Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tây tiến

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tây tiến

A. Yêu cầu:

- Cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên miền tây và nét hào hoa, dũng cảm, vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ.

- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: Bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu.

B. Phương tiện thực hiện:

 - SGK, SGV

 - Thiết kế bài học

 - Các tài liệu tham khảo

C. Cách thức tiến hành:

 GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp đọc sáng tạo, các hình thức gợi mở, hướng dẫn, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, diễn giảng.

D. Tiến trình dạy học:

 1 – Kiểm tra bài cũ.

 2 – Giới thiệu bài mới.

 

doc 8 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3486Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tây tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:19-20 Ngày soạn/10/2009
Tây tiến
Quang Dũng
A. Yêu cầu:
- Cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên miền tây và nét hào hoa, dũng cảm, vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: Bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu.
B. Phương tiện thực hiện:
 - SGK, SGV 
 - Thiết kế bài học
 - Các tài liệu tham khảo
C. Cách thức tiến hành:
 GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp đọc sáng tạo, các hình thức gợi mở, hướng dẫn, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, diễn giảng.
D. Tiến trình dạy học:
 1 – Kiểm tra bài cũ.
 2 – Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV & HS
Yêu cầu cần đạt
- Yêu cầu HS đọc phần Tiểu dẫn và rút ra những nội dung chính về tác giả, hoàn cảnh sáng tác?
Chủ đề: Bài thơ nói lên nỗi nhớ và niềm tự hào về đồng đội thân yêu, những chiến sĩ hào hoa, dũng cảm, giàu lòng yêu nước trong đoàn binh Tây Tiến đã chiến đấu và hy sinh vì Tổ quốc.
Đọc bài thơ, tìm hiểu bố cục và cảm hứng chủ đạo của bài thơ?
Bố cục: không kể bốn câu thơ cuối, bài thơ tự nó chia làm 3 phần.
-Tiếng gọi, địa danh sông Mã có ý nghĩa gì?
- Điệp từ nhớ góp phần nêu bật tâm trạng gì?
- Những địa danh xuất hiện trong hai câu thơ cho em cảm nghĩ gì?
- Nhận xét những đặc sắc về hình ảnh, nghệ thuật trong hai câu thơ?
- Nhận xét cách ngắt nhịp của câu thơ và cách sử dụng câu thơ hoàn toàn thanh bằng?
- HS trình bày cách hiểu của mình về hai câu thơ này?
- Tìm hiểu những từ ngữ hình ảnh mang giá trị nội dung nghệ thuật?
Tác giả tả thực về sự hi sinh mất mát: Gợi cảm giác cái chết như lẫn vào bức tranh chung của những gian khổ nhọc nhằn. Người chiến sĩ như đột ngột dừng chân trong cuộc hành trình của đơn vị. Câu thơ gợi một kí ức buồn trên những chặng đường hành quân của bộ đội TT
Đêm liên hoan của người lính được QD miêu tả ntn?
(âm thanh, màu sắc, từ ngữ..)
Hồng Nguyên từng viết:
“Chúng tôi đi - Nắng mưa sờn mép balô - Tháng năm bạc cùng thôn xóm - ... Chúng tôi đi mang cuộc đời lưu dộng - Ngủ lại rất nhiều nơi không nhớ hết tên làng”
- Hình ảnh chiều sương Châu Mộc hiện ra với những hình ảnh nào?
