Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tập làm văn: Phân tích bài chiều tối

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tập làm văn: Phân tích bài chiều tối

Đã hơn ba mươi năm rồi, kể từ ngày Bác Hồ (1890 – 1969) vĩnh biệt chúng ta đi vào cõi vĩnh hằng. Hơn ba mươi năm đó là cả một quãng thời gian dài, thời gian đó đã làm cho biết bao mái đầu xanh ngã bạc, bao em thơ khôn lớn thành người. Ba mươi năm dễ làm người ta quên đi một con người. Thời gian cứ vùn vụt trôi qua, cứ đi mãi và chôn vùi những điều trong quá khứ. Nó trở nên đáng sợ với tất cả mọi người nhưng với Bác Hồ là một ngoại lệ. Người bất tử trước thời gian bởi vì Người là kết tinh của tinh hoa dân tộc. Những tác phẩm của Người là nghệ thuật – nghệ thuật đích thực. Văn thơ của Người hài hòa giữa chất nghệ sĩ và chiến sĩ, giữa cái cổ điển phương Đông và cái mới mẻ độc đáo của phương Tây đã thể hiện được một tư thế ung dung, tự tại, một tấm lòng nhân đạo cao cả, luôn hướng về sự sống và tương lai bằng một tấm lòng yêu thương, gắn bó, nhân hậu đối với con người, một tình yêu nước cháy bổng. Tất cả đã tạo nên một phong cách văn học rất riêng, rất độc đáo và rất Hồ Chí Minh. Bài thơ “Chiều tối” cho ta thấy được phần nào tâm hồn và phong cách thơ văn độc đáo ấy:

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không

Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng”

Trong hơn một năm bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ, Bác Hồ đã bị giải đi giải lại qua hơn ba mươi nhà lao, bài thơ “Chiều tối” được Bác sáng tác trong khoảng thời gian Người bị giải đi từ nhà lao huyện Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo và được ghi lại trong “Nhật kí trong tù” – một tập thơ chữ Hán gồm 133 bài viết trong khoảng 1942 – 1943. “Chiều tối” là một bức tranh thiên nhiên và sinh hoạt ở vùng sơn dã trong buổi chiều tà. Qua đó Hồ Chí Minh đã phê phán niềm tin tưởng, tình yêu của bản thân đối với thiên nhiên, con người và sự sống. Để thấy được phong cách nghệ thuật đặc sắc cùng như là tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Ái Quốc, hãy cùng đồng hành với Người trong bài “Chiều tối” nay.

 

doc 11 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 9688Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tập làm văn: Phân tích bài chiều tối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU TẬP LÀM VĂN
CHIỀU TỐI
(	MỘ)
HỒ CHÍ MINH
Phiên âm	Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, 
	Cô vân mạnn mạn đột hiên không; 
	Sơn thông thiếu nữ ma bao túc,
	Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.
Dich nghĩa	Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi lững lờ trên tầng không;
	Thiếu nữ xóm núi xây ngô tôi,
	Ngô xay vừa xong, lò than đã đỏ.
Dịch thơ	Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
	Chòm mây trôi nhẹ giũa tầng không;
	Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng. 
