ngày xưa. “ Ông ơi!...”, tiếng van xin như xé lòng người...
“ Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục dau lòng cò con.”
	Vâng, đó là thân phận của cò. Thế nhưng trong lời van xin xét lòng ấy bỗng sáng ngời một phẩm chất.
“ Đừng xáo nước đục”
Chúng ta sẽ suy nghĩ gì trong trường hợp tuyệt vọng nhất, cò vẫn cầu xin một cái chết đẹp đẽ, trong sáng. Ổ đây, sự cầu xin thể hiện rõ một phẩm giá khác của người phụ nữ hóa thân trong thân phận con cò:
“ Có xáo thì xáo nước trong”
Cái chết ấy thật trong sáng, sự cầu xin ấy thật đáng quý. Càng thấy sự trong sáng và đáng quý, ta càng nhận ra nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Họ luôn muốn giữ gìn phẩm giá trong sáng trong mọi trường hợp, kể cả lúc đau khổ và tuyệt vọng nhất.
Nói đến điều này không thể không nhắc đến hình ảnh của những người mẹ, người vợ, những người phụ nữ không quảng ngại gian lao. Đem cả cuộc đời của mình vì con, vì chồng... để cho những người con sống trong hạnh phúc. Đồng thời cũng nêu lên được phẩm giá của người phụ nữ cho dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa. Tóm lại, qua đó chúng ta thấy rằng hình ảnh con cò bất hạnh nhưng sáng ngời những nét đẹp tiêu biểu, bất diệt của người phụ nữ Việt Nam trải qua bao thế hệ, vì thế tất cả chúng ta phải kính quý họ hơn ai cả và người đầu tiên chính là mẹ của chúng ta.
Văn Thanh, 02/09/2010 5:26:14 AM

Tài liệu đính kèm:

  • docThan Co Nguyen Van Thanh10A4.doc