Đọc đoạn thơ ta như lạc vào một thế giới của cái đẹp, thế giới của cõi mơ, của âm nhạc. Bốn câu thơ đầu ngân nga như tiếng hát, như nhạc điệu cất lên từ tâm hồn ngây ngất mê say của những người lính Tây Tiến. ..trong đoạn thơ này chất thơ, chất nhạc hoà quyên với nhau đến mức khó mà tách bạch được... Xuân Diệu cho rằng đọc bài thơ Tây Tiến, ta có cảm tưởng như ngậm âm nhạc trong miệng
- Chỉ những hình ảnh , từ ngữ, bút pháp
- Những từ ngữ, hình ảnh có gì đáng chú ý?
Từ ngữ, hình ảnh, bút pháp nghệ thuật có gì đáng chú ý?
Các từ ngữ Hán Việt được sử dụng nhiều trong câu thơ có tác dụng gì?
- Nhận xét về từ ngữ , hình ảnh bút pháp trong 2 câu thơ?
Hình ảnh người lính được khắc hoạ chân thực mà không trần trụi, nghiệt ngã mà không hề bi quan, bi luỵ. Tất cả làm toát lên vẻ đẹp hào hùng mà hào hoa của người lính TT. Có thể nói, với bài thơ này, QD đã tạc vào thơ ca bức tượng đài về người lính một thời đánh giặc cứu nước không thể nào quên.
- Nhận xét về khổ thơ cuối bài?
- Nêu chủ đề bài thơ?
I/ Tiểu dẫn:
1. Tác giả và Hoàn cảnh sáng tác:
- Quang Dũng(1921-1988) sinh tại Hà Tây, mất tại HN
- QD là một nghệ sĩ đa tàimột hồn thơ lãng mạn
- TT là 1 đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947
- Nhiệm vụ.
- Điều kiện chiến đấu
- Địa bàn hoạt động
- Thành phần đoàn quân
- Đoàn quan Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào trở về thành lập trung đoàn 52. Đại đội trưởng QD ở đó đến cuối năm 1948 rồi chuyển đơn vị khác
- Bài thơ ban đầu có tên “Nhớ Tây Tiến”
2. Cảm hứng chủ đạo:
- Cảm hứng lãng mạn thể hiện cái tôi đầy T/c, cảm xúc của tác giả(T/c hướng nội). Nó phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng rộng rãi thủ những yếu tố cường điệu, thủ pháp đối lập để tô đậm cái phi thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về cái hùng vĩ và cái tuyệt mĩ.
- Tinh thần bi trángQuang Dũng không né tránh những khó khăn, gian khổ , đau thương, mất mát (cái bi) nhưng tác giả đã mang đến cho nó màu sắc lãng mạn (giọng điệu, âm hưởng) trong sự ngợi ca và nâng lên thành vẻ đẹp trong đau thương (hào hùng tráng lệ)
- Chất Lãng mạn hoà hợp với chất Bi tráng đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho bài thơ.
II. Đọc – hiểu.
1. Bố cục: Bài thơ chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn một từ đầu đến Mai Châu mùa em thơm nếp xôi. ý đoạn này là nỗi nhớ của tác giả về cuộc hành quân, chiến đấu gian khổ của người lính Tây Tiến trên cái nền của thiên nhiên Tây Bắc, Bắc Bộ vừa hùng vĩ, vừa dằn dữ.
+ Đoạn hai tiếp đó đến hoa đong đưa. Nhớ lại những đêm liên hoan đổt lửa trại, tình cảm quân dân trên cái nền thơ mộng của núi rừng
+ Đoạn ba: còn lại. Khắc hoạ chân dung người lính Tây Tiến. Sự hi sinh mang đầy chất bi tráng và khắc sâu lí tưởng chiến đấu của người lính Tây Tiến.
2. Tìm hiểu chi tiết.
Khổ 1:
* 2 câu đầu: Hai câu thơ mở đầu bằng một tiếng gọi thiết tha, khơi nguồn cho nỗi nhớ về Tây Tiến:
+ Sông Mã, Tây Tiến là tên gọi cụ thể
+ Nỗi nhớ “chơi vơi” là nỗi nhớ lạ chập chờn giữa hai bờ hư thực như trong cõi mộng.
 + Điệp từ “nhớ”, cách hiệp vần “ơi, chơi vơi”làm cho câu thơ trở nên nhẹ nhàng và phù hợp với nỗi nhớ. Nỗi nhớ bồng bềnh khó tả.Có lúc nó chợt đến bằng hình ảnh vừa sống động, vừa lung linh.