PHÂN TÍCH BÀI CHIỀU TỐI
Đã hơn ba mươi năm rồi, kể từ ngày Bác Hồ (1890 – 1969) vĩnh biệt chúng ta đi vào cõi vĩnh hằng. Hơn ba mươi năm đó là cả một quãng thời gian dài, thời gian đó đã làm cho biết bao mái đầu xanh ngã bạc, bao em thơ khôn lớn thành người. Ba mươi năm dễ làm người ta quên đi một con người. Thời gian cứ vùn vụt trôi qua, cứ đi mãi và chôn vùi những điều trong quá khứ. Nó trở nên đáng sợ với tất cả mọi người nhưng với Bác Hồ là một ngoại lệ. Người bất tử trước thời gian bởi vì Người là kết tinh của tinh hoa dân tộc. Những tác phẩm của Người là nghệ thuật – nghệ thuật đích thực. Văn thơ của Người hài hòa giữa chất nghệ sĩ và chiến sĩ, giữa cái cổ điển phương Đông và cái mới mẻ độc đáo của phương Tây đã thể hiện được một tư thế ung dung, tự tại, một tấm lòng nhân đạo cao cả, luôn hướng về sự sống và tương lai bằng một tấm lòng yêu thương, gắn bó, nhân hậu đối với con người, một tình yêu nước cháy bổng. Tất cả đã tạo nên một phong cách văn học rất riêng, rất độc đáo và rất Hồ Chí Minh. Bài thơ “Chiều tối” cho ta thấy được phần nào tâm hồn và phong cách thơ văn độc đáo ấy:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”
Trong hơn một năm bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ, Bác Hồ đã bị giải đi giải lại qua hơn ba mươi nhà lao, bài thơ “Chiều tối” được Bác sáng tác trong khoảng thời gian Người bị giải đi từ nhà lao huyện Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo và được ghi lại trong “Nhật kí trong tù” – một tập thơ chữ Hán gồm 133 bài viết trong khoảng 1942 – 1943. “Chiều tối” là một bức tranh thiên nhiên và sinh hoạt ở vùng sơn dã trong buổi chiều tà. Qua đó Hồ Chí Minh đã phê phán niềm tin tưởng, tình yêu của bản thân đối với thiên nhiên, con người và sự sống. Để thấy được phong cách nghệ thuật đặc sắc cùng như là tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Ái Quốc, hãy cùng đồng hành với Người trong bài “Chiều tối” nay.
Có nhiều ý kiến cho rằng “Chiều tối” là bài thơ thể hiện một cách cụ thể và sinh động cái tư tưởng được coi như là tuyên ngôn của Hồ Chí Minh:
“Thân thề ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao”
Và thật sự là vậy, dù có ở trong hoàn cảnh gian khổ, khó khăn đến mấy thì Bác vẫn cứ luôn giữ một tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan và yêu đời, cụ thể trong bài thơ này là dù trải qua nhiều lần bị giải tù đầy gian nan, khổ ải:
“Năm mươi ba cây số một ngày
Áo mũ dầm mưa rách hết giày”
Tuy vậy nhưng Bác đã quên đi nỗi gian khổ dọc đường để luôn hướng về phía trước, một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn.
Trong điều kiện thể xác bị đọa đày, chân bị xiềng xích, tay thì bị trói nhưng tâm hồn Bác vẫn nhẹ tênh như một người đi ngoạn cảnh. Người thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, đồng cảm với chim muông, hoa lá. Không gian bao la mở ra ở đầu bài thơ là một bức tranh đặc sắc về cảnh hoàng hôn:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
Thơ Bác rất tinh tế, có lẽ vì tâm hồn Bác rất nhạy cảm. Vẫn là những hình ảnh ước lệ, cổ điển: chim mỏi về rừng, chòm mây trôi nhưng qua ngòi bút của Bác nó lại trở nên có sức gợi tả sâu xa, chỉ bằng vài nét phác họa đơn sơ nhưng đã thể hiện lên trước mắt chúng ta một không gian bao la, mênh mông và buồn hiu hắt cộng với vài nét chấm phá tiêu biểu của thời khắc ngày tàn. Một cánh chim sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi đang bay về tổ, một chòm mây cô đơn đang lững lờ trôi trên lưng trời như tìm một nơi nào đó để nghỉ chân. Cảnh vật phản phất đâu đây hương vị của thơ Đường, nó tương đồng với một số câu thơ trong thơ cổ:
“Chim hôm thoi thót về rừng”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Hay:
“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”
(Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan)
Hay gần hơn chút nữa là:
“Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”
(Tràng Giang – Huy Cận)
Những cánh chim trong thơ văn trung đại sao mà buồn quá vậy? Còn cánh chim trong “Chiều tối” lại hiện ra có nét gì đó thoáng rộng, nhẹ nhàng, mở ra được cái linh hồn của tạo vật, thiên nhiên. Tại sao lại như vậy? Vì người phương Đông, thơ cổ phương Đông vẫn quen nhìn chiều như vậy. Bác ở đây cũng thế! Cũng vẫn là “mây”, là ‘chim bay về núi tối rồi” nhưng xét kĩ ra thì cái nhìn của Người có khác thơ xưa, mang màu sắc mới mẻ hiện đại hơn. Cánh chim kia không bay về núi, không bay vút lên trời, mây không lững lờ để rồi bay “xa tít mù khơi” mà tất cả dường như rất gần gũi và quấn quýt, dường như chúng đã xác định được điểm đến riêng cho mình. Những chi tiết ấy đã thể hiện một cái nhìn trìu mến, một cái nhìn nhân đạo và một tình cảm sâu nặng dành cho thiên nhiên của Bác – một con người vĩ đại. Hai câu thơ trên đồng thời còn là một sự cảm nhận tinh tế của một tâm hồn nghệ sĩ thật sự rung động với cái khoáng đạt của không gian bao la, cái yên tĩnh của chiều thu nơi núi rừng. Điều đặc biệt ở đây là bức tranh thiên nhiên hiện lên không phải bởi nghệ thuật miêu tả cầu kì mà bằng vài nét phác họa đơn sơ cũng đủ để cho bức tranh thiên nhiên mênh mông, buồn hiu hắt hiện lên. Câu thơ giản dị như chính con người của bác vậy!
Cả hai câu thơ trên đều nói đến bầu trời, một bầu trời đang chuyển dần về tối. Thông thường cảnh chiều tối luôn gợi những tứ thơ buồn. Đó là lúc ánh nắng chỉ còn le lói rồi nhường chỗ cho bóng tối lan dần, chim về tổ, nhà nhà sum họp. Nhưng ngược lại người đi đường xa vào lúc hoàng hôn lại dễ cảm thấy cô đơn, chạnh buồn, khao khát một mái nhà, một sự sum họp bên mái ấm gia đình. Đặt vào trong hoàn cảnh của Bác lúc bấy giờ, lúc này đây Bác đang trong cảnh ngộ của một tù nhân đáng lí ra Người phải buồn, phải than thở cho nỗi khổ của chính mình . Nhưng không Bác dường như đang cố quên mình đi, quên cả cảnh ngộ của mình để có mặt mình. Có lẽ nếu là một nhà thơ khác thì chắc hẳn đã không tránh khỏi cái quy luật: “thể lắng nghe hơi thở và nhịp đập của không gian, thời gian, của bức tranh thiên nhiên trước Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, nhất là một người vừa trải qua một ngày nặng nhọc, trước mặt là một đêm dài trong xài lim ẩm thấp, đầy muỗi, rệp. Có như thế ta mới thấy được nơi Bác một bản lĩnh phi thường, vượt lên trên mọi khổ đau thử thách, giữ vững tinh thần lạc quan kì diệu của một người biết làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh.
Những tưởng cái buồn của cảnh sẽ tác động tiêu cực lên tâm trạng của một người tù đang bị giải đi trên đường, cái buồn sẽ thấm sâu vào lòng người khiến cho người tù cảm thấy cô đơn, buồn vì cảnh ngộ lưu đày, nhưng ở hai câu tiếp theo lại là một tâm trạng khác hẳn. Điều này thấy rõ qua bức tranh hiện thực sống động ấm áp với hình ảnh một cô gái nơi xóm núi đang lao động bên lò than rực hồng:
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”
NHỮNG ĐIỂM CẦN NẮM ĐỂ PHÂN TÍCH BÀI CHIỀU TỐI (MỘ) 
a. Dù lâm vào cảnh bị đọa đày, Bác vẫn thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha và thái độ đồng cảm, chia sẻ với tạo vật, thiên nhiên vùng sơn cước lúc chiều buông. Cánh chim mỏi mệt (quyện điểu) và chòm mây lẻ loi (cô vân) vừa là đối tượng của niềm thương cảm vừa chính là biểu hiện bên ngoài của nỗi buồn trong lòng người tù trên con đường đày ải, xa đất nước quê hương.
