Giáo án môn Ngữ văn 11 - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp HS.

- Giúp học sinh nắm được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với những đặc trưng cơ bản của nó.

- Rèn kỹ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

- Giáo dục ý thức rèn luyện kỹ năng nói và viết có tính nghệ thuật.

B. PHƯƠNG PHÁP:

 Phát vấn, thảo luận nhóm, đàm thoại.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. On định tổ chức: kiểm diện HS.

2. Bài cũ:

3. Bài mới: Nói và viết hay – có tính nghệ thuật là một trong những mục đích quan trọng của việc rèn luyện tiếng Việt: Nói ngọt lọt đến xương. Lời nói gói bạc.

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3191Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:28 NS:
Tiết:83
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp HS.
- Giúp học sinh nắm được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với những đặc trưng cơ bản của nó.
- Rèn kỹ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Giáo dục ý thức rèn luyện kỹ năng nói và viết có tính nghệ thuật.
B. PHƯƠNG PHÁP:
 Phát vấn, thảo luận nhóm, đàm thoại.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Oån định tổ chức: kiểm diện HS.
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: Nói và viết hay – có tính nghệ thuật là một trong những mục đích quan trọng của việc rèn luyện tiếng Việt: Nói ngọt lọt đến xương. Lời nói gói bạc.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
- Ngôn ngữ nghệ thuật là gì?
- Phạm vi sử dụng của ngôn ngữ nghệ thuật?
- Ngôn ngữ nghệ thuật thực hiện chức năng gì?
VD: Em là ai..........hay là đồng?
(Tố Hữu)
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
 ( Nguyễn Trãi)
- Khái niệm phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?
-Tính hình tượng là gì? 
- Những thủ pháp nghệ thuật làm nên tính hình tượng?
- Phân tích ví dụ xác định thủ pháp nghệ tạo ra tính hình tượng?
VD: Bàn tay ta làm nên tất cả,
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
 (Hoàng Trung Thông)
- Tính truyền cảm là gì?
VD: 
Ôi những cánh đồng quê chảy máu 
Dây thép gai đâm nát trời chiều.
(Chế Lan Viên)
- Tính cá thể hóa là gì?
I. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT.
- Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật.
- Phạm vi sử dụng: 
+ Trong tác phẩm văn chương:ngôn ngữ tự sự, ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ sân khấu.
+ Trong sinh hoạt hằng ngày 
+ Trong cách phong cách ngôn ngữ khác: chính luận, báo chí, 
- Chức năng:
+ Thông tin.
+ Thẩm mĩ.
v Ghi nhớ: SGK/98
II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT.
1. Khái niệm:
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là phong cách ngôn ngữ đặc trưng được làm thành từ ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hoá.
2. Đặc trưng
a. Tính hình tượng:
- Tính hình tượng: là khái niệm chỉ ra cách diễn đạt cụ thể, hàm súc và gợi cảm và gợi cảm trong một ngữ cảnh.
- Hình tượng ngôn ngữ được làm thành từ các phép tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói tránh nói giảm
VD1: Rặng liễu đìu hui đứng chịu tang.
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng.
(Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)
à Tính hình tượng tạo cho ngôn ngữ nghệ thuật có tính đa nghĩa, tính hàm húc.
b. Tính truyền cảm
- Từ ngữ, câu, cách nói, giọng điệu chứa đựng những yếu tố tình cảm.
VD: Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu nhiều đắng cay.
(ca dao)
àNhững từ ngữ để miêu tả, bình giá đối tượng được đề cập đến.
c. Tính cá thể hoá
- Trong sinh hoạt hằng ngày, tính cá thể là cách nhận biết người này với người khác.
- Trong ngôn ngữ nghệ thuật, tính cá thể hoá làm nên phong cách của nhà văn, tạo nên vẻ riêng của từng nhân vật, từng tính cách , tâm trạngtrong những tác phẩm văn chương.
Ghi nhớ: SGK
4. Củng cố: 
- Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật?
- Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật?
5. Dặn dò:
- Về nhà học nội dung bài học.
- Soạn bài: “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật”, làm các BT1,2,3,4 theo yêu cầu của từng bài	
D. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 83.doc