“Sông Mã xa rồi TT ơi !” là hình ảnh của một vùng rừng núi bao la như chao nghiêng trong ống kính của người nghệ sĩ quay phim, như chơi vơi trong nỗi nhớ của QDũng. “Nỗi nhớ chơi vơi” là một sáng tạo độc đáo của nhà thơ, bởi chơi vơi thường mang ý nghĩa chỉ không gian. Không gian tồn tại của sự vật, đi vào nỗi nhớ của Quang Dũng “chơi vơi” trở thành không gian của tâm tưởng, của cảm xúc. QDũng như muốn nói xa Tây Tiến rồi, xa dòng sông Mã, xa những tháng năm gian khổ mà tự hào nhưng nỗi nhớ vẫn chơi vơi giữa những ngày tháng ấy, những miền đất ấy, giữa cuộc sống và con người thân thương ấy.
* 2 câu tiếp:
+ Địa danh Sài Khao, Mường Lát gợi vẻ xa lạ, xa xôi, heo hút, hoang dã, thâm sơn cùng cốc gợi chí tò mò và háo hức của những chiến sĩ Tây Tiến Câu thơ diễn tả vẻ đẹp huyền ảo. Đoàn quân đi trên đỉnh núi cao mù sương và dừng chân ở những bản làng, với gió núi hoa rừng đầy lãng mạn. Mặt khác trong 14 âm tiết chỉ có 3 âm tiết là thanh trắc. 11 thanh bằng tạo âm hưởng đều đều, lan toả, lung linh, huyền ảo trong nỗi nhớ.
+ Thủ pháp đối lập trong câu thơ “Sài Khaoquân >< đêm hơi”khiến cho câu thơ không đơn thuần là cái đẹp mộng mơ mà trở thành hiện thực của những khó khăn gian khổ 
NX: hai câu thơ với 2 nét vẽ đã làm nổi bật bức tranh thiên nhiên và hiện thực cuộc sống của những người lính Tây Tiến
* 4 câu tiếp : Cuộc hành quân chiến đấu đầy gian khổ thử thách và hi sinh:
- 2 câu đầu:
+ Điệp từ “dốc”, từ láy “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”, “cồn”, “ngửi” Nhịp của câu thơ khá đặc biệt với nhiều thanh trắc đọc lên nghe trúc trắc cảm giác như nghe thấy cả tiếng thở mệt mỏi, gấp gáp. Hình ảnh đèo dốc, vực thẳm gợi sự khó nhọc, gian khổ.
+ Tuy gian khổ khó nhọc nhưng vẫn tìm thấy niềm vui tinh nghịch của người lính: “Súng ngửi trời”. Lúc này, người lính đã vượt lên những đỉnh núi cao, súng chạm mây trời. Đó là hình ảnh được hiện ra từ cái nhìn của những người lính trẻ thông minh mà tinh nghịch, những người lính đã vượt qua muôn trùng dốc để vươn tới tận trời, để súng ngửi trời. Không phải là những người lính như người lính trong đoàn binh Tây Tiến khó có thể liên tưởng từ “mũi súng” đến “súng ngửi trời”
 Thời đại đã đem đến cho QDũng không chỉ một liên tưởng lạ lùng, kỳ thú mà còn là hình tượng thơ hết sức kỳ vĩ. Khẩu súng cùng với người lính như đang đứng ở đỉnh cao của thời đại gợi ta nhớ tới hình ảnh ngươì chiến sĩ vệ quốc trong câu thơ của Phạm Ngũ Lão:
NX: Hai câu thơ đậm chất hội họa làm nổi bật hiện thực chiến đấu gian khổ của người lính nhưng vẫn không mất đi cái lãng mạn hóm hỉnh, tinh nghịch của người lính những con người đứng cao hơn hoàn cảnh, làm chủ hoàn cảnh
- Hai câu tiếp:
+ Thủ pháp ngắt câu đột ngột, cách sử dụng từ chỉ lượng “ngàn”, động từ ngược hướng “Ngàn thước lên cao/ngàn thước xuống” gợi ra một thực tế con đường hành quân vô cùng nguy hiểm, như thách thức con người. Nhà thơ đã tạo nên cái tương phản giữa nghìn thước lên và nghìn thước xuống để đúng giữa câu thơ là cái ngất trời của một chữ “cao”. Chính cấu trúc ngữ nghĩa ấy đã tạo nên đỉnh cao nghìn thước giữa câu thơ. Chẳng những thế, câu thơ với chữ “lên”, “xuống” còn gợi ra hình ảnh trập trùng của đoàn binh Tây Tiến đang vượt dốc cao vực thẳm.
+ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Một câu thơ toàn thanh bằng gợi nên cái mênh mông xa vời, chơi vơi. Sự tương phản về thanh điệu tự nó cũng đã gợi ra cái trập trùng của núi non nhưng đặc sắc hơn còn là chất lãng mạn gợi ra từ một khung cảnh thiên nhiên như vậy. Phải là người lính đầy chất thơ trong tâm hồn mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy sau khi đã vượt dốc, qua cồn mây, đạp bằng đỉnh cao nghìn thước.
NX: 
+ Hai câu thơ có sự hòa quện chất hiện thực và lãng mạn làm nổi bật vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội của thiên nhiên và tâm hồn lãng mạn của người lính Tây Tiến. 
+ Nói đến thiên nhiên trong Tây Tiến, không thể không nói tới một thiên nhiên hùng vĩ như một cái nền làm nổi bật tầm vóc của con ngươì ở những câu thơ này. Quang Dũng đã mô tả thiên nhiên để mô tả con người. Quang Dũng đã mô tả thiên nhiên bằng cả hình, cả âm, cả nhịp điệu và đặc biệt là bằng cảm hứng lãng mạn để sự hiểm trở của thiên nhiên chỉ càng khơi gợi cảm hứng chinh phục của con người.
+ Bốn câu thơ vừa đậm chất thơ vừa đậm chất nhạc, hòa quyện chất lãng mạn và hiện thực thể hiện ngòi bút tài hoa của Quang Dũng.
* Hai câu tiếp theo: “Anh bạn dãi dầu.đời”
 Chú ý cách nói “dãi dầu”, cách nói khẳng định “Không bước nữa, Bỏ quên đời”
+ Sự hi sinh của người lính, một sự hi sinh nhẹ nhàng thanh thản vì thế mà rất đẹp, đẹp trong cái thật.
+ Người lính chợt chìm vào giấc ngủ sau một chặng hành quân quá mệt
NX: Đó còn là hình ảnh về sự hy sinh lặng lẽ mà rất anh hùng của những người lính Tây Tiến dọc theo chặng đường hành quân. Thương nhớ vô cùng trong 2 chữ "anh bạn" mà nhà thơ đã nói về đồng đội của mình bởi đó là những người bạn đã nằm lại dọc đường hành quân. Nhưng QDũng không biến nỗi đau ấy thành sự bi luỵ khi nhà thơ viết về sự hy sinh của những người bạn như viết về giấc ngủ của họ. "Anh bạn dãi dầu không bước nữa - Gục lên súng mũ bỏ quên đời", nhưng tinh thần của họ lại vút lên cùng sông núi . Họ coi cái chết nhẹ nhàng như đi vào giấc ngủ.
* Bốn câu kết:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
.
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
- Từ ngữ: Chiều2, Đêm2, oai linh, gầm thét, mùa em, thơm nếp xôi..
- Thán từ : Nhớ ôi
NX: Thủ pháp tương phản được sử dụng một cách triệt để để làm vút lên vẻ đẹp tâm hồn hết sức hào hoa của người lính, để dựng lên hình ảnh những người lính dẫu sống giữa một vùng đất hoang sơ đầy bí hiểm, nơi cọp còn trêu người, nhưng tâm hồn họ vẫn ngời lên một vẻ đẹp phong nhã, hào hoa trong câu thơ:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi "
 Bao nhiêu lãng mạn gửi vào những chữ "nhớ ôi Tây Tiến...", "Mai Châu mùa em ...". Đó là những chữ đã để lại trong tâm hồn người lính những vẻ đẹp của miền núi hoang sơ kia, vẻ đẹp mang đậm tình người với "cơm lên khói" và "mùa em thơm nếp xôi". Lòng người Tây Tiến nhớ mãi "mùa em", mùa những người lính Tây Tiến gặp em giữa khung cảnh hạnh phúc của xóm làng. Hương nếp xôi cũng từ mùa em mà thơm mãi trong tâm hồn người lính.