b. Sự chuyển cảnh ở nửa sau bài thơ cho thấy lòng yêu con người, yêu cuộc sống đặc biệt sâu sắc của Bác. Bác đã nói về hình ảnh cô gái xóm núi xay ngô với biết bao cảm xúc trìu mến. Bác hiểu nỗi nhọc nhằn vất vả của người lao động (cụm từ ma bao túc được lặp lại theo trật tự đảo ngược ở câu 3 và 4 góp phần biểu đạt ý này) nhưng đồng thời cũng nhìn thấy nét đẹp riêng, chất thơ riêng ở những cảnh đời bình dị (điều ít gặp trong thơ cổ điển).
c. Ánh hồng của lò than được nhắc tới ở cuối bài (qua chữ hồng - nhãn tự trong tác phẩm) cho thấy tâm trạng Bác đang chuyển biến từ buồn sang vui. Quan trọng hơn, nó giúp ta hiểu được niềm lạc quan đáng quý của nhà cách mạng.
Rõ ràng trong hoàn cảnh nào Bác cũng hướng tới phần tươi sáng của cuộc đời.
Khái quát về những nét đẹp trong tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh được thể hiện qua hai bài thơ
a. Bác rất yêu thiên nhiên, luôn dạt dào cảm xúc thi ca trước mọi sắc thái đa dạng của nó (từ cảnh hiu hắt, tiêu sơ đến cảnh hoành tráng, lộng lẫy).
b. Bác yêu con người, gắn bó trước hết với cuộc sống con người (nhất là cuộc sống người lao động); thường biểu lộ tình cảm một cách tự nhiên, bình dị; hoà đồng với chung quanh.
c. Bác có tinh thần thép, ý thức rõ về đường đi của mình, kiên nghị trước thử thách, tự chủ trong mọi hoàn cảnh. Bác luôn lạc quan, tràn đầy lòng tin vào cuộc sống, tương lai, vào xu thế vận động tích cực của sự vật.
Phân tích bài:
I.Hoàn cảnh sáng tác :
“ Mộ” là một trong 5 bài thơ được HCM sáng tác trên chặng đường bị giải đi từ Tỉnh Tây đen Thiên Bảo. Bác phải chịu nhiều gian khổ, vất vả.
 quen thuộc.®Đề tài : chiều muộn 
(Màu sắc cổ điển )
II. Phân tích :
Câu 1,2: Cảnh chiều tối ở một xóm núi
* Hình ảnh chim bay về rừng -> chất liệu cổ thi (TK), gợi thời gian chiều tối, gợi cảm giác mệt mỏi.
®* “Quyện điểu qui lâm tầm túc thụ”(chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ) cánh chim mỏi nhưng đang hướng về sự sống thường ngày, gợi vui vẻ, đầm ấm (khác thơ xưa :“ điểu phi tuyệt”, “điểu phi tận”; “ ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi” -> bay về chốn vô tận, vô định, gợi cảm giác xa xăm, phiêu bạt, chia lìa.)
 Cảnh chiều muộn được gợi tả bằng một hình ảnh rất quen thuộc vừa ước® lệ vừa tả thực.
* “ Cô vân mạn mạn độ thiên không”: chòm mây lẻ loi, lững lờ trôi qua bầu trời -> (man mác phong vị Đường thi) khung cảnh thiên nhiên nên thơ, nhẹ nhàng, có vẻ hoang vắng (nhưng không ảm đạm), đượm buồn (nhưng không thê lương) phù hợp với tâm trạng người tù bị giải đi.
 Bằng vài nét chấmÞ phá, tác giả đã vẽ lên bức tranh chiều muộn nhẹ nhàng, nên thơ, khoáng đạt, thể hiện tâm hồn Bác cao rộng, hòa hợp với thiên nhiên. Vẻ đẹp của lời thơ là ở chỗ tác giả không để lộ cái mệt mỏi, cô đơn của chính mình.
Câu 3,4 : Sinh hoạt của con người.
Nổi bật trong không gian chiều tối tĩnh lặng là hình ảnh con người.
 trẻ trung, khỏe khoắn®* “ Sơn thôn thiếu nữ” (cô gái xóm núi) mang lại sức sống cho bức tranh chiều muộn.