Câu thơ cuối đoạn gồm bảy tiếng chỉ có một thanh trắc. Nó nhẹ nhàng gợi cảm giác vương vấn lan toả trong tâm hồn người đọc, người nghe. Nó bắc cầu cho mạch cảm xúc ở những câu thơ tiếp.
* Tiết 2
2. Khổ 2:
a) Bốn câu đầu: Đêm hội liên hoan 
- Từ ngữ: Doanh trại,bừng, đuốc hoa, man điệu, nàng e ấp, hồn thơ, xiêm áo..
- Âm thanh: tiếng khèn man điệu
- Màu sắc : lửu đuốc
NX: + Đêm liên hoan bừng lên trong ánh sáng của lửa đuốc giống như một đêm hội hoa đăng, trong ánh mắt ngỡ ngàng thích thú của người lính, trong điệu khèn lôi cuốn , trong vũ điệu say đắm. Cảnh vật và con người như hoà trong men say, tình tứ, ngây ngất, rạo rực trong một niềm vui ấm áp tình quân dân.
 + Trong giây phút ngất ngây tâmm hồn người lính bỗng trở nên mơ mộng về một ngày mai nơi thủ đô nước bạn.
 + Đoạn thơ cho thấy nét đẹp trong tâm hồn người lính, một tâm hồn lãng mạn, tình tứ pha chút tinh nghịch của những chàng trai Hà thành thanh lịch.
b) Bốn câu cuối: Hình ảnh chiều sương nơi Châu Mộc.
Từ ngữ: chiều sương áy,hồn lau, dáng người, đong đưa
Bút pháp: lãng mạn tình tứ.
NX: 
+ Đó là lớp sương khói phủ lên hai chữ "người đi", tạo nên cái mờ ảo của nỗi nhớ. Sau chữ "người đi” là hai chữ "Châu Mộc" rất xa xôi của một địa danh làm cho cảnh vật thêm mờ ảo hơn. Tiếp đó là những chữ "chiều sương ấy". Chữ "ấy" thường dùng để xác định một không gian, một thời gian cụ thể, nhưng ở đây cái cụ thể lại dường như đã trở nên xa xăm, mờ ảo rồi. Câu thơ bàng bạc một sắc màu của nỗi nhớ, chất hoạ vì thế trở nên rất cổ điển.
+ Đôi bờ lau phơ phất như mang hồn người, như nỗi niềm cổ tích. ". Hai chữ "hồn lau" vừa tạo cái mơ hồ huyền ảo của những bông lau phơ phất nửa hư, nửa thực ..., mà còn muốn nói tới cái hồn của sông núi, của quê hương, của những miền đất xa xôi nhưng lại gần gũi như tận trong đáy lòng những người lính Tây Tiến.
+ Hình ảnh con người trên con thuyền độc mộc mới chỉ là một dáng người, chỉ là một nét mảnh mai giữa cái không gian hiểm trở và hùng vĩ của núi non. Nhưng chính sự tương phản ấy lại làm nên chất thơ của cuộc sống, làm nên vẻ đẹp và khẳng định sức mạnh của con người. Cho nên QD mới so sánh dáng người ấy trên con thuyền độc mộc kia với một cành hoa trôi trên dòng nước lũ. Hình ảnh con người chỉ như một dáng mảnh mai và con thuyền độc mộc đang đong đưa trên dòng nước lũ ấy không chỉ trôi theo dòng nước lũ mà còn mãi mãi chảy vào tâm hồn người lính Tây Tiến
 Bốn câu thơ đậm chất thơ, chất hoạ . Với những nét vẽ thoáng nhẹ đã đem đến cho người đọc vẻ đẹp thơ mộng của bước tranh thiên nhiên gống như một bức tranh lụa mượt mà.
3) Khổ 3: Chân dung người lính
a. Hai câu đầu: 
Hình ảnh : không mọc tóc, xanh màu lá Toát lên vẻ oai phong, dữ dằn qua cái nhìn lãng mạn của QD 
Khí thế : dữ oai hùm
Thủ pháp: đối lập
Cách nói : chủ động mang chút iêng hùng
NX: Những hình ảnh hiện thực được nhìn qua cảm hứng lãng mạn cho thấy hình ảnh một đoàn quân ốm mà không yếu vẫn mang vẻ đẹp của sức mạnh hùm thiêng sông núi
Hai câu tiếp:
Hình ảnh: mắt trừng, mộng, mơ, dáng kiều
Thủ pháp: đối lập
NX: + Hai câu thơ cho thấy nét đẹp trong tâm hồn người lính một tâm hồn đầy mộng và mơ, hòa quyện giữa lí tưởng và đời thường: lãng mạn, mơ mộng, khát khao yêu đương.