* “ma bao túc” – “bao túc ma”: điệp ngữ liên hoàn, gợi vòng quay liên tục, đều đặn của động tác xay ngô. Công việc lao động vất vả, miệt mài -> Tấm lòng nhân ái của Bác.
Tác giả đặt hình ảnh “ sơn thôn thiếu nữ” ở vị trí trung tâm của bức tranh phong cảnh chiều tôi làm cho bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh cuộc sống con người.
(Thơ xưa con người thường nhạt nhoà trước thiên nhiên rộng lớn). Trong bất cứ hoàn cảnh nào, HCM cũng gắn bó với con người nơi trần thế, đặc biệt là cuộc sống nhân dân lao động. 
* “ lô dĩ hồng ”: lò than đỏ rực xuất hiện thật bất ngờ, tỏa sáng vào đêm tối, gợi ấm áp, vui vẻ ... ời tù mà còn thấy được cả nỗi cô đơn, buồn khổ của người tù trong cảnh ấy. Bản dịch thơ chưa dịch hết nghĩa nguyên tác, không dịch được chữ cô trong cô vân. Bởi vậy lời dịch không làm bật lên sự cô đơn lẻ chiếc của cảnh vật cũng như nỗi cô đơn trong lòng người. Từ láy mạn mạn được dịch là "trôi nhẹ" gợi cảm giác nhẹ nhàng, thư thái. Trong cảm nhận của người tù, áng mây chầm chậm, lững lờ trôi trên bầu trời trong cảm giác cô đơn. Người ta tưởng chừng áng mây như ngưng đọng giữa bầu trời chiều. Có một sự vận động mệt mỏi, ý thơ khác hẳn với cảm giác nhẹ nhàng, thư thái, lãng mạn mà "trôi nhẹ" đem lại. Bức tranh thiên nhiên có vẻ hoang vắng, tĩnh lặng, thấm nỗi buồn cô đơn của con người. Hai câu thơ không có một từ nào trực tiếp miêu tả người tù và tâm trạng người tù nhưng qua đó vẫn ẩn chứa hình ảnh người tù trong sự mệt mỏi, nhọc nhằn, trong nỗi buồn và sự cô đơn.
Tất cả cảnh vật thiên nhiên : cánh chim, chòm mây, bầu trời đều là những cảnh vật được cảm nhận từ trên cao, trong không gian cao rộng, tư thế của một con người luôn-khoáng đạt. Người ta nhận ra tư thế người tù ngẩng cao đầu với một ý chí, nghị lực mạnh mẽ, với một tâm hồn rộng mở đón nhận vạn vật vào trong lòng mình. Hai câu đầu diễn tả nỗi buồn, sự cô đơn của người tù nhưng không gợi cảm giác bi luỵ bế tắc mà vẫn hé mở bản lĩnh, ý chí, nghị lực phi thường của người tù cách mạng.
Nếu như hai câu đầu miêu tả bức tranh thiên nhiên thì hai câu sau miêu tả bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người :
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.
(Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.)
Hình ảnh "cô em xóm núi" trở thành hình ảnh trung tâm của bức tranh. Hình ảnh con người xuất hiện trở thành tâm điểm của sự sống làm ấm áp cả bức tranh chiều tối hoang vắng, lạnh lẽo. Vẻ đẹp của bức tranh chiều tối được toát lên từ chính vẻ đẹp hoạt động của con người, thể hiện sự khoẻ khoắn, niềm tin và khát vọng mạnh mẽ của con người. Câu thơ mang đậm sắc thái hiện đại. Tác giả sử dụng thành công cấu trúc lặp liên hoàn : ma bao túc, bao túc ma. Hoạt động xay ngô lặp đi lặp lại diễn tả vòng tuần hoàn của cối xay ngô. Ở đó người ta nhận ra nhịp điệu trôi chảy của thời gian nhưng điều kì diệu chính ở chỗ nhịp điệu của thời gian hoà cùng nhịp điệu trong cuộc sống lao động của con người. Nhịp thời gian trở thành nhịp của sự sống. Tứ thơ của Hồ Chí Minh có sự vận động mạnh mẽ, tự nhiên mà khoẻ khoắn.
Câu thơ thứ ba của bản dịch thơ dịch thừa chữ tối. Bài thơ không có từ tối nhưng thời gian tối của bức tranh được gợi ra từ chính hình ảnh "lò than rực hồng". Có một sự đối lập tương phản giữa ánh sáng của lò than với bóng tối của xóm núi. Chỉ cần nhìn lò than đỏ, người ta cũng nhận ra bóng tối đã về bao trùm vạn vật. Bút pháp "vẽ mây nảy trăng" được sử dụng thành công.
Bức tranh chiều tối đến đây không buồn bã, thê lương, ảm đạm mà tràn đầy sự sống ấm áp tươi sáng, từ nỗi buồn thương đến niềm tin vui thể hiện một hồn thơ luôn hướng về ánh sáng, sự sống và tương lai.
Bài thơ kết lại bằng chữ hồng. Bài thơ mang tên Chiều tối nhưng không kết thúc bằng bóng tối mà kết thúc bằng ánh sáng màu sắc rực rỡ. Chữ hồng chính là nhãn tự của bài thơ, thu được cả linh hồn sức sống của toàn bài. Cả bức tranh bừng sáng bởi chữ hồng.
Bài thơ Chiều tối kết lại bằng niềm tin tưởng, bằng khát vọng dâng đầy của người cộng sản. Đặt trong thân phận tù ngục, người ta vẫn nhận ra hình ảnh một con người Hồ Chí Minh với tình yêu thiên nhiên rộng lớn, với một khao khát sự sống mạnh mẽ và một ý chí, nghị lực kiên cường, một niềm tin cháy bỏng.
CHIỀU TỐI – DÀN Ý 
Giới thiệu chung
- Hồ Chí Minh là một nhà lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, một nhà thơ lớn của dân tộc.
- Trong suốt mười bốn tháng bị giam cầm trong nhà lao của chính quyền Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh đã viết tập thơ “Nhật kí trong tù”.
- Bài thơ “Chiều tối” nằm trong hệ thống thơ “chuyển lao” của Hồ Chí Minh. Bài thơ đã khắc hoạ bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt trong một lần Người bị giải đi lúc chiều tối ở một vùng núi vắng. Ẩn giấu sau các bức tranh là tấm lòng yêu đời, niềm lạc quan cách mạng của người chiến sĩ trong hoàn cảnh đầy thử thách. 
Phân tích
a. Hai câu đầu
- Một bức tranh thiên nhiên mang tâm trạng:
+ Thiên nhiên buồn: thiên nhiên của chiều tối với hình ảnh cánh chim mỏi mệt, chòm mây lững lờ trôi.
+ Thiên nhiên nói hộ tâm trạng của Hồ Chí Minh. Cảnh thiên nhiên phù hợp với tâm trạng của Người lúc bấy giờ: cũng lẻ loi, cũng mệt mỏisau một ngày chuyển lao.
+ Bức tranh thiên nhiên thể hiện khát vọng tự do và tình yêu thiên nhiên của Hồ Chí Minh. Trong hoàn cảnh tù đày, Người vẫn dõi theo cánh chim, chòm mây trên bầu trời, vẫn hướng về thiên nhiên, về sự sống hàng ngày, vẫn có sự giao cảm cùng cảnh vật.
- Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên qua bút pháp cổ điển kết hợp với hiện đại:
+ Cổ điển: sử dụng hình ảnh ước lệ (“cánh chim về tổ”), dùng nét chấm phá (cánh chim, chòm mâyđể chỉ những cảnh thiên nhiên) cùng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt trang trọng mang phong vị Đường thi.
+ Hiện đại: Cũng hình ảnh ước lệ nhưng có sự sáng tạo. “Cánh chim” trong thơ cổ thường bay về chốn vô định, gợi cảm giác ngậm ngùi, chia li. “Cánh chim” trong “Chiều tối” hướng về sự yên ấm của sự sống hàng ngày (‘về rừng tìm chốn ngủ”)
b. Hai câu cuối
- Một bức tranh cuộc sống đầy tươi vui, khoẻ khoắn.