 + Thủ pháp đối lập được sử dung để tô đậm những cái khác thường. Cách nói có phần ước lệ sách vở. Tâm hồn mộng mơ của người lính mang bóng dáng của những áng văn chương cổ mà những người lính đã một thời tiếp thu trong sách vở
Hai câu tiếp:
Từ ngữ: rải rác, biên cương, mồ, viễn xứ, áo bào
Cách nói chủ động: Chẳng tiếc..
NX: + Hai câu thơ cho thấy hiện thực bi thương đối với người lính, sự hi sinh hết sức thầm lặng. Cách nói chủ động “chẳng tiếc” khiến cái bi bị át hẳn đi bởi cái lí tưởng
 + Cách sử dụng hàng loạt từ Hán Việt mang tới sắc thái cổ kính trang nghiêm biến những nấm mồ hoang lạnh nơi rừng sâu thành những mộ chí tôn nghiêm vĩnh hằng
d) Hai câu cuối:
“áo bào..khúc độc hành”
Từ ngữ, hình ảnh: áo bào, về đất, sông Mã gầm, khúc độc hành
 NX: + Hai câu thơ được soi chiếu bằng cảm hứng lãng mạnnhững tấm áo bạc màu vì sương gió vì chiến đấu trở thành những tấm bào sang trọng
 + Cách nói giảm “anh về đất” đã vĩnh viến hóa sự hi sinh của người lính. Họ đã trở về với đất mẹ, họ hóa thân vào sông núi để vĩnh viễn sống mãi với non nước này
 + Hình ảnh dòng sông Mã và tiếng gầm uất nghẹn của dòng sông như cho thấy cả thiên nhiên đất trời cùng nghiêng mình đưa tiễn các anh. Tiếng gầm của dòng sông Mã đã nâng tính bi hùng về hình tượng người lính Tây Tiến.
3. Khổ cuối: Lời thề sắt son.
- Khổ thơ trở thành lời thề thiêng liêng của người lính, mùa xuân ấy thời điểm mơ mộng hào hùng một đi không trở lại.
- Tâm hồn, tình cảm của người lính vẫn gắn bó máu thịt với những ngày, những nơi mà đoàn quân Tây Tiến đã từng qua. 
- Nó trở thành những lời ghi vào bia mộ, kết thúc một thời một đi không trở lại trong lịch sử dân tộcnâng chất sử thi của bài thơ lên.
Chủ đề : 
- Ca ngợi vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, cũng là vẻ đẹp của những người lính trong kháng chiến chống Pháp. 
- Thể hiện tình cảm sâu nặng của nhà thơ với đơn vị TT, với cảnh vật và con người miền Tây một thời gắn bó.
III/ Kết luận:
 Tây Tiến tiêu biểu cho phong cách thơ Quang Dũng , sự hòa quyện giữa chất hiện thực với lãng mạn; ngòi bút tài hoa luôn biến đổi; khắc họa thành công vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội và thơ mộng trữ tình của thiên nhiên Tây Bắc; làm nổi bật hình tượng người lính với chất lí tưởng mang hơi thở của thời đại
1. Những yếu tố nào về hoàn cảnh sáng tác ảnh hưởng đến cảm xúc của Quang Dũng khi viết bài thơ Tây Tiến? (2 điểm)
2. Phân tích đoạn thơ sau: (5 điểm)
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
...........................................
Mau Châu mùa em thơm nếp xôi. 
3. Phân tích vẻ đẹp độc đáo của con người và thiên nhiên miền Tây qua đoạn thơ sau: (5 điểm)
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
....................................................
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
4. Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của hình ảnh người lính Tây Tiến ở đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
......................................................
 Sông Mã gầm lên khúc độc hành. (5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 1920 Tay Tien Quang Dung.doc