+ Bức tranh về cuộc sống của người lao động mà hình ảnh trung tâm là người thiếu nữ “Cô em xóm núi xay ngô tối”.
+ Bức tranh về người thiếu nữ “Cô em xóm núi xay ngô tối”.
+ Bức tranh của công việc lao động “xay ngô”.
+ Bức tranh cuộc sống rực rỡ, ấm áp bởi màu hồng của bếp lửa, bởi niềm vui lao động (hình ảnh “lò than đã rực hồng”).
+ Bức tranh cuộc sống thể hiện khuynh hướng vận động của hình tượng thơ (từ buồn sang vui, từ tối thành sáng, từ hiện đại tới tương lai); thể hiện sự cao đẹp trong tâm hồn Hồ Chí Minh (lạc quan, yêu đời, yêu người, trong cảnh tù đày vẫn cảm thông, chia sẻ với nỗi vất vả, với niềm vui của người lao động).
- Bức tranh cuộc sống được thể hiện hàm súc, thông qua bút pháp cổ điển kết hợp với hiện đại.
+ Hàm súc: từ “hồng” thể hiện một tâm hồn luôn hướng về cuộc sống và trái tim mẫn cảm của một nghệ sĩ tài hoa. Từ “hồng” cho ta thấy không còn cảm giác nặng nề, mệt mỏi, nhọc nhằn.
+ Cổ điển: lấy “sáng” để nói “tối” (so sánh với nguyên tắc để thấy giá trị của từ “hồng” trong “lô dĩ hồng” (bản dịch thừa chữ “tối”), điệp ngữ liên hoàn (“ma bao túc”)
+ Hiện đại: Hình ảnh nhân vật trung tâm là hình ảnh người lao động. “Chất thép” toát ra từ câu thơ tạo nên tính hiện đại. 
Kết luận
- Bài thơ đã đem đến cho người đọc vẻ đẹp gợi cảm của bức tranh chiều tối nơi xóm núi. Nổi bật trong bài thơ là hình tượng nhân vật trữ tình có tấm lòng yêu thương rộng lớn, luôn luôn nâng niu, trân trọng mọi sự sống trên đời, có tâm hồn lạc quan luôn hướng về tương lai.
- Bài thơ có sự kết hợp hài hoà của vẻ đẹp cổ điển truyền thống với tinh thần hiện đại, hoà quyện giữa “thép” và tình. 
CHIỀU TỐI – DÀN Ý
1. Bình giảng hai câu đầu
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không.
- Hai câu đầu vẽ nên một bức tranh nên thơ, yên bình của cuộc sống :chim bay về rừng tìm chốn trú ngụ, đám mây trôi lững lờ trên bầu trời chiều Chỉ vài nét chấm phá, những bức hoạ phong cảnh đã thể hiện rõ. Đấy là lối viết “thi trung hữu hoạ” ( trong bài thơ có hoạ ) của thơ xưa. Song, phong vị cổ thi ấy do sự gần gũi về bút pháp .Còn thực ra, đây vẫn là buổi chiều nay, với cảnh thật, mà người người thật ( người tù –nhà thơ ) đang tận mắt nhìn ngắm .
- Bức tranh phong cảnh kia tuy đẹp và nên thơ nhưng vẫn có nét buồn.Quyện, nguyên nghĩa là mỏi, chán ; mỏi mệt .Tầm là tìm kiếm .Cánh chim sau một ngày rong đuổi, trong cái giờ khắc của ngày tàn, mỏi mệt, phải trở về rừng đặng tìm kiếm chỗ trú.Cô là lẻ loi, một mình. Mạn mạn là dài và rộng, không là trên bầu trời dài, rộng mênh mông .Bản thân bầu trời vẫn dài rộng như là triệu năm qua, nhưng đám mây đơn lẻ kia dã khiến nó càng trở nên mênh mang hơn .Hai câu thơ, theo đúng nghĩa đen cũng đã chỉ ra một cảnh buồn .Với người bình thường, thậm chí đang vui, trước cảnh ấy, lòng hẳn không sao tránh một cảm xúc man mác, bâng khuâng. Câu thơ khiến nguời ta liên tưởng đến một buổi chiều khác, trong thơ cổ :
Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn.
Gác mái ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ,
Lây ai mà kể nỗi hàn ôn.
(Cảnh chiều hôm –Bà Huyện Thanh Quan )
Buổi chiều xưa không vắng lặng, nhưng lòng người đã tím ngát nỗi buồn .Còn cảnh ở đây, vốn là đơn chiếc .Cảnh ấy nói hộ lòng người, hẳn đang buồn. Đúng thôi, ngay đến cánh chim kia, khi chiều tắt, đã vội vã trở về .Thế mà, giờ này, người tù mắt mờ, chân yếu, lại bị gông cùm, vẫn đang le buớc trên đường dài. Người đó không than vãn, do nhân cách vĩ đại, song ai không cảm được nỗi đau rất thật từ cảnh tình ấy ?
3. Bình giảng hai câu cuối:
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lỗ dĩ hồng.
- Hai câu kết chuyển hướng vận động của hình tượng thơ. Ở trên, cảnh vật mênh mông, vắng lặng, ánh nắng ngày đang dần tắt, nhường chỗ cho bóng đêm ập xuống .Còn ở đây, dù không tả, nhưng ai cũng biết, đất trời đã vào đêm, bóng tối ken dày muôn nơi .Vậy, điều gì đã khiền người ta có thể cảm nhận được từng bước đi của thời gian, cảm nhận thấy được ánh sáng và bóng tối ? Đó là cánh chim đơn lẻ bay về chốn cũ. Đặc biệt, đó là ánh rực hồng của lò than nơi xóm núi . Đây cũng là lối chấm phá, lấy ánh sáng tả bóng tối.
- Nhưng sự chuyển hướng đích thực của hình tượng thơ không chỉ có vậy .Nếu cảnh ở trên mang nét buồn của sự lẻ loi, hoang vắng, thì cảnh ở đây, dù là đêm tối nhưng ấm áp, giàu sức sống. Đôi, mắt của người nghệ sĩ ở cảnh truớc khi phóng nhìn ra xa và lên cao, càng nhìn càng mất hút và trống trải .Khi đôi mắt ấy nhìn gần, đã bắt gặp một hình ảnh không ngờ :
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Vóc dsáng của người thôn nữ cùng với cônlg việc lao động dường như là thường ngày ấy đã xua di sự cô quạnh giữa miền sơn cước .Và, đến lúc công việc đã xong, thì ánh sáng tràn ngập:
Bao túc ma hoàn, lỗ dĩ hồng.
Trong bóng đêm, ánh sáng ấy càng có sức lan toả .Lòng người từng man mác buồn đã ấm lại cùng với ánh lửa đơ kia . Đến đây thì sự vận động của hình tượng thơ tới đọ trọn vẹn.
4. Mộ là bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh
Khi sử dụng thể thơ luật Đường, tác giả đã vận dụng khá nhuần nhuyễn bút pháp chấm phá để tả cảnh, lấy động tả tĩnh, đặc biệt là lấy cảnh tả tình. Trong bài thơ, không có từ hay chi tiết nói về chủ thể trữ tình, nhưng người đọc vẫn nhận ra đội mắt, tấm lòng của con người ấy .Tuy nhiên, dù mang phong vị cổ điển, đây vẫn là bài thơ hiện đại .Chất hiện đại đó bộc lộ ở sự vận động của hình tượng thơ, nhất là ở tấm lòng và tư tưởng cua thi nhân .Dù bị gông cùm, xiềng xích, con người đó vẫn hết sức ung dung tự tại, luôn quên mình để nhìn ngắm cuộc sống và rung động với từng biểu hiện, dù chỉ nhỏ nhoi, tinh tế.

Tài liệu đính kèm:

  • docTAI LIEU TLV CHIEU TOI